Yếu sinh lý là một rối loạn chức năng tình dục ở cả nam giới và nữ giới. Tuy vậy, khi bị yếu sinh lý, người bệnh thường có tâm lý lo ngại và không tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Điều này có thể gây ra nhiều hậu quả về tinh thần và thể chất. Vậy, làm thế nào để xác định và khắc phục tình trạng yếu sinh lý? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về vấn đề này.

Yếu sinh lý là như thế nào?

Yếu sinh lý là rối loạn chức năng tình dục. Yếu sinh lý biểu hiện bằng sự rối loạn cương dương, giảm ham muốn hoặc đau khi quan hệ, xuất tinh sớm,… Đa số các trường hợp yếu sinh lý diễn ra ở nam giới với các biểu hiện như di tinh, xuất tinh, liệt dương,... 

Tuy nhiên, nữ giới cũng có nguy cơ bị yếu sinh lý. Ở nữ giới thường có biểu hiện bằng sự giảm ham muốn, mất cảm giác trước khi quan hệ tình dục.

Yếu sinh lý được phân chia thành các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn nhẹ: Chưa có nhiều biểu hiện rõ ràng. Các hoạt động, ham muốn tình dục vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên người bệnh có thể bị suy nhược, mệt mỏi hơn.
  • Giai đoạn vừa: Những dấu hiệu về rối loạn chức năng tình dục rõ rệt hơn như quá trình cương cứng không giữ được lâu, tần suất xuất tinh giảm, khó làm cho dương vật cương cứng hơn.
  • Giai đoạn nặng: Ở giai đoạn này, khả năng sinh lý, sinh sản đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bạn có thể không còn ham muốn tình dục hoặc cảm thấy đau, sợ khi phải quan hệ tình dục.

Yếu sinh lý có nguy hiểm không?

Yếu sinh lý không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, khả năng sinh sản và thể chất của người bệnh.

yeu-sinh-ly-co-the-gay-anh-huong-den-suc-khoe-tinh-than-kha-nag-sinh-san.webp

Yếu sinh lý có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, khả năng sinh sản

>>XEM THÊM: Điều trị suy thận đối với người bị yếu sinh lý như thế nào?

Nguyên nhân yếu sinh lý là gì?

Sức khỏe, tâm lý, sử dụng các loại thuốc gây ảnh hưởng đến hormon sinh lý,… là những nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây yếu sinh lý. Cụ thể như sau.

Nguyên nhân trực tiếp

Sự cương cứng của dương vật chịu sự tác động bởi các adrenergic, kiểm soát nội sinh và những yếu tố co bóp từ nội mô. Khi quan hệ hoặc xuất hiện sự kích thích tình dục, oxit nitric được giải phóng từ các sợi thần kinh NANC (Non-adrenergic noncholinergic) và acetylcholine (giải phóng từ các sợi thần kinh phó giao cảm) sẽ khiến dương vật cương cứng.

Kết quả của quá trình này là làm giãn tế bào cơ trơn, máu được lấp đầy trong các mạch máu. Khi quá trình này rối loạn hoặc bị gián đoạn, yếu sinh lý xảy ra và được biểu hiện rõ rệt bằng sự rối loạn cương dương.

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến sự rối loạn này như sau:

Bệnh mạch máu, rối loạn nội mô: Các mạch máu dẫn đến bộ phận sinh dục bị tắc nghẽn, thu hẹp do bệnh lý liên quan đến mạch máu khác như xơ cứng động mạch. Điều này khiến máu lưu thông xuống bộ phận sinh dục bị suy giảm, dẫn đến yếu sinh lý. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng yếu sinh lý hiện nay.

Rối loạn thần kinh: Các dây thần kinh truyền xung động đến bộ phận sinh dục bị tổn thương gây yếu sinh lý. Tác nhân gây tổn thương có thể do tiểu đường, đột quỵ hoặc bệnh Parkinson, đa xơ cứng, rối loạn giấc ngủ,…

Trạng thái tâm lý: Não bộ đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt, tạo ra sự hưng phấn, kích thích khi quan hệ. Những yếu tố tâm lý như trầm cảm, căng thẳng, lo lắng,… khiến tín hiệu từ não bộ đến bộ phận sinh dục bị thiếu hụt, gây yếu sinh lý.

Yếu tố nội tiết tố: Sự suy giảm các hormone nội tiết tố như Androgen ở nam giới, Estrogen ở nữ giới cũng có thể gây ra tình trạng yếu sinh lý.

Suy-giam-hormone-noi-tiet-to-Androgen-co-the-gay-yeu-o-nam-gioi.webp

Suy giảm hormone nội tiết tố Androgen có thể gây yếu ở nam giới

Các yếu tố nguy cơ

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp ở trên, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị yếu sinh lý. Ví dụ như:

  • Bệnh lý nền: Bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao,… có thể làm tăng nguy cơ bị yếu sinh lý.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Sử dụng thuốc lá, rượu, ma túy hoặc các chất kích thích khác.
  • Các phương pháp điều trị y tế như xạ trị ung thư, phẫu thuật tuyến tiền liệt.
  • Sử dụng một số loại thuốc điều trị như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp,…

Nhận biết dấu hiệu yếu sinh lý

Mỗi mức độ yếu sinh lý sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Bạn có thể tham khảo những dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng sau đây để xác định rõ hơn.

Dấu hiệu lâm sàng

Yếu sinh lý thường có những dấu hiệu lâm sàng như sau:

Rối loạn cương dương: Là dấu hiệu phổ biến của yếu sinh lý. Đây là tình trạng dương vật không thể cương cứng theo mong muốn khi quan hệ hoặc chỉ cương cứng được trong thời gian rất ngắn.

Xuất tinh sớm: Yếu sinh lý gây ra chứng rối loạn xuất tinh. Nam giới có thể xuất tinh sớm chỉ ngay khi vừa mới quan hệ.

Giảm ham muốn tình dục: Bạn có thể không cảm thấy hứng thú đối với hoạt động quan hệ tình dục. Biểu hiện này có thể dễ nhận biết ở cả nam và nữ giới.

Giảm tiết chất nhờn: Biểu hiện này rõ rệt hơn ở nữ giới. Trong quá trình quan hệ, âm hộ tiết rất ít hoặc không tiết chất nhờn gây tình trạng khô rát.

Đau khi quan hệ: Có thể xảy ra ở nữ giới và nam giới, điều này khiến cả 2 không thể đạt được khoái cảm trong quá trình giao hợp.

Dấu hiệu khác: Nữ giới có thể xuất hiện rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, khó có con.

suy-giam-ham-muon-tinh-duc-la-mot-trong-cac-dau-hieu-yeu-sinh-ly.webp

Giảm ham muốn tình dục là một trong các dấu hiệu yếu sinh lý

Dấu hiệu cận lâm sàng

Để xác định chắc chắn hơn bạn có bị yếu sinh lý hay không, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán thông qua xét nghiệm cận lâm sàng. Bao gồm:

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC): Xác định các bệnh lý về máu.

  • Kiểm tra chức năng gan, thận: Xác định nguyên nhân gây ra yếu sinh lý có phải xuất phát từ thận, gan hay không?
  • Kiểm tra nồng độ lipid trong máu: Xác định bệnh xơ vữa động mạch.
  • Kiểm tra chức năng của tuyến giáp: Xác định các dấu hiệu, nguyên nhân yếu sinh lý từ hormone giới tính.
  • Xét nghiệm công thức máu: Đây là phương pháp chính để xác định bất thường nồng độ hormon testosterone và prolactin trong máu.
  • Phân tích nước tiểu: Phương pháp này có thể cung cấp cho bác sĩ nhiều dữ liệu như chỉ số protein, đường, testosterone,… để chẩn đoán yếu sinh lý.
  • Một số phương pháp chẩn đoán khác: Siêu âm, phản xạ Bulbocavernosus (đánh giá phản xạ cảm giác thần kinh ở bộ phận sinh dục), NPT (đo chức năng của dương vật khi người bệnh ở trạng thái ngủ say),…

Tổng hợp các cách chữa yếu sinh lý

Sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý, vật lý trị liệu, phẫu thuật,… là những phương pháp điều trị yếu sinh lý đang được áp dụng hiện nay. Cụ thể như sau.

Thuốc chữa yếu sinh lý

Bạn có thể được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc để điều trị, cải thiện các triệu chứng của yếu sinh lý. Hầu hết những loại thuốc này được hướng dẫn sử dụng trước khi quan hệ từ 30 – 60 phút. Do đó, bạn có thể thấy rằng phương pháp này khó có thể điều trị được căn nguyên của bệnh.

Những loại thuốc có thể được sử dụng như sildenafil (Viagra), vardenafil (Levitra), tadalafil, avanafil (Stendra),… Ngoài ra, bạn cũng có thể được kê đơn thuốc ức chế PDE-5. Tuy vậy, loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như suy giảm thính lực, thị giác.

Hiếm được sử dụng hơn là prostaglandin E1, papaverin, phentolamine,… Đây là các loại thuốc được tiêm trực tiếp vào bộ phận sinh dục. Phù hợp với các trường hợp yếu sinh lý do tâm lý, thần kinh hoặc tình trạng mạch máu gây ra.

ban-co-the-su-dung-mot-so-loai-thuoc-de-cai-thien-yeu-sinh-ly.webp

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để cải thiện triệu chứng yếu sinh lý

Liệu pháp tư vấn tâm lý

Với tình trạng yếu sinh lý có nguyên nhân từ tâm lý như căng thẳng, trầm cảm, lo lắng,… bạn có thể được điều trị bằng phương pháp này. Bác sĩ sẽ có những buổi trò chuyện tâm lý để giúp bạn giải quyết được:

  • Yếu tố gây ra tình trạng căng thẳng, lo ngại chính.
  • Các cảm xúc của bạn trước, trong và sau khi quan hệ.
  • Các xung đột trong tiềm thức gây ảnh hưởng đến quan hệ tình dục.

Bài tập vật lý trị liệu

Bạn cũng có thể được hướng dẫn một số bài tập vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng yếu sinh lý. Ví dụ như:

  • Bài tập Kegel: Động tác của bài tập này khá đơn giản, giúp bạn có thể tăng cường cơ sàn chậu. Cách thực hiện như sau: Xác định cơ sàn chậu bằng cách ngừng đi tiểu giữa dòng. Quan sát các cơ đang hoạt động, đây là cơ sàn chậu. Thực hiện co các nhóm cơ này trong 3s, sau đó thả ra như bình thường. Lặp đi lặp lại từ 10 – 20 lần, thực hiện 3 lần/ngày.
  • Ngoài các bài tập, một số phương pháp vật lý trị liệu khác có thể được áp dụng như: Sóng viba, quang vật lý trị liệu, sóng ngắn, sử dụng các thiết bị chân không,… sẽ hỗ trợ kích thích dây thần kinh ở bộ phận sinh dục.

Phẫu thuật khi cần thiết

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn hoặc do bẩm sinh, bạn sẽ được điều trị bằng phẫu thuật. Ví dụ như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ hoặc mở rộng bao quy đầu.
  • Phẫu thuật tạo hình dương vật, cấy ghép dương vật giả hoặc thay đổi cấu trúc của dương vật.
  • Phẫu thuật nối thông động mạch.

phau-thuat-co-the-duoc-thuc-hien-neu-tinh-trang-yeu-sinh-ly-nghiem-trong-hon.webp

Phẫu thuật có thể được thực hiện nếu tình trạng yếu sinh lý nghiêm trọng hơn

>>XEM THÊM: Vừa tiểu nhiều lần trong đêm lại vừa có dấu hiệu ảnh hưởng đến sinh lý, nên lưu ý những gì?

Cải thiện hỗ trợ chữa yếu sinh lý tại nhà

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), thay đổi lối sống và chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong điều trị yếu sinh lý, đặc biệt ở người trẻ tuổi..

Bị yếu sinh lý nên ăn gì?

Người bị yếu sinh lý nên áp dụng những nguyên tắc sau đây trong chế độ ăn uống:

  • Tăng cường thực phẩm có nhiều khoáng chất, vitamin, giàu canxi. Ví dụ như hàu, trứng gà, cá hồi, các loại hạt,…
  • Bổ sung thêm trái cây, rau xanh, đặc biệt là những loại tốt cho sinh lý của nam giới. Ví dụ như táo, củ dền, bơ, cà chua, dưa hấu,…
  • Cung cấp đủ lượng đạm cần thiết cho cơ thể, khoảng 1g/kg mỗi ngày.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết, trung bình từ 1.5 – 2 lít/ngày.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn chiên rán, đồ quá ngọt, quá mặn, các chất kích thích, rượu, bia, nội tạng động vật, thực phẩm có nhiều carbohydrate tinh chế,…

Bạn có thể tham khảo thêm về chế độ ăn Địa Trung Hải. Theo các nghiên cứu, khi kết hợp chế độ ăn này cùng với tập luyện thể thao, tình trạng yếu sinh lý, rối loạn cương dương sẽ được cải thiện rõ rệt.

Cải thiện lối sống, sinh hoạt

Theo số liệu từ NIH, người bị yếu sinh lý được khuyến nghị nên thực hiện tập luyện thể thao đều đặn hàng ngày với mức độ trung bình 30 phút/ngày. Bạn cũng nên cải thiện và kiểm soát cân nặng ở mức độ phù hợp với thể trạng, chiều cao của cơ thể.

Bạn cần dừng hút thuốc lá, cải thiện các vấn đề gây căng thẳng tâm lý. Điều này cũng giúp cải thiện được sự cương cứng, sức khỏe sinh lý của bạn.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm những loại thảo dược có tác dụng cải thiện chức năng của thận, từ đó giúp tăng cường sinh lý và giảm tình trạng xuất tinh sớm. Một số loại thảo dược bạn có thể tham khảo như đan sâm, dành dành, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… 

Trong đó thảo dược dành dành đã được nghiên cứu của tác giả Xiaobo Li và cộng sự (2017) chứng minh có tác dụng ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô và trung mô thận, từ đó giảm đáng kể tình trạng xơ hóa và tổn thương thận. Điều này có tác động tích cực tới quá trình điều trị yếu sinh lý do suy giảm chức năng thận.

mot-so-thao-duoc-cai-thien-chuc-nang-than-tang-cuong-sinh-ly.webp

Một số thảo dược giúp cải thiện chức năng thận, tăng cường sinh lý

Sử dụng phối hợp các dược liệu với nhau sẽ giúp cải thiện chức năng của thận. Thận khỏe mạnh sẽ đảm bảo được quá trình sản xuất hormone ở nam giới được cân bằng hơn, cải thiện được sự lưu thông máu đến bộ phận sinh dục. Từ đó giúp tăng cường sinh lý tốt hơn.

Yếu sinh lý đang ngày càng phổ biến hơn do nhiều yếu tố như áp lực, căng thẳng từ cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống thiếu khoa học,… Nếu bạn đang có bất kỳ dấu hiệu yếu sinh lý nào, hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám trong thời gian sớm nhất.

Những thông tin trong bài chia sẻ hôm nay chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu cần giải đáp chi tiết hơn về vấn đề yếu sinh lý, hãy để lại số điện thoại hoặc câu hỏi dưới phần bình luận, đội ngũ dược sĩ sẽ hỗ trợ cho bạn.

Tham khảo

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5027992/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16395326/

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10035-erectile-dysfunction