Suy thận sẽ khiến các chất cặn bã tích tụ lại trong cơ thể và kéo theo hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, xương khớp,... Chính vì vậy, cách tăng cường chức năng thận là điều được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Để tăng cường chức năng thận, người bệnh có thể sử dụng nhiều cách. Hãy cùng ghi sổ ngay là 6 lời khuyên của chuyên gia trong nội dung bài viết này!

Vai trò của thận với sức khỏe con người

Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể, nằm sát thành sau của bụng, ở 2 bên cột sống, gần cơ thắt lưng chính. Thận có hình hạt đậu, màu nâu nhạt, mặt trước nhẵn bóng còn mặt sau sần sùi, một bờ lồi, một bờ lõm. Mỗi quả thận được cấu tạo từ 1,2 triệu đơn vị thận (nephron). Thận được xem là một trong 5 bộ phận quan trọng nhất đối với sức khỏe con người, tương ứng với ngũ tạng là tâm - can - tỳ - phế - thận. Theo đó, thận đảm nhận chức năng lọc, đào thải chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Ngoài ra, thận còn có chức năng điều hòa thể tích máu, kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu.

 Than-co-vai-tro-rat-quan-trong.webp

Thận có vai trò rất quan trọng

Thận giúp cân bằng nồng độ các chất hòa tan, ion trong máu, độ pH của dịch ngoại bào và kiểm soát quá trình tổng hợp tế bào máu. Bên cạnh đó, thông qua việc tổng hợp vitamin D, thận còn giúp hỗ trợ kiểm soát lượng canxi. Có thể thấy, thận đóng vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống, giúp loại bỏ các chất thải, nước dư thừa.

Suy giảm chức năng thận nguy hiểm như thế nào?

Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, chất độc sẽ tích tụ lại gây rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Một số bệnh lý phổ biến khi thận bị suy giảm chức năng có thể kể đến như:

  • Suy thận: Tình trạng này xảy ra khi thận không đủ khả năng đào thải cặn bã, khiến các chất độc hại và dịch dư thừa đọng lại trong cơ thể. Căn cứ vào các chỉ số albumin, creatinin, ure, protein,… qua xét nghiệm nước tiểu sẽ biết được tình trạng của thận.
  • Sỏi thận: Khi bị sỏi thận và sỏi đường tiết niệu, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, màu sắc nước tiểu thay đổi, lượng nước tiểu ít, đau vùng thắt lưng, có thể kèm theo sốt hoặc không.
  • Viêm thận: Là tình trạng thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thuốc, hóa chất. Viêm thận chia thành 2 dạng, đó là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính.
  • Viêm ống thận cấp: Thường là do ngộ độc chì, thuỷ ngân, sunfamit, khiến người bệnh không đi tiểu được, ure máu cao, nước tiểu có protein, nhiều hồng cầu, bạch cầu trụ hình hạt.
  • Hội chứng thận hư: Xảy ra khi các tác nhân gây bệnh lắng đọng ở cầu thận. Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể đến từ việc dùng thuốc không đúng liều lượng.

Có thể thấy, khi chức năng thận bị suy giảm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Chính vì vậy, để luôn khỏe mạnh, phòng ngừa thận yếu và gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn, bạn cần chú trọng hơn trong việc áp dụng những cách tăng cường chức năng thận.

 

 Khi-than-bi-suy-giam-chuc-nang-ma-khong-kiem-soat-kip-thoi-de-dan-den-suy-than-man.webp

Khi thận bị suy giảm chức năng mà không kiểm soát kịp thời dễ dẫn đến suy thận mạn

5 cách tăng cường chức năng thận hiệu quả tại nhà

Dưới đây là +6 cách tăng cường chức năng thận mà bạn nên tuân thủ thực hiện hàng ngày:

Thứ nhất, bổ sung các thực phẩm tốt cho thận

Một số thực phẩm giúp bảo vệ và tăng cường chức năng thận hiệu quả mà bạn nên bổ sung như:

  • Bắp cải: Bắp cải rất giàu vitamin K, B12, B6, axit folic. Nhờ chứa hàm lượng lớn phytochemical mà bắp cải giúp đẩy lùi các gốc tự do. Bên cạnh đó, bắp cải có chứa ít kali, giúp giảm bớt áp lực cho thận. Hơn nữa, bắp cải cung cấp chất xơ không hòa tan, giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy chuyển động ruột thường xuyên.
  • Bí ngô: Chứa lượng tinh bột dồi dào nhưng chỉ số đường huyết (GI) ở mức rất thấp, vì thế mà bí ngô có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, giúp quá trình lọc máu ở cầu thận diễn ra dễ dàng hơn.
  • Súp lơ: Đây là loại rau rất giàu chất xơ và vitamin C. Ăn nhiều súp lơ sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch và thúc đẩy hoạt động của hệ tiết niệu.
  • Tỏi: Những người có vấn đề về thận thường được khuyên nên hạn chế lượng natri trong chế độ ăn. Trường hợp này, tỏi chính là một sự lựa chọn tốt thay thế cho muối. Loại củ này giúp thêm hương vị cho món ăn và cung cấp nhiều dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tỏi còn là một nguồn giàu mangan, vitamin C và B6 cũng như chứa các hợp chất lưu huỳnh có đặc tính kháng viêm mạnh.

Hãy cân đối chế độ dinh dưỡng và tăng cường bổ sung các thực phẩm trên để thận khỏe hơn.

Thứ hai, uống nhiều nước hơn

Nước rất cần thiết cho quá trình thanh lọc, loại bỏ độc tố và ổn định hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là thận. Cụ thể, việc uống nhiều nước sẽ giúp thận làm việc tốt hơn, tránh tạo áp lực. Ngoài ra, việc bổ sung đủ 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc chứng sỏi thận.

Uong-nhieu-nuoc-la-cach-tang-cuong-chuc-nang-than.webp 

Uống nhiều nước là cách tăng cường chức năng thận

Thứ ba, tập thể dục thường xuyên

Tập luyện thường xuyên là cách để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời giúp giảm huyết áp và rất hữu ích cho hoạt động của tuần hoàn máu.

Theo Debby Herbenick – nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ): Mỗi ngày có đến 114 lít máu được bơm qua thận. Tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, gia tăng hiệu quả làm việc của thận, giảm những vấn đề về cơ xương khớp.

Thứ tư, không dùng thuốc tùy tiện

Rất nhiều người hễ cứ có dấu hiệu bệnh là tự dùng thuốc một cách tùy ý mà không được thăm khám hay chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Việc quá phụ thuộc vào thuốc sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, thậm chí còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus kháng thuốc về sau. Đặc biệt, những loại thuốc có chứa thành phần quinolon, aminoglycosides sẽ làm tăng nguy cơ khiến thận suy yếu.

De-ngan-ngua-than-bi-suy-giam-chuc-nang-can-tranh-dung-thuoc-tuy-tien.webp 

Để ngăn ngừa thận bị suy giảm chức năng, cần tránh dùng thuốc tùy tiện

Thứ năm, hạn chế sử dụng rượu, bia và thuốc lá

Rượu, bia và thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là thận. Do đó, nếu có sử dụng hãy hạn chế tối đa. Các nghiên cứu đã chỉ ra: Tiêu thụ quá nhiều chất cồn dễ dẫn đến tình trạng lắng đọng axit uric ở ống thận, từ đó gây tắc nghẽn, làm tăng nguy cơ suy thận và các bệnh về thận khác. Bên cạnh đó, hút thuốc lá sẽ làm quá trình lưu thông máu tới thận chậm lại, gây nhiều bất lợi cho hoạt động cơ thể.

Tạo thói quen ăn nhạt, hạn chế thực phẩm nhiều đường hay sử dụng nước uống có ga,... cũng là bí quyết giúp bảo vệ sức khỏe thận mà bạn nên lưu ý thực hiện.