Giãn đài bể thận không phải là hiện tượng hiếm gặp, tình trạng này làm hủy hoại và suy giảm các chức năng của thận, có thể dẫn đến suy thận. Vậy giãn đài bể thận là gì, có nguy hiểm không? Giãn đài bể thận kích thước bao nhiêu phải mổ? Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tinvề tình trạng giãn đài bể thận và phương pháp cải thiện hiệu quả từ thảo dược. Đừng bỏ lỡ!

Giãn đài bể thận là gì?

Bệnh giãn bể thận hay giãn đài bể thận được hiểu là quá trình bị giãn nở do thận ứ nước, có thể xảy ra ở thận trái hoặc phải hay cả 2 bên. Lâu ngày làm hủy hoại cấu trúc và chức năng thận, khiến thận biến dạng, vách mỏng dần.

Giãn đài bể thận được chia ra thành 3 cấp độ:

+ Giãn đài bể thận độ 1: Đối với những người bị bệnh ở cấp độ nhẹ nhất này thì không nhất thiết phải phẫu thuật mà chỉ cần theo dõi định kỳ, làm các xét nghiệm đánh giá chức năng của thận, tìm nguyên nhân và có phương pháp xử lý cụ thể trong từng trường hợp khác nhau.

+ Giãn đài bể thận độ 2: Đây là tình trạng bể thận của người bệnh bị giãn ra rõ rệt, chèn ép làm thận bị hẹp lại, thông với nhau và hội tụ về bể thận.

+ Giãn đài bể thận độ 3: Ở giai đoạn này, thận đã bị ứ nước rất nặng. Bể thận cũng như đài thận giãn thành 1 nang lớn không thể phân biệt được. Thận lúc này sẽ rất to, cần phải phẫu thuật can thiệp để giải quyết tình trạng nguy hiểm.

Tùy vào từng mức độ, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:

– Đau vùng thắt lưng và mạn sườn, đau có thể lan xuống bụng dưới, háng.

– Tiểu nhiều lần, mót tiểu khẩn cấp, cảm giác đau buốt mỗi khi đi tiểu.

– Sốt.

– Buồn nôn, nôn ói.

– Biểu hiện tăng huyết áp như chóng mặt, choáng váng, đau đầu,…

– Dấu hiệu nhiễm trùng tiết niệu như sốt, ớn lạnh, nước tiểu đục, có máu, mủ,…

Nguyên nhân gây giãn đài bể thận là gì?

 Nguyên nhân gây giãn đài bể thận có thể do: 

- Các loại sỏi thận, sỏi niệu quản làm cho ống niệu quản bị tắc, khiến nước tiểu ứ đọng lại, không thể xuống tới bàng quang dẫn tới hiện tượng ứ nước tại thận.

- Ung thư, sỏi bàng quang: Giãn đài bể thận khiến quá trình co bóp tại cổ bàng quang không còn được như bình thường, gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu, dẫn đến ứ nước. 

- Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác như u xơ tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung, rối loạn chức năng bàng quang,...

Giãn đài bể thận có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào cấp độ giãn đài bể thận mà khả năng hồi phục và ảnh hưởng đến chức năng thận – tiết niệu cũng khác nhau:

– Giãn đài bể thận độ 1 và độ 2: Tổn thương chưa quá nghiêm trọng, vẫn có khả năng hồi phục.

– Giãn đài bể thận độ 3: Mức độ đặc biệt nguy hiểm, vách thận bị giãn mỏng, mất khả năng đàn hồi, nguy cơ biến chứng rất cao.

Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, các biểu hiện giãn đài bể thận thường tiến triển âm thầm nên dễ bị bỏ qua. Do vậy, dù trong bất kỳ trường hợp nào, đây là một tình trạng nguy hiểm, cần sớm có biện pháp xử lý để nhanh chóng khơi thông đường tiểu, tránh gặp phải nhiều biến chứng như:

Suy thận: Các tế bào thận bị phá hủy, mất đi chức năng lọc máu và loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể, khiến sức khỏe của người bệnh suy kiệt dần, phải chạy thận nhân tạo liên tục hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

– Nhiễm trùng thận: Nước tiểu tích tụ lâu ngày tại thận tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm trùng kẽ thận, đài thận,… Bệnh thường tái phát lại nhiều lần làm ảnh hưởng đáng kể đến chức năng thận.

– Vỡ thận: Là tai biến cấp tính đe dọa tính mạng, vách thận giãn mỏng quá mức kết hợp áp lực trong thận tăng cao khiến thận vỡ đột ngột, người bệnh có nguy cơ tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Giãn đài bể thận kích thước bao nhiêu phải mổ?

Tùy theo tình trạng giãn bể thận mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp. Nếu như đài bể thận trái chỉ giãn nhẹ (dưới 7mm) hoặc ở độ 1 và kích thước sỏi nhỏ thì có thể điều trị nội khoa. Sau khi điều trị nội khoa trong vòng 3 tháng, người bệnh nên đi kiểm tra lại. Nếu sỏi không được bài trừ thì nên tiến hành can thiệp.

Trong trường hợp viên sỏi lớn (trên 7mm) hoặc thận ứ nước mức độ 2 trở lên gây giãn đài bể thận trái 13mm, mà nằm ở 1/3 trên thì nên can thiệp sớm để tránh biến chứng làm tăng độ ứ nước và gây suy thận. Chi phí cho các cuộc phẫu thuật liên quan đến giãn đài bể thận, tiết niệu – sinh dục trong khoảng 2 - 3 triệu VNĐ, chưa kèm phí giường bệnh, dịch vụ y tế và thuốc men đi kèm. Theo quy định của Bộ Y tế, bảo hiểm cho hộ nghèo được giảm 95% chi phí khám và chữa bệnh ở nơi đăng ký, khi cấp cứu ở bất kỳ bệnh viện nào và có giấy chuyển viện từ nơi đăng ký khám chữa bệnh đến bệnh viện tuyến trên. 

Hỗ trợ tăng cường chức năng thận bằng sản phẩm thảo dược

Để có thể ngăn ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến chức năng thận thì quan trọng nhất là mỗi khi mắc tiểu, bạn nên đi tiểu ngay, không cố nhịn quá lâu. Nước tiểu ứ đọng lâu ngày là nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu và hóa sỏi. Không những vậy, bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học và nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung các thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi chức năng thận. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng các vị thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ thận, hỗ trợ điều trị giãn đài bể thận, phục hồi và cải thiện chức năng thận.