Suy thận là căn bệnh mạn tính, nó được phân ra thành suy thận giai đoạn 1, 2, 3, 4 với mức độ nghiêm trọng tăng dần. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời từ những cấp độ nhẹ, về sau càng chữa trị khó khăn hơn, có thể sẽ đe dọa đến tính mạng. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chỉ số suy thận độ 1 và cách kiểm soát triệu chứng bệnh hiệu quả nhất.

Suy thận là gì?

Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể. Vị trí của thận là nằm sát thành sau của bụng, ở 2 bên cột sống gần cơ thắt lưng chính. Thận có hình hạt đậu, màu nâu nhạt, mỗi quả thận có kích thước chiều dài khoảng 10 – 12,5cm, rộng 5 – 6 cm, dày 3 – 4cm và nặng khoảng 170g. Chức năng chính của thận là lọc máu, chất thải, chỉ giữ lại protein và các tế bào máu. Ngoài ra, thận còn có vai trò quan trọng giúp cân bằng độ pH của dịch ngoại bào và quá trình tổng hợp các tế bào máu, điều hòa nồng độ ion có trong máu.

Thận khỏe sẽ giúp bài tiết được nhiều chất thải ra khỏi cơ thể và ngược lại, nếu không làm tốt nhiệm vụ của mình, các chất cặn bã sẽ không đào thải được mà đọng lại. Lâu dần, chúng gây tắc nghẽn và làm thận càng suy yếu hơn, dẫn đến suy thận. Biến chứng suy thận ảnh hưởng rất nhiều đến cơ quan khác trong cơ thể như bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt,… khiến da đổi màu, rụng tóc, hơi thở có mùi,… Bệnh được chia làm 2 giai đoạn:

➤ Suy thận cấp tính: Là thời điểm mà thận bị mất các chức năng chính nhanh chóng và đột ngột. Khi mất khả năng lọc, các chất lỏng, điện giải và chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể, khiến sức khỏe bị suy giảm.

➤ Suy thận mạn tính: Xảy ra khi các chức năng thận dần mất đi hơn 1/3. Khi đó, các dấu hiệu sẽ xuất hiện rõ nét theo mức độ hư hại của thận. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không chạy thận hoặc ghép thận.

Chỉ số suy thận độ 1 là bao nhiêu?

Thường thì suy thận sẽ được chia ra làm 5 mức độ khác nhau, tùy thuộc vào sự suy giảm của chức năng thận. Ở trên thế giới người ta quy định mức lọc cầu thận thường được gọi là GFR. Vậy chỉ số suy thận độ 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng là bao nhiêu?

Suy thận độ 1

Lúc này, tổn thương tại thận vẫn còn ở mức độ nhẹ. Xét tới chỉ số mức lọc cầu thận cũng ở mức 90ml/phút. Nếu như may mắn phát hiện sớm suy thận ở độ 1 và tuân thủ theo đúng sự chỉ định của chuyên gia thận – tiết niệu thì có thể điều trị dứt điểm được bệnh khoảng 90%.

Suy thận độ 2

Bệnh suy thận độ 2 xảy ra khi mức độ lọc cầu thận ở người bệnh chỉ ở mức 60 - 89ml/phút. Trong phân độ suy thận này thì có thể xảy ra một số những biến chứng nguy hiểm, nhất là những bệnh về tim mạch nếu như người mắc trì hoãn điều trị.

Suy thận độ 3

Với bệnh suy thận độ 3 thì mức độ lọc cầu thận sẽ sụt giảm ở mức báo động, chỉ còn 30 - 59ml/phút. Điều này sẽ khiến cho tính mạng của người bệnh gặp nguy hiểm. Ngoài ra, bệnh còn làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề về xương và nguy cơ thiếu máu.

Suy thận độ 4

Nếu như ở mức độ 4 thì đã ở mức vô cùng nghiêm trọng, sức khỏe của người bệnh đang ở mức báo động đỏ. Lúc này, mức độ lọc cầu thận sẽ bị suy giảm ở mức cực thấp, chỉ còn 15 - 29ml/phút. Người bệnh sẽ phải chạy thận.

Suy thận giai đoạn cuối

Đây được coi là cấp độ cuối cùng của suy thận. Khi đó, chỉ số lọc cầu thận sẽ ở mức vô cùng thấp, dưới 10ml/phút. Điều này đồng nghĩa với việc chức năng hoạt động của thận đã không còn. Muốn sự sống được duy trì thì đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng một số phương pháp điều trị thay thế như ghép thận, lọc máu.

Kiểm soát suy thận độ 1 như thế nào?

Suy thận độ 1 tức là chức năng của thận bị suy giảm khoảng 25% so với bình thường. Dù chức năng của thận mới chỉ là suy giảm ¼ nhưng đây cũng là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhiều cơ quan khác, khiến chất lượng cuộc sống người bệnh bị giảm sút. Những biểu hiện của suy thận cấp độ 1 thường không rõ rệt, nếu không đi kiểm tra thì sẽ không biết mình mắc bệnh. Bởi vậy, chuyên gia khuyên bạn nên đi khám càng sớm càng tốt ngay khi có biểu hiện bất thường của cơ thể.

Để điều trị suy thận độ 1, trước hết cần xác định được nguyên nhân gây bệnh là do: Tăng huyết áp, tiểu đường, thiếu máu mạn tính hay nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu gây tắc tiểu, thận ứ nước, suy tim,… từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Ngoài việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc thì duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp làm chậm sự tiến triển của suy thận giai đoạn 1. Những người suy thận độ 1 nên ăn một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm: Các loại ngũ cốc (đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt), trái cây tươi và rau quả. Chọn một chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol. Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều đường và natri. Hoạt động thể chất mỗi ngày. Hấp thụ đủ lượng calo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần lưu ý giữ huyết áp ở mức khỏe mạnh:

* 125/75 cho những người bị tiểu đường

* 130/85 cho bệnh tiểu đường và không có protein niệu

* 125/75 cho bệnh tiểu đường không có protein niệu.

Hiện nay, nhằm giúp cải thiện tình trạng suy thận độ 1 và ngăn ngừa những biến chứng do bệnh gây ra, các chuyên gia y tế tại Việt Nam đã không ngừng tìm tòi và bào chế ra những sản phẩm thảo dược mang lại hiệu quả cao.