Suy thận độ 4, tiểu đường, tăng huyết áp khiến chị Huỳnh Thị Mỹ Vân (48 tuổi) – SĐT: 078.460.0842, trú tại 112B đường Thái Phiên, phường 2, quận 11, TP.HCM vô cùng mệt mỏi, đau đớn, sức khỏe suy giảm. Thật may mắn khi biết đến giải pháp giúp tăng cường chức năng thận, giờ đây, sức khỏe của chị Vân đã được cải thiện mà không cần phải chạy thận.

Suy thận độ 4 do biến chứng tiểu đường, tăng huyết áp

Trong khi ở tuổi này, nhiều phụ nữ vẫn đang phát triển nghề nghiệp ở đỉnh cao thì chị Vân phải ngồi một chỗ, chỉ quanh quẩn trong nhà, cuộc sống gắn liền với các loại thuốc chữa bệnh. Năm 2017, chị Vân bị sưng phổi với biểu hiện sốt, cộng thêm tiểu đường. Con gái phải đưa chị đi nhập viện ở TP.HCM. Sau trận ốm đó, chị Vân phải điều trị tiểu đường trường kỳ. Hàng ngày, chị chạy xe đi ship hàng, cuộc sống mưu sinh vất vả. Từ khi có bệnh tiểu đường, chị Vân phải ăn uống kiêng khem, không ăn không có sức đi làm, ăn vào thì đường lên cao, tim đập nhanh, nhức đầu, ho, khó thở, buồn nôn,... Đầu năm 2018, chị Vân thấy mệt mỏi, da vàng, tay chân sưng phù, tê bì, đau nhức mà không biết mình mắc bệnh gì. Đến khi đi làm không nổi, ngồi một chỗ không xong chị mới chịu đi khám. Được chỉ định làm các xét nghiệm máu và nước tiểu thì phát hiện ra chị đã bị suy thận độ 4

Chị Vân kể lại chặng đường bệnh tật của mình qua làn nước mắt: “Tôi bị tiểu đường nặng nên tháng nào cũng phải tái khám. Lúc bị tiểu đường, không hiểu sao tôi đau đầu, rất mệt mỏi. Khám tiểu đường rồi lại phát hiện huyết áp cao. Điều trị song song cả tiểu đường, huyết áp, tôi uống không biết bao nhiêu là loại thuốc. Người ta kêu tôi chạy thận vì chân tay sưng quá mà chạy thận thì tôi sợ chết hơn là tốn kém. Không chạy thận thì phải uống thuốc mà uống thuốc thì tăng gánh nặng cho thận. Tôi thấy bệnh tật như đang dồn mình vào bước đường cùng. Trong khi căn bệnh tiểu đường, huyết áp đòi hỏi tôi phải uống thuốc thường xuyên thì bệnh thận phải hạn chế hoặc kiêng tất cả các loại thuốc và thực phẩm hại thận. Vì tôi từ chối chạy thận nên người ta chuyển điều trị tiểu đường một phần bằng thuốc tiêm cho tôi, thuốc huyết áp không bỏ được và dùng thêm một số thuốc để duy trì chức năng thận”.

Gian nan trong “cuộc chiến” chữa suy thận

Hành trình chữa bệnh của chị Vân từ đó trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Cứ nửa tháng, chị lại phải có mặt ở bệnh viện để làm xét nghiệm và lấy thuốc. Mỗi lần đi khám, người chị đau nhức, đầu đau như búa bổ, mệt lả, huyết áp lên cao kèm theo ho không ngớt từ tối tới sáng. Lần đó, bị trúng mưa, tưởng cảm lạnh nên chị Vân nhờ người cạo gió, thấy tay bị cứng lại. Đi khám, bác sĩ thấy miệng méo có thể do tai biến nên kêu chị nhập viện điều trị hơn 20 ngày. Chị Vân kể: “Tôi nhập viện 1 tuần lễ nhưng mắt nhìn không thấy đường, tôi được cho đi khám mắt và được chẩn đoán do huyết áp cao dẫn đến hỏng giác mạc, ăn cơm cũng phải có người múc giùm, không dám qua đường vì sợ xe cộ. Mất hẳn khả năng nhìn, đang mất dần chức năng thận, cuộc đời tôi tăm tối, không tìm đâu ra con đường sáng để đi”.

Điều trị tích cực hơn 20 ngày, chị Vân được cho xuất viện về nhà điều trị tiếp. Trước khi xuất viện, chị được dặn dò nên ăn nhiều rau củ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá sẽ không có sức. Sau đợt điều trị, huyết áp và chỉ số đường huyết hạ nhưng sức khỏe thận của chị rất yếu. Về nằm nhà mà miệng chị Vân đắng ngắt, ăn không ngon, tay chân tê, nhức từ trong xương. Mỗi ngày, chị Vân đều uống thuốc tiểu đường và huyết áp vào buổi sáng, đến chiều thì tiêm một mũi thuốc tiểu đường ở bụng.