Thận phải ứ nước độ 1 là như thế nào, có nguy hiểm không? Chắc hẳn, đây sẽ là câu hỏi mà nhiều người hoang mang đặt ra khi cầm trên tay kết quả chẩn đoán thận phải ứ nước độ 1. Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết thận phải ứ nước độ 1 là tình trạng như thế nào? Mức độ nguy hiểm ra sao và phương pháp điều trị hiệu quả nhé!

Thận phải ứ nước độ 1 là tình trạng như thế nào?

Trong cơ thể mỗi người đều có 2 quả thận là thận phải và thận trái, chúng được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu nephron. Mỗi nephron đều có nhiệm vụ lọc, tái hấp thu và bài tiết nước tiểu vào một hồ chứa chung là bể thận. Từ bể thận, nước tiểu sẽ chảy theo niệu quản, xuống bàng quang để khi bạn buồn đi tiểu, chúng sẽ được bài xuất ra ngoài.

than-phai-u-nuoc-do-1-la-gi.jpg 

Thận phải bị ứ nước độ 1 là gì?

Thận ứ nước xảy ra khi nước tiểu bị tắc nghẽn, ứ đọng lại, không thể đào thải ra ngoài, khiến cho bể thận, đài thận, cả niệu quản bị giãn và sưng lên. Tình trạng ứ nước có thể xuất hiện ở thận bên phải, bên trái hoặc cả 2 bên. Thận phải ứ nước độ 1 thuộc giai đoạn đầu của bệnh. Ở giai đoạn này, cầu thận bên phải bị sưng giãn nhẹ (dA-P khoảng 5 - 10mm). Lúc này, hình dạng của thận phải vẫn chưa có nhiều sự thay đổi, bể thận có thể bị căng giãn nhẹ nhưng không gây ảnh hưởng đến đài thận. Ở giai đoạn này, các triệu chứng nhận biết bệnh thường khá mờ nhạt.

Thận ứ nước xuất hiện thường là do sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu,... Ngoài ra, một số dị dạng bẩm sinh như có van niệu đạo, hiện tượng trào ngược bàng quang – niệu quản cũng gây ra bệnh. Thận bị ứ nước còn có thể do những nguyên nhân khác như: U xơ tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, các khối u ở vùng chậu, hông, có thai,… chèn ép, làm tắc nghẽn đường niệu, dẫn đến những rối loạn ở hệ thống tiết niệu và một số cơ quan khác trong cơ thể.

soi-than-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-khien-than-b%E1%BB%8B-u-nuoc.jpg 

Sỏi thận là một trong những nguyên nhân khiến thận bị ứ nước

Thận phải ứ nước độ 1 có nguy hiểm không?

Thận được xem là một trong 5 bộ phận quan trọng nhất đối với sức khỏe con người, tương ứng với ngũ tạng là tâm - can - tỳ - phế - thận. Theo đó, thận đảm nhận chức năng lọc, đào thải chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Bên cạnh đó, thận còn có nhiệm vụ cân bằng điện giải, kiểm soát huyết áp và tham gia điều tiết sản sinh hồng cầu. Ngoài ra, thận còn giúp cơ thể tái hấp thu nước, axit amin và sản xuất ra các hormone điều hòa cơ thể. Khi thận có vấn đề sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ bài tiết cũng như sức khỏe người bệnh. Mức độ nguy hiểm của thận ứ nước phụ thuộc vào tình trạng tắc nghẽn. Với trường hợp thận phải bị ứ nước độ 1 thì mức nguy hiểm cũng như tổn thương ở thận chưa đáng ngại, hoàn toàn có thể cứu chữa và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

 than-phai-bi-u-nuoc-do-1-moi-o-giai-doan-dau-nen-chua-co-anh-huong-nhieu.jpg

Thận phải bị ứ nước độ 1 mới ở giai đoạn đầu nên chưa có ảnh hưởng gì nhiều

Thế nhưng, nếu người mắc chủ quan, không chữa trị đến nơi đến chốn, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang các giai đoạn sau nặng hơn rất nhiều. Khi đó, mức tổn thương thận sẽ trầm trọng hơn, lên đến khoảng 75 – 90% kèm theo những triệu chứng phiền toái, ngoài sưng phù tay chân còn gây đau lưng và tiểu tiện ra máu,…. Đây chính là tình trạng báo động nguy hiểm cho sức khỏe. Sẽ đặc biệt nguy hiểm khi bệnh tiến triển nhanh gây ra những biến chứng như: 

+ Tăng huyết áp đột ngột.

+ Làm thận bị nhiễm trùng.

+ Bị rối loạn tiểu tiện.

+ Chức năng thận bị suy giảm có thể dẫn đến suy thận.

+ Khi thận bị ứ nước quá to, vách thận không chịu nổi áp lực sẽ dẫn đến tình trạng vỡ thận.

Bệnh thận ứ nước sẽ rất nguy hiểm, thậm chí dẫn đến suy thận nếu như không điều trị dứt điểm sớm từ những cấp độ đầu tiên. Càng để lâu thì mức độ tổn thương cũng như ảnh hưởng càng nghiêm trọng đối với sức khỏe người mắc.

Cần làm gì để kiểm soát thận phải bị ứ nước độ 1 hiệu quả?

Thận phải bị ứ nước độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất, vì vậy, việc điều trị khá đơn giản. Các phương pháp chữa thận ứ nước đều dựa trên nguyên tắc là loại bỏ tình trạng tắc nghẽn, làm thông lại dòng chảy tự do của nước tiểu. Cụ thể:

Điều trị theo tây y

Điều trị bằng thuốc tây luôn là giải pháp được nhiều người nghĩ đến khi bị bệnh nào đó, bao gồm cả thận ứ nước. Một số nhóm thuốc tây thường được kê để điều trị thận ứ nước, đó là:

+ Kháng sinh, chống viêm: Trong trường hợp thận bị nhiễm khuẩn, người bệnh có biểu hiện sốt thì cần được sử dụng kháng sinh.

+ Thuốc điều hòa huyết áp: Để tránh huyết áp tăng quá cao, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc để điều hòa huyết áp.

+ Thuốc kiểm soát natri, kali: Chức năng thận sẽ suy giảm khi bị thận ứ nước và khiến chúng không thể tự điều hòa nồng độ muối, kali. Lúc này, người bệnh sẽ được kê các loại thuốc điều trị rối loạn điện giải.

 su-dung-thuoc-tay-tri-than-u-nuoc-trong-thoi-gian-dai-de-gay-tac-dung-phu.jpg

Sử dụng thuốc tây trị thận ứ nước trong thời gian dài dễ gây tác dụng phụ

Điều trị theo đông y

Mặc dù thuốc tây có thể giúp cải thiện phần nào bệnh thận ứ nước nhưng về lâu dài thì chắc chắn đây không phải cách giải quyết tốt. Lý do là bởi thuốc tây có thể gây ra một số tác dụng phụ và không thể làm tăng cường chức năng thận. Theo các chuyên gia, chúng ta nên chọn giải pháp nào vừa an toàn lại hiệu quả. Để làm được điều này, kết hợp sử dụng những bài thuốc đông y sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, sẽ rất khó cho người tiêu dùng vì không biết lựa chọn sản phẩm nào là an toàn, hiệu quả. Trước thực tế đó, các chuyên gia đầu ngành khuyên người bệnh nên lựa chọn sản phẩm đã có mặt trên thị trường nhiều năm; Có thành phần đã được nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng; Được đánh giá cao tác dụng trong nhiều hội thảo khoa học; Được sản xuất và phân phối bởi công ty uy tín; Nhận nhiều giải thưởng do người tiêu dùng bình chọn và được kiểm chứng qua hàng triệu người sử dụng tốt,… mà thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ dành dành là một trong số ít các sản phẩm giúp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này. Tại sao lại như vậy?

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành. Theo đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, thường dùng để chữa các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch ở thận cũng như lưu thông máu. Thảo dược này cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả với bệnh suy thận. Trong đó, nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành chứa hoạt chất có tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô. Do vậy ức chế quá trình xơ hóa thận, chống lại sự mất chức năng của thận, từ đó ngăn ngừa diễn tiến đến suy thận.

Để tăng cường tác dụng của dành dành, các nhà khoa học đã lấy thảo dược này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như: Đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, bạch phục linh, râu mèo, linh chi đỏ,... đem đến tác dụng phòng ngừa, cải thiện chức năng thận và hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh thận ứ nước hiệu quả; Hơn nữa, sản phẩm còn giúp ngăn chặn thận ứ nước tiến triển thành suy thận. Ngoài ra, sản phẩm này còn làm chậm tiến trình suy thận; Giảm nhu cầu lọc máu ở bệnh nhân suy thận; Ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những bệnh nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,... Người dùng có thể yên tâm sử dụng vì thành phần đều là các thảo dược thiên nhiên rất an toàn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Khi thận bị ứ nước, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn vì nó sẽ giúp thận giảm bớt gánh nặng cho thận, đào thải sỏi ra ngoài dễ dàng (nếu nguyên nhân gây thận ứ nước là do sỏi thận) và hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh. Cụ thể, bạn nên: Tăng cường chất xơ từ trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc, lúa mạch,…; Bổ sung những thực phẩm giàu canxi từ các loại hải sản, sữa và sản phẩm từ sữa, vừng đen,...; Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ đào thải sỏi ra ngoài; Hạn chế ăn nhiều đạm động vật;… Ngoài ra, bạn nên chú ý tập luyện thể thao ít nhất 30 phút/ngày để nâng cao sức khỏe.

 dinh-duong-hop-ly-gop-phan-cai-thien-than-u-nuoc.jpg

Dinh dưỡng hợp lý góp phần cải thiện thận ứ nước

Thắc mắc: “Thận phải bị ứ nước độ 1 là như thế nào, có nguy hiểm không” đã được giải đáp. Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thận ứ nước hiệu quả, ngoài việc có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày, bạn nhé!