Bị viêm cầu thận sống được bao lâu là thắc mắc được nhiều bệnh nhân và người nhà của họ đặt ra. Theo các chuyên gia, thời gian sống của những người bị viêm cầu thận còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Vậy có giải pháp nào giúp tăng cường chức năng thận, kéo dài thời gian sống cho người bệnh hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết này nhé!

Viêm cầu thận là tình trạng như thế nào?

Thận gồm nhiều bộ lọc tạo thành từ các mạch máu nhỏ có nhiệm vụ lọc máu và thải các dịch, cân bằng điện giải, điều hòa huyết áp, sản xuất hormone,... Viêm cầu thận là tình trạng các tiểu cầu thận và mạch máu nhỏ trong thận bị viêm. Bệnh chia thành 2 dạng là: Viêm cầu thận cấp tính và viêm cầu thận mạn tính.

 viem-cau-than-la-benh-ly-thuong-gap.jpg

Viêm cầu thận là bệnh lý về thận thường gặp

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm cầu thận có thể bao gồm:

  • Nước tiểu màu cola hoặc pha loãng, màu trà từ các tế bào máu đỏ (tiểu ra máu).
  • Bọt nước tiểu do dư thừa protein.
  • Tăng huyết áp và cholesterol cao.
  • Tích nước gây phù ở mặt, tay, chân và bụng.
  • Mệt mỏi do thiếu máu hoặc suy thận.
  • Đi tiểu ít hơn bình thường.

Bị viêm cầu thận sống được bao lâu?

Nhiều người thắc mắc: Bị viêm cầu thận sống được bao lâu? Trả lời cho thắc mắc này, các chuyên gia Thận – Tiết niệu cho biết, thời gian sống của người bị viêm cầu thận dài hay ngắn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại viêm cầu thận, giai đoạn phát triển của bệnh, sức khỏe tổng thể và đáp ứng với điều trị.

 bi-viem-cau-than-song-duoc-bao-lau.jpg

Bị viêm cầu thận sống được bao lâu?

Nếu bệnh viêm cầu thận không được điều trị đúng và kịp thời, tỷ lệ trung bình biến chứng thành suy thận giai đoạn cuối là sau 10 năm. Nếu không may mắc viêm cầu thận tiến triển nhanh thì thời gian này bị rút ngắn rất nhiều. Khi bệnh viêm cầu thận tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối, người mắc chỉ còn cách chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Tuân thủ chạy thận đều đặn, người bệnh có thể sống thêm từ 5 – 10 năm, thậm chí 20 – 30 năm. Điều này còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện ra bệnh, phương pháp điều trị và cách cơ thể đáp ứng với thuốc. 

Hiện nay, ghép thận là phương pháp tối ưu có thể giúp người bệnh duy trì sự sống lâu dài, hầu hết các biến chứng đều được khắc phục. Tuy nhiên, phương pháp này thường không dễ thực hiện do khó khăn trong việc tìm thận phù hợp để ghép và chi phí điều trị cũng rất cao. Bên cạnh đó, việc quả thận mới có phù hợp với người bệnh hay đáp ứng được các hoạt động trong cơ thể mới hay không sẽ quyết định đến kết quả của phương pháp điều trị.

Nhìn chung, để giúp kéo dài thời gian sống, ngăn ngừa viêm cầu thận tiến triển nặng và giảm số lần chạy thận, người bệnh nên chú ý: Tuân thủ đúng phác đồ điều trị, chế độ ăn uống cần kiêng khem nghiêm ngặt, giữ tinh thần thoải mái, thể dục thể thao nhẹ nhàng,…