Chào chuyên gia. Cháu có thắc mắc muốn hỏi là: Bị suy thượng thận có nguy hiểm không ạ? Ông cháu năm nay 67 tuổi. Dạo gần đây, ông thấy người hay mệt mỏi, cơ thể gầy đi thấy rõ nên gia đình mới đưa đi khám thì được kết luận là suy thượng thận, bác sĩ có kê thuốc uống ạ. Hiện tại cả gia đình cháu đang rất hoang mang không biết bệnh này có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao ạ? Rất mong được chuyên gia giải đáp – (Uyên Nhi, Hải Phòng).
Trả lời:

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Thắc mắc của bạn chuyên gia giải đáp như sau:

Suy thượng thận có nguy hiểm không?

Uyên Nhi thân mến! Thượng thận là tuyến nội tiết nằm trên 2 quả thận, cấu trúc bao gồm vỏ và tuỷ. Phần vỏ chủ yếu tiết ra 2 hormone là cortisol và aldosteron, chúng có vai trò quan trọng giúp duy trì chức năng sống của cơ thể. Nếu thiếu hụt các hormone này, cơ thể sẽ rối loạn chức năng sống, khiến cho nước và muối bị đào thải ra ngoài quá mức. Khi đó sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, thiếu muối, gây tụt huyết áp nghiêm trọng, đồng thời lượng kali máu tăng cao gây nguy hiểm đến tính mạng. Tình trạng này được gọi là suy thượng thận. Vậy suy thượng thận có nguy hiểm không?

Xin nhấn mạnh rằng, đây là bệnh lý thực sự nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Những triệu chứng của bệnh có tác động không nhỏ đến cuộc sống người mắc, cụ thể như:

+ Thiếu máu: Dẫn đến hoa mắt, chóng mặt liên tục.

+ Nước tiểu giảm: Dẫn đến hội chứng bí tiểu.

+ Người bệnh lúc nào cũng cảm thấy thèm muối: Do lượng điện giải trong cơ thể đã bị rối loạn và suy giảm nên dẫn đến tình trạng này.

+ Vì hoạt động sản sinh ra hormone của tuyến thượng thận giảm, khiến cho việc điều hòa huyết áp cũng ảnh hưởng. Điển hình là chứng huyết áp thấp.

+ Rối loạn tiền đình: Khi lượng hormone của tuyến thượng thận suy giảm cũng ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động não bộ.

+ Bạch cầu giảm xuống dưới mức cho phép: Khi bạch cầu giảm, hệ thống miễn dịch của cơ thể không được đáp ứng, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, dễ mắc các vấn đề sức khỏe khác.

Đây hẳn là những triệu chứng mà ông của Uyên Linh đã phải chịu đựng trong nhiều ngày qua. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, suy thượng thận có thể dẫn đến suy thận. Đặc biệt, bệnh suy thượng thận còn nguy hiểm hơn nữa khi biến chứng của nó diễn ra. Bệnh kéo dài có thể dẫn đến ung thư tuyến thượng thận. Ở giai đoạn cuối, bệnh sẽ rất khó cứu chữa. Sự sống của người bệnh bị đe dọa hàng ngày.

Cần làm gì để cải thiện suy thượng thận?

Hiện nay, việc điều trị bệnh suy thượng thận cần kết hợp 2 phương pháp: Sử dụng thuốc và xây dựng lối sống tích cực. Cụ thể:

Sử dụng thuốc

Người bệnh có thể được bổ sung các hormone thượng thận mà chủ yếu là cortisol dưới dạng các thuốc uống như hydrocortison, prednisolon. Do nguyên nhân phổ biến gây suy thượng thận là bệnh tự miễn nên điều trị thường là suốt đời, liều lượng có thể thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe cũng như tuổi tác của người mắc.

Xây dựng lối sống tích cực

Để bệnh suy thượng thận được cải thiện hiệu quả, chúng ta không thể bỏ qua bước cải thiện lối sống. Uyên Nhi hãy chú ý giúp ông mình một số việc sau:

- Lên thực đơn ăn uống khoa học: Người bị suy thượng thận cần bổ sung nhiều đạm và các chất béo lành mạnh như: Cá, các loại hạt, olive, quả bơ,…; Tăng cường vitamin nhóm B; Có thể tăng lượng muối tiêu thụ (nhưng ở mức độ vừa phải); Bổ sung nước; Hạn chế carbohydrate tinh chế;…

- Duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn: Thường xuyên luyện tập thể lực để sức khỏe bền bỉ hơn. Bên cạnh đó, người mắc cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh những căng thẳng làm bệnh nặng hơn. Không vận động nặng và đột ngột.

- Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược: Nhiều năm qua, việc dùng thảo dược để kiểm soát các bệnh lý mạn tính đã được không ít người áp dụng vì tính an toàn, hiệu quả. Đối với suy tuyến thượng thận, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cây dành dành sẽ là lựa chọn tích cực. Sản phẩm này không chỉ hỗ trợ điều trị suy tuyến thượng thận mà còn giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Chuyên gia Thận – Tiết niệu