Biến chứng của hội chứng thận hư là gì đang được rất nhiều người quan tâm, nhất là những ai không may gặp phải tình trạng này. Đây là bệnh lý ngày càng trở nên phổ biến với những triệu chứng như: Mệt mỏi, tăng huyết áp, sưng phù,... ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Vậy mức độ nguy hiểm của hội chứng thận hư như thế nào và nên điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu!

Hội chứng thận hư là tình trạng như thế nào?

Hội chứng thận hư là tình trạng thận bài tiết quá nhiều protein cùng với nước tiểu ra khỏi cơ thể. Hầu hết các lứa tuổi đều có nguy cơ mắc hội chứng thận hư, tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất là ở trẻ em.

Triệu chứng của hội chứng thận hư bao gồm: Sưng vùng mắt và mắt cá chân, bụng trướng lên, lượng nước tiểu ít đi, nước tiểu có thể xuất hiện bọt, suy nhược, chán ăn. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ có mức cholesterol cao hơn bình thường do tổn thương thận.

Các nguyên nhân dẫn tới hội chứng thận hư là:

+ Mắc phải một số bệnh nhiễm trùng làm tăng nguy cơ của hội chứng thận hư bao gồm: HIV, viêm gan B, viêm gan C và bệnh sốt rét.

+ Mắc các bệnh lý làm tổn thương thận như: Tiểu đường, lupus ban đỏ, bệnh cầu thận và nhiều vấn đề về thận khác.

+ Một số loại thuốc có thể gây tổn thương thận, dẫn đến hội chứng thận hư như: Thuốc chống viêm không steroid và thuốc kháng sinh.

Biến chứng của hội chứng thận hư là gì?

Thận là cơ quan vô cùng quan trọng trong hệ tiết niệu, chúng đảm nhiệm chức năng lọc máu và duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể. Bệnh hội chứng thận hư làm tổn thương trực tiếp đến các tế bào thận và có thể gây nên nhiều hệ lụy xấu nếu không được điều trị đúng cách. 

Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm của hội chứng thận hư:

+ Tràn dịch màng: Dịch trong cơ thể sẽ len lỏi khắp nơi gây ra hiện tượng phù, sau đó là tràn dịch đa màng bao gồm cổ trướng (tràn dịch màng bụng), phổi, thậm chí là tim.

+ Suy dinh dưỡng: Do lượng protein bị mất quá nhiều qua nước tiểu, tình trạng này kéo dài khiến cho cơ thể ngày càng suy kiệt.

+ Tắc nghẽn tĩnh mạch: Đây cũng là một biến chứng nguy hiểm của thận hư, có khoảng 50 - 60% trường hợp gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân gây nên biến chứng này là do rối loạn đông máu ở người bệnh.

+ Nhiễm trùng: Khi mắc hội chứng thận hư sẽ có hiện tượng giảm IgM, IgG và bổ thể trong máu do bị đào thải qua nước tiểu. Điều này gây ra tình trạng suy dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Những nhiễm khuẩn cấp và mạn tính phổ biến là viêm mô tế bào hoặc viêm phúc mạc.

+ Tắc mạch (huyết khối/cục máu đông): Khi albumin máu giảm nặng sẽ dẫn đến tắc tĩnh mạch thận cấp tính hoặc mạn tính. Ngoài ra, có trường hợp người bệnh bị tắc tĩnh động mạch chậu hay hiếm gặp hơn là tắc mạch phổi.

+ Suy thận: Hội chứng thận hư khiến cơ thể người bệnh bị mất nước và chất điện giải, đặc biệt là albumin máu, làm suy giảm chức năng thận. Đây là biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất của căn bệnh này, nếu trầm trọng, bệnh nhân có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc thay thận để duy trì sự sống

Một số biến chứng có thể gặp khác bao gồm: Đái tháo đường, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tâm thần, hội chứng giả cushing, rối loạn điện giải,...

Kiểm soát hội chứng thận hư như thế nào để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm?

Để hội chứng thận hư được cải thiện hiệu quả, người bệnh cần phải kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn của chuyên gia về các loại thuốc điều trị cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt. Cụ thể như sau:

Dùng thuốc

Khi bị hội chứng thận hư, người bệnh có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc như: Thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh, thuốc hạ áp, thuốc ức chế miễn dịch (corticoid),… Tuy nhiên, các loại thuốc này thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Trong một số trường hợp, nếu bỏ thuốc đột ngột có thể khiến bệnh dễ tái phát hơn.

Bù protein cho cơ thể

Khi bị hội chứng thận hư, protein bị thất thoát ra ngoài qua đường tiểu quá nhiều nên người bệnh cần phải bổ sung thêm vào để duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể cũng như hỗ trợ cải thiện bệnh. Người bị hội chứng thận hư có thể bù protein bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm giàu đạm (protein) như: Thịt nạc, trứng, hải sản, súp lơ, chuối, các loại hạt,…

Chế độ ăn nhạt hoàn toàn

Thực hiện tốt điều này sẽ góp phần cải thiện hội chứng thận hư hiệu quả. Nếu như bị phù nặng thì tuyệt đối không ăn muối. Khi triệu chứng phù thuyên giảm thì có thể ăn 1 thìa cà phê muối mỗi ngày (tương đương 5g).

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Hội chứng thận hư là bệnh rất khó để điều trị dứt điểm hoàn toàn. Để giúp tình trạng tiến triển tốt hơn và giảm số lần tái phát, ngoài việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, tập thể dục nhẹ nhàng, dùng thuốc theo chỉ định, các chuyên gia khuyên người bệnh bạn nên tìm đến các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên.

Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng các vị thảo dược như: Dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ thận, cải thiện chức năng thận và hỗ trợ cải thiện hội chứng thận hư.

Sản phẩm từ thảo dược có thành phần chính dành dành được giới chuyên gia và người tiêu dùng đánh giá cao vì có tác dụng:

- Giúp cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị hội chứng thận hư hiệu quả.

- Hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của hội chứng thận hư như: Phù, đi tiểu thường xuyên, cơ thể mệt mỏi,...

- Ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ hội chứng thận hư hay các bệnh lý khác như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận, lupus, dùng các thuốc độc với thận.

Để không phải lo lắng “biến chứng của hội chứng thận hư là gì?”, ngay từ khi phát hiện bệnh hãy tạo dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ mỗi ngày, bạn nhé!