Nhận biết sớm triệu chứng suy thận độ 2 sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả hơn. Bài viết sau sẽ chỉ ra 5 dấu hiệu của tình trạng này. Tham khảo ngay!

5 triệu chứng suy thận độ 2 bạn cần nắm rõ

Suy thận được chia thành 5 cấp độ dựa trên mức độ lọc máu của cầu thận (GFR). Bạn được chẩn đoán bị suy thận giai đoạn 2 khi chỉ số mức lọc máu của thận giảm xuống còn 60 – 89 ml/phút và khả năng hoạt động của thận giảm 40 - 50%.

Suy thận độ 2 thường không có nhiều triệu chứng để nhận biết từ sớm nên rất khó phát hiện. Thường thì bạn chỉ biết mình bị suy thận độ 2 khi đã được chẩn đoán bệnh suy thận từ trước đó hoặc nhờ thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán huyết áp cao, tiểu đường.

Tuy suy thận độ 2 rất khó nhận biết bằng cảm giác hay với mắt thường, nhưng nếu để ý thì vẫn có một số dấu hiệu bạn có thể phát hiện được, bao gồm:

- Những bất thường khi đi tiểu: Đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu thay đổi nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có màu, lẫn máu.

- Thay đổi về hơi thở và vị giác: Hơi thở nồng, có mùi, xuất hiện vị lạ trong miệng gây chán ăn, ăn không ngon miệng.

- Biểu hiện phù trên cơ thể: Bàn chân, bàn tay hoặc mặt bị sưng phù nhẹ do ứ nước trong cơ thể.

- Bị ngứa và phát ban trên da ở nhiều mức độ.

- Những biểu hiện khác: Người mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ, đau tức hai bên sườn, hai bên hố lưng,…

dau-tuc-hai-ben-ho-lung-co-the-la-dau-hieu-cua-suy-than-do-2.jpg

Đau tức hai bên hố lưng có thể là dấu hiệu của suy thận độ 2

Khi thấy có những triệu chứng bất thường kể trên, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh dựa vào một số kết quả xét nghiệm sau:

- Nồng độ creatinin trong máu cao.

- Nước tiểu có protein hoặc máu.

- Phát hiện thận bị tổn thương qua hình ảnh siêu âm, CT-scan, chụp MRI thận.

Ở suy thận giai đoạn 2, mức độ giảm chức năng không quá lớn và vẫn chưa gây biến chứng nguy hiểm, hoặc đe dọa tính mạng của người mắc. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, suy thận độ 2 có 90% khả năng được kiểm soát. Ngược lại, bệnh có thể tiến triển nặng hơn sang suy thận độ 3, 4 rất khó trị khỏi hoàn toàn.

Cách điều trị suy thận độ 2

Khi điều trị suy thận độ 2, cần loại bỏ triệt để nguyên nhân gây bệnh thì mới kiểm soát hiệu quả được. Cụ thể, bạn cần chữa: Sỏi thận, viêm thận, thận ứ nước, thận đa nang,... Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác như: Biến chứng bệnh tiểu đường, huyết áp cao, nhiễm trùng, trúng độc, dùng kháng sinh kéo dài, chấn thương, chế độ ăn uống,... cũng có thể gây suy thận. Một lối sống lành mạnh thường giúp làm chậm tiến triển của bệnh thận. Dưới đây là những lời khuyên cho người bị suy thận giai đoạn 2:

- Ăn nhiều loại ngũ cốc nguyên cám, rau, trái cây.

- Ăn ít chất béo bão hòa.

- Hạn chế ăn muối (natri), thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối.

- Duy trì cân nặng ổn định, vận động mỗi ngày.

nguoi-bi-suy-than-do-2-nen-van-dong-nhe-nhang.jpg 

Người bị suy thận độ 2 nên vận động nhẹ nhàng

- Tiêu thụ vitamin và khoáng chất theo khuyến cáo của chuyên gia.

- Trường hợp có nồng độ phốt pho và kali trong máu cao, cần hạn chế hấp thu từ thực phẩm, thuốc,...

- Giữ huyết áp và đường huyết ở ngưỡng an toàn.

- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Khi bị suy thận độ 2, ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt, người mắc cũng cần chú ý đến việc dùng thuốc chữa bệnh sao cho đúng và đủ. Tuy nhiên, tây y chỉ giúp cải thiện triệu chứng, lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vì vậy hiện nay, nhiều người đã lựa chọn sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị. Bởi lẽ, phương pháp này rất lành tính, không gây tác dụng phụ, giúp cải thiện bệnh khá hiệu quả.

Sử dụng sản phẩm từ thảo dược – Giải pháp hữu hiệu cho người bị suy thận độ 2

Để tăng cường sức khỏe của thận, giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và ngăn chặn suy thận tiến triển xấu, các chuyên gia khuyên người bệnh ngoài có 1 chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý thì nên tìm đến giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận từ bên trong, đó là bổ sung các thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi chức năng thận. Một sản phẩm ra đời chuyên dành cho thận, bảo vệ chức năng thận và hỗ trợ cải thiện suy thận, đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cây dành dành.

Theo đông y, cành và lá cây dành dành được biết đến trong việc giúp làm lành vết thương, cải thiện các vấn đề liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, tăng cường hệ miễn dịch. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 chứng minh, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành chứa hoạt chất có tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô. Do vậy ức chế quá trình xơ hóa thận, chống lại sự mất chức năng của thận.

danh-danh-duoc-nghien-cuu-chung-minh-tac-dung-tot-voi-than.jpg 

Dành dành được nghiên cứu chứng minh tác dụng tốt với thận

Sản phẩm thảo dược có sự kết hợp của các vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như: Đan sâm, hoàng kỳ, bạch phục linh, râu mèo, linh chi đỏ,... đem đến tác dụng phòng ngừa, giúp bổ thận, tăng cường dinh dưỡng và năng lượng cho tế bào thận, từ đó giảm tổn thương thận, làm chậm tiến trình suy thận; Bảo vệ và tăng cường chức năng thận, tăng đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể; Tăng cường năng lượng cho tế bào thận, giúp bổ máu, giảm nhẹ triệu chứng.