Trong một lần khám sức khỏe định kỳ của cơ quan, tôi phát hiện ra mình bị sỏi thận 5mm, sau đó tôi uống nhiều nước trong vòng 3 tháng đi khám lại thì không thấy sỏi nữa, vậy làm thế nào để tôi duy trì sỏi thận không bị tái phát?
Trả lời:

Sỏi thận là bệnh lý thường gặp trong các bệnh thận tiết niệu. Sỏi với kích thước lớn có thể gây ra nhiều biến chứng như gây tắc đường niệu gây thận ứ nước, giãn thận, suy thận cấp, suy thận mạn, nhiễm khuẩn tiết niệu. Sỏi kích thước nhỏ thì có thể điều trị nội khoa và sỏi tự trôi ra ngoài. Sỏi đường tiết niệu rất dễ bị tái phát, vì thế dự phòng tái phát sỏi là hết sức quan trọng.

Những yếu tố phổ biến góp phần làm tái phát sỏi thận

Với những người đã có tiền sử bị sỏi thận, sau khi đã điều trị như mổ, tán sỏi, hoặc tự đi tiểu ra sỏi được, là nhóm có nguy cơ cao rất dễ bị sỏi tái phát. Những người có tiền sử trong gia đình bị sỏi thận, người sống ở nơi mà dịch tễ nhiều người bị sỏi thận (nguyên nhân do nguồn nước, thực phẩm…), người có bất thường trong đường tiết niệu, người hay bị nhiễm khuẩn niệu, người có canxi niệu cao, những người bị mắc bệnh gút cũng thuộc nhóm nguy cơ cao dễ bị sỏi thận tái phát.

Làm sao để dự phòng không bị tái phát sỏi thận?

Một lời khuyên hữu ích cho tất cả những người bị sỏi thận hay đã từng mắc sỏi thận là cần phải uống thật nhiều nước, nên uống nhiều hơn 1,5 lít nước mỗi ngày để làm loãng và tăng lưu lượng dòng nước tiểu, và tránh lắng gây cặn tạo sỏi trở lại. Bạn cũng đã áp dụng cách này cho hiệu quả lần bị sỏi trước rồi thì hãy nên duy trì. Với các bệnh nhân nếu bị mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cần điều trị triệt để, tránh để nhiễm trùng tái phát, khó điều trị, gây biến chứng. Và thói quen nhịn tiểu là thói quen xấu thường gặp của rất nhiều người, có thể vì lý do khách quan của công việc, nhưng bất cứ khi nào có thể, tránh để nhịn tiểu lâu, khi buồn tiểu hãy đi giải quyết ngay. Nếu có mắc bệnh lý gây cản trở dòng nước tiểu như hẹp niệu quản, hẹp đài bể thận…cần phải chữa trị ngay.

Chế độ ăn bạn cần hạn chế các loại thức ăn giàu canxi như xương, tôm, cua…các đồ uống chứa vitamin C, thức ăn giàu oxalate, và tăng cường ăn các thực phẩm giàu citrate có nhiều trong hoa quả, vì đây là chất ngăn tạo sỏi. 

Bên cạnh các biện pháp tích cực trên, bạn cần chủ động kết hợp dùng thêm các thực phẩm hỗ trợ sức khỏe của thận, dự phòng tái phát sỏi như thực phẩm chức năng giúp bổ thận, lợi niệu, bài sỏi, ngăn ngừa tái phát sỏi thận, nhất là với những người đã từng mắc sỏi thận cần phải được điều trị khỏi, hoặc chưa được điều trị.  Sản phẩm được bào chế từ nhiều dược liệu quý như: đan sâm, hoàng kỳ, dành dành, mã đề…là những vị thuốc lợi tiểu, chữa bệnh về thận rất tốt. Sản phẩm còn được bổ sung thêm L- Carnitine fumarate, Co- Enzym Q10 giúp thận vận hành tốt hơn. Đặc biệt, sự góp mặt của linh chi đỏ, trầm hương giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng, giảm mệt mỏi. 

Sản phẩm cũng được giới chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả. Đã có nhiều bệnh nhân suy thận dùng sản phẩm cải thiện được sức khỏe của quả thận, cải thiện tình trạng thiếu máu, hãy cùng nghe bà Nguyễn Thị Kim Vân, sinh năm 1953, ở số 103 đường 11, phường Tân Kiểng, quận 7, TP. HCM chia sẻ về kinh nghiệm thoát khỏi bệnh sỏi thận của mình 

Từ năm 36 tuổi bà đã bị sỏi thận. Bà nói: “Đột nhiên tôi đau dữ dội như có ai đâm vào lưng, chân bị phù, đi tiểu khó và ra máu. Đã vậy, lúc cơ quan chuẩn bị xe để chở đi thì bị tụt huyết áp”. Bà phải nhập viện ở khoa hồi sức cấp cứu, bác sĩ khuyên bà nên tán sỏi ngoài cơ thể, nhưng do lúc đó hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, chi phí chữa trị tính ra hết 4 chỉ vàng, bà cũng sợ việc can thiệp phẫu thuật, nên xin điều trị bằng thuốc. Sau đó, bác sĩ cho truyền nước, tiêm thuốc để “tống” viên sỏi thận ra nhưng không được, tuy nhiên cơn đau đã đỡ hơn nên bà tạm thời yên tâm. Sau đó, bà dùng thử các phương thuốc dân gian như bột chuối hột, dứa, ngò gai… nhưng những phương thuốc này cũng không giúp cải thiện nhiều. Sang năm 2004, khi đang ở quê ngoài Bắc lo công việc gia đình, bà bị tái phát cơn đau. Vào lại TP.HCM, bà đi siêu âm thì phát hiện cả 2 quả thận đều có nhiều sỏi, trong đó viên sỏi to nhất là 14mm. Bà quyết định đi tới bệnh viện để tái khám. Tại đây, bác sĩ chỉ định mổ nội soi nhưng phải cho ống truyền vào đường niệu để rút nước tiểu bị ứ ra ngoài. Thận của bà cũng bị yếu từ đó, một đêm đi tiểu phải 5-6 lần. Năm 2010, trong một lần đi tái khám, bác sĩ nói bà bị suy thận độ 1.