Chào chuyên gia. Tôi phát hiện bị suy thận được gần 1 năm nay, có tham khảo các phương pháp điều trị thì được biết, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc cải thiện bệnh. Tôi thắc mắc muốn hỏi là: Bị suy thận có uống được sữa không? Bởi vì hàng ngày tôi vẫn duy trì thói quen uống sữa để phòng ngừa loãng xương. Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi vấn đề này - (Linh Nga, Nha Trang).
Trả lời:

Chuyên gia trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Người bị suy thận có uống được sữa không?

Thận là bộ phận rất quan trọng trong cơ thể, đảm nhận vai trò bài tiết chất thải ra ngoài, lọc máu và giữ lại những chất có lợi. Do đó, khi thận bị suy giảm chức năng thì người bệnh phải có chế độ ăn uống khoa học để tránh gây tổn thương thận và giúp cải thiện tình trạng bệnh theo hướng tích cực, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng. Với thắc mắc “người bị suy thận có uống sữa được không?”, vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chứ không chỉ một đáp án chung cho tất cả.

Đối với những trường hợp suy thận giai đoạn đầu thì protein có trong tự nhiên như: Thịt nạc, cá, trứng, sữa vẫn nên bổ sung hàng ngày vào thực đơn để sức khỏe sớm được phục hồi và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Còn với trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn độ 2, độ 3, độ 4 thì cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống, nên hạn chế protein, trong đó có sữa. Lý do là bởi, thực phẩm chứa đạm khi được nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành 2 chất là ure - creatinin. Nếu ure - creatinin tăng quá cao sẽ gây độc cho cơ thể, tác động xấu đến thận. Bạn không nói rõ là mình bị suy thận độ mấy, vì vậy, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.

>>> Xem thêm: Suy thận độ 3 có chữa được không và nên làm gì để không đối mặt với nguy cơ chạy thận nhân tạo?

Những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, người bị suy thận nên tuân thủ

Như bạn Linh Nga đã đề cập ở trên, chế độ dinh dưỡng có tác động không hề nhỏ với người mắc suy thận.

Những thực phẩm nên hạn chế

- Hạn chế thịt gà, thịt ngỗng, thịt thú rừng, thận heo, nội tạng động vật (đối với người bị suy thận đi tiểu ra máu và có hàm lượng axit uric cao).

- Tránh ăn cua, cá trích, cá sú vàng, cá cơm, sò,…

- Giảm tiêu thụ cam, chanh, quýt, bưởi, chuối, dưa hấu, dứa, nho, đào, lựu,… (nếu người bệnh có tăng kali máu).

- Kiêng măng tre, gừng, rau bina, đậu đỗ, lạc, vừng, hạt điều, hạt dẻ,…

- Người bị suy thận không nên ăn quá nhiều muối.

Thực phẩm được khuyến khích

- Tinh bột: Nên ăn miến dong, gạo xay trắng, bột sắn dây, khoai sọ, khoai lang, bún, hủ tiếu, phở,… bởi những loại này có hàm lượng đường thấp.

- Chất đạm: Có trong thịt, cá, trứng, sữa,...

- Chất béo: Nên dùng dầu thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu,…).

- Chất xơ, vitamin: Bạn có thể sử dụng đa dạng các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ, tím, vàng.

Những lưu ý về nước uống

+ Nước uống: Lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng = 500ml  + lượng nước tiểu hàng ngày (tổng nước uống + nước canh trong bữa ăn).

+ Hạn chế uống rượu, thức uống có ga, trà đặc, cà phê,…

>>> Xem thêm: Cảnh báo mắc suy thận chỉ vì thói quen sinh hoạt, ăn uống mà nhiều người mắc phải

Hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả nhờ thảo dược

Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, bạn nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn để tăng cường chức năng thận từ bên trong. Đó là bổ sung sản phẩm thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi và tăng cường chức năng thận.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là sản phẩm được giới chuyên gia đánh giá cao là bởi đáp ứng được các mục tiêu trong điều trị suy thận đó là: Làm giảm các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do suy thận gây ra, tăng cường chức năng lọc máu, giải độc cho cơ thể, bảo vệ thận, cải thiện sức khỏe và kiểm soát tình trạng thiếu máu, giảm hồng cầu cũng như chỉ số creatinin, đảm bảo chức năng tiết hormone của thận, cân bằng điện giải, kiềm toan,…

Làm được điều trên là nhờ các thành phần có trong các sản phẩm thảo dược này, tiêu biểu như dành dành. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, dành dành chứa nhiều hoạt chất, trong đó, crocin – một chất thuộc nhóm carotenoid tác dụng tốt với tất cả các vấn đề về thận, ngoài việc cải thiện triệu chứng còn ngăn ngừa suy thận hiệu quả. Để tăng cường tác dụng của dành dành, các nhà khoa học đã lấy thảo dược này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều dược liệu quý khác giúp ngăn ngừa và cải thiện suy thận như:

- Đan sâm: Vị thuốc này có tác dụng tăng cường chức năng thận, cải thiện vi tuần hoàn thận, làm tăng đáng kể mức thanh thải và siêu lọc creatinin, ure, acid uric, từ đó rất hiệu quả với người bị suy thận.

- Hoàng kỳ: Giúp giảm protein niệu; Bảo vệ thận khỏi sự phá hủy; Cải thiện chức năng thận và triệu chứng của suy thận gây ra; Chặn đứng nguy cơ dẫn tới suy thận.

- Trầm hương: Là vị thuốc đông y quý hiếm, có tác dụng bổ khí, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, nhất là với thận.

- Bạch phục linh: Có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, làm lợi niệu, giảm phù thũng do suy thận gây ra.

- Râu mèo: Giúp lợi tiểu, tăng thải clorua, acid uric, ure – những chất độc ứ đọng khi bị suy thận.

- Mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa, bổ thận, giúp điều trị suy thận hiệu quả.

- Linh chi đỏ: Cải thiện chức năng thận bằng nhiều con đường khác nhau, triệt tiêu các superoxide (các gốc tự do), giúp bảo vệ gan và cấu trúc thận khỏi sự phá hủy, đây là điều cần thiết với người đang bị suy thận.

Người bị suy thận cần tuân thủ đúng đơn thuốc và phương pháp điều trị được chỉ định. Để tăng cường chức năng thận và cải thiện bệnh một cách tích cực nhất, hãy kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược một cách phù hợp, bạn nhé!

 

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia Thận – Tiết niệu