Việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh cho người suy thận là vấn đề quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh. Tùy thuộc vào mức độ suy giảm chức năng thận mà chuyên gia sẽ điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp. Vậy những vấn đề cần cân nhắc trong sử dụng thuốc cho người bị suy giảm chức năng thận là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Những lưu ý khi dùng kháng sinh cho người suy thận

Hầu hết các loại thuốc đều được bài xuất qua thận. Tình trạng suy giảm chức năng thận có thể gây ra nhiều vấn đề trong việc dùng thuốc điều trị, bởi thận sẽ không bài xuất được thuốc hoặc chất chuyển hoá của thuốc có thể gây nhiễm độc thận. Ngoài ra, có một số thuốc không có hoặc giảm hiệu quả khi chức năng thận bị suy giảm. Vì vậy, kháng sinh cho người suy thận dùng như thế nào cho an toàn và hiệu quả là điều đáng được lưu tâm.

Những kháng sinh có độc tính cao với thận là loại chưa bị chuyển hóa khi qua gan hoặc chỉ bị chuyển hóa với tỷ lệ nhỏ. Khả năng gây độc với thận của một số kháng sinh đó là: Aminosid, colistin, vancomycin, sulfamid. Để giảm độc tính của thuốc với người bị suy thận, nên chọn các kháng sinh chuyển hóa chủ yếu qua gan. Nếu bắt buộc phải dùng kháng sinh độc với thận thì phải hiệu chỉnh lại liều. Một điều cần lưu ý nữa khi lựa chọn kháng sinh dùng cho người suy thận là cần tính lượng ion Na có trong chế phẩm để hạn chế lượng natri đưa vào hàng ngày.

Một số nguyên tắc khi dùng thuốc ở người bị suy thận

- Luôn dùng số thuốc cần thiết ở mức tối thiểu.

- Cần tránh (nếu có thể) các thuốc gây độc cho thận.

- Cần điều chỉnh liều dùng của nhiều loại thuốc cho người bị suy thận để tránh nhiễm độc và đảm bảo hiệu quả của thuốc.

Danh mục các loại thuốc cần tránh hoặc thận trọng khi sử dụng cho người bị suy thận bao gồm:

- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: Captopril, enalapril, perindopril, quinapril.

- Aminoglycosid: Amikacin, gentamicin, kanamycin, tobramycin.

- Thuốc chống ung thư: Bleomycin, cyclophosphamid, cisplatin, dacarbazin, methotrexat.

- Thuốc chẹn bêta: Acebutolol, atenolol.

- Cephalosporin: Cefadroxil, cefradin, cefazolin, cefuroxim, cefotaxim, ceftriaxon.

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Acid acetylsalicylic, diclofenac, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen, meloxicam, naproxen, piroxicam, tenoxicam.

- Penicilin: Amoxicilin, ampicilin, benzylpenicilin.

- Quinolon: Ciprofloxacin, acid nalidixic, norfloxacin, ofloxacin.

- Tetracyclin ngoại trừ doxycyclin và minocyclin.

Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện triệu chứng suy thận an toàn, hiệu quả

Hiện nay, xu hướng dùng sản phẩm tự nhiên giúp cải thiện và phục hồi chức năng thận được các chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin dùng. Bạn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài để cải thiện một cách tốt nhất tình trạng bệnh mà không lo để lại tác dụng phụ.

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy thận được đề cao về tính an toàn và hiệu quả nhờ các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như: Dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, linh chi đỏ,... Nhờ những thành phần thảo dược kể trên, sản phẩm này còn giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,...

Khi dùng kháng sinh cho người suy thận cần hết sức lưu tâm để ngăn chặn những tác dụng phụ. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!