Chào bác sĩ, tôi được chẩn đoán suy thận và phải chạy thận đã 3 năm nay. Tôi cứ nghĩ là chạy thận rồi thì sẽ không bị phù nữa. Tuy nhiên, trong các lần chạy thận gần đây, tôi thấy chân tay có vẻ to lên. Không biết nguyên nhân là do đâu? Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn!
Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Người bị suy thận mạn sẽ gặp khó khăn khi loại bỏ chất thải và nước. Chạy thận nhân tạo chỉ có thể giúp bệnh nhân hồi phục chức năng thận một phần. Những bệnh nhân bị lọc máu cần phải cẩn thận trong chế độ ăn uống và nên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Thận của người khỏe mạnh lọc khoảng 120 - 150 lít máu mỗi ngày. Nếu thận không hoạt động đúng cách, chất thải tích tụ trong máu, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. Thận khỏe mạnh điều chỉnh lượng nước và khoáng chất trong cơ thể, loại bỏ chất thải. Khi thận suy yếu, nó sẽ không thể thực hiện các chức năng này và phải nhờ đến máy lọc máu. Thận cũng tiết ra một số sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình trao đổi chất, nhưng quá trình lọc máu thì không thể làm được. Chạy thận ngăn ngừa các chất thải trong máu đạt đến mức nguy hiểm. Nó cũng có thể loại bỏ độc tố hoặc thuốc từ máu trong trường hợp khẩn cấp.

Nếu bạn đã chạy thận nhân tạo trong 3 năm, có khả năng sản lượng nước tiểu của bạn đã giảm dần trong khoảng thời gian 3 năm đó. Nếu bạn tiếp tục uống quá nhiều nước và tiêu thụ muối vượt mức cho phép thì lượng nước tiểu sẽ ít hơn. Vì thế, giữa các lần lọc máu, bạn sẽ thấy phù ở chân và bàn chân. Nhân đây, tôi cũng muốn khuyên người bệnh suy thận không nên nghĩ rằng, đã chạy thận rồi thì muốn ăn gì thì ăn, muốn uống gì thì uống. Nếu bạn tuân thủ các yêu cầu như: Ăn nhạt, uống vừa nước, tránh ăn nhiều thịt đỏ, không sử dụng cà phê,… sẽ giúp bảo vệ chức năng thận tốt hơn.

Đối với những bệnh nhân suy thận hay đã phải chạy thận thì việc chăm sóc và bảo tồn chức năng thận vẫn đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân nên kết hợp sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên giúp bảo vệ và cải thiện chức năng thận.

Chuyên gia Thận – Tiết niệu