Cách trị sỏi niệu quản bằng mẹo dân gian ngay tại nhà đang được nhiều người áp dụng với ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện, an toàn. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng và hiểu rõ tình trạng bệnh cũng như cách thực hiện sao cho đúng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Hôm nay, ichthanvuong.co sẽ đưa ra 3 cách trị sỏi niệu quản mà dân gian hay dùng, hãy theo dõi để lựa chọn cho mình một phương pháp hiệu quả nhé!

Sỏi niệu quản là gì?

Niệu quản là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, đóng vai trò làm đường ống dẫn nước tiểu từ trên thận xuống dưới bàng quang. Sỏi niệu quản được hiểu là tình trạng sỏi hình thành và nằm trong lòng niệu quản, gây tắc nghẽn đường nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Từ đó, nước tiểu ứ đọng khiến các tế bào tiểu cầu ở thận bị tổn thương, làm thận giãn to, mỏng dần. Bệnh gây biến chứng rất nhanh và nặng nề đến thận cũng như đường tiết niệu. Đa số sỏi có hình bầu dục nhẵn hoặc xù xì với kích thước đường kính trên dưới 1cm. Sỏi có thể xuất hiện ở bất cứ khu vực nào của niệu quản nhưng thường gặp nhất là 3 vị trí hẹp sinh lý là: Đoạn nối thận vào niệu quản, đoạn nối niệu quản vào bàng quang và đoạn niệu quản nằm phía trước động mạch chậu. Hầu hết các bệnh nhân mắc sỏi niệu quản có độ tuổi từ 30 – 60, với tỷ lệ mắc cao nhất là từ 35 – 45 tuổi.

Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi niệu quản, thường là do:

- Sỏi thận: Sỏi niệu quản do sỏi từ thận rơi xuống (80%). 

- Hậu quả của các bệnh khác như: Bệnh gút, vấn đề tuyến giáp, viêm lao, giang mai, thương tổn niệu quản do các phẫu thuật khác gây nên.

- Dị dạng niệu quản bẩm sinh: Niệu quản phình to, niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ,... là những nguyên nhân gây ứ đọng nước tiểu, dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể kết tụ thành sỏi.

- Tăng bất thường canxi trong máu: Do canxi huyết tăng cao khiến canxi niệu cũng tăng, dẫn đến rối loạn tuyến chuyển hóa canxi, viêm nhiễm mạn tính,...

- Nước tiểu bị quá bão hòa về oxalat và muối canxi.

Biểu hiện của sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản khi tăng dần về kích thước, sỏi có cạnh sắc nhọn di chuyển từ thận xuống sẽ cọ xát vào niêm mạc niệu quản và gây nên nhiều đau đớn, khó chịu. Các triệu chứng điển hình bao gồm:

– Cơn đau quặn thận: Đây là biểu hiện thường gặp nhất, xuất hiện sau khi vận động gắng sức. Đau dữ dội ở một bên mạn sườn – thắt lưng, sau đó lan ra sau lưng đến vùng hạ sườn bên đối diện, có thể lan xuống vùng bẹn và bộ phận sinh dục ngoài. Đau thường theo từng cơn có thể kéo dài đến hàng giờ.

– Tiểu rắt: Đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít.

– Tiểu buốt: Cảm giác đau buốt mỗi lần khi đi tiểu.

– Tiểu ra máu: Nước tiểu có màu hồng nhạt do sỏi cọ xát gây tổn thương niệu quản.

– Nước tiểu mùi hôi khó chịu, có mủ, những dấu hiệu này thường xuất hiện khi sỏi gây viêm đường tiết niệu.

– Buồn nôn, sốt cao, ớn lạnh khi bị nhiễm trùng thận.

Sỏi niệu quản có nguy hiểm không?

Nhiều người chủ quan cho rằng, những viên sỏi niệu quản chỉ nhỏ vài mm sẽ không nguy hiểm mà không hề biết nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Dưới đây là những biến chứng không nên chủ quan khi bị sỏi niệu quản:

Tắc nghẽn đường tiết niệu

Khi sỏi chặn đứng dòng chảy của nước tiểu sẽ khiến nước tiểu ứ đọng ở nhiều ngóc ngách trong thận và phía trên của viên sỏi, đài – bể thận, niệu quản bị giãn. Tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng thận hoặc gây cơn đau quặn thận dữ dội.

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Khi sỏi niệu quản làm ứ nước hay viên sỏi di chuyển cọ xát gây chảy máu,… là những điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây viêm thận, viêm bể thận, viêm các kẽ thận, thận ứ mủ,…

Suy giảm chức năng thận

Tình trạng tắc nghẽn đường tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu,… sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến chức năng của thận, lâu dần gây suy thận cấp hoặc mạn tính, có thể nguy hiểm đến tính mạng người mắc.

3 cách chữa sỏi niệu quản bằng mẹo dân gian cực dễ làm

Hiện nay, bên cạnh phác đồ điều trị sỏi niệu quản bằng tây y thì các bài thuốc đông y có nguồn gốc từ thiên nhiên được nhiều người lựa chọn. Cách trị sỏi niệu quản từ các loại rau như: Ngò gai, cây ngổ, quả dứa,… đã được ông bà ta áp dụng hiệu quả khi y học hiện đại còn chưa phát triển. Dưới đây là những cách chữa sỏi niệu quản bằng mẹo dân gian bạn có thể thực hiện tại nhà:

Chữa sỏi niệu quản bằng đu đủ xanh

Đu đủ xanh là một trong những bài thuốc chữa sỏi niệu quản tự nhiên mang lại hiệu quả khá bất ngờ, song không phải ai cũng biết. Theo đó, để chữa sỏi niệu quản bằng đu đủ xanh, bạn hãy thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:

Lấy trái đu đủ xanh, cắt đầu, đuôi và bỏ hạt, giữ nguyên phần vỏ. Cho thêm chút muối và nấu cách thủy đến khi mềm, để nguội và ăn hết cả vỏ. Thực hiện cách này trong vòng 1 tuần.

Chữa sỏi niệu quản bằng quả dứa

Trong đông y, dứa được biết đến là vị thuốc giúp chữa bệnh, trong đó có sỏi niệu quản. Dứa có vị chua, tính bình, được dùng để giải khát, sinh tân dịch và kích thích tiêu hóa. Hầu hết các bộ phận trên cây dứa đều có khả năng chữa bệnh, cụ thể:

- Nước ép quả dứa giúp nhuận tràng, tiêu tích trệ.

- Nước ép lá dứa và quả dứa chưa chín có thể tẩy độc, kích thích tiêu hóa.

- Nõn dứa giúp thanh nhiệt, giải độc.

- Ngoài ra, rễ cây dứa còn có tác dụng lợi tiểu, chữa tiểu tiện không thông và điều trị sỏi niệu quản.

Bạn có thể chữa sỏi niệu quản với dứa như sau: Lấy 1 quả dứa chín, gọt sạch vỏ bên ngoài và các mắt dứa. Tiến hành khoét một lỗ ở giữa sao cho vẫn còn nắp, bỏ ít phèn chua vào trong, đậy lại rồi đem đi nấu chín. Sau đó, ép lấy nước uống, chia làm 2 lần trong ngày.

Chữa sỏi niệu quản bằng rau ngổ

Theo đông y, rau ngổ có vị cay, hơi chát, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ viêm,... Bên cạnh đó, rau ngổ còn có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận, do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện đẩy sỏi niệu quản ra ngoài.

Để chữa sỏi thận với rau ngổ, bạn thực hiện như sau: Lấy 50 – 100g rau ngổ tươi, rửa sạch, sau đó xay làm sinh tố để uống hàng ngày. Sử dụng đều đặn trong thời gian từ 15 – 30 ngày. Hoặc bạn cũng có thể dùng rau ngổ tươi đem nấu với 2 chén nước, để nước sôi trong 20 phút, lọc lấy nước và đợi nguội rồi uống.

Hỗ trợ điều trị sỏi niệu quản hiệu quả từ thảo dược

Mặc dù các bài thuốc từ dân gian nêu trên có tác dụng chữa sỏi niệu quản nhưng phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới nhận thấy tác dụng, khiến nhiều người dễ nản chí và bỏ cuộc. Bên cạnh đó, chúng cũng không thể tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh nên sỏi sẽ tái phát với mức độ trầm trọng hơn. Mục tiêu điều trị sỏi niệu quản một cách an toàn và bền vững là phải bào mòn sỏi, ngăn chặn được những yếu tố hình thành sỏi, chống nhiễm khuẩn, tránh tối đa nguy cơ phải can thiệp phẫu thuật.

Nhận biết được điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khoẻ với thành phần từ thảo dược có thành phần chính chiết xuất từ thảo dược dành dành. Theo đông y, cành và lá cây dành dành vị đắng chát, tính hàn, thường dùng để chữa nhọt độc, đầu đinh, giúp làm lành vết thương cũng như chữa các vấn đề liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, điều hòa huyết áp, nâng cao hệ miễn dịch ở thận, tăng cường lưu thông máu. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dành dành chứa nhiều hoạt chất, trong đó, crocin - một chất thuộc nhóm carotenoid có tác dụng rất tốt với các vấn đề về thận, giúp ngăn ngừa sỏi thận, sỏi niệu quản cũng như hỗ trợ bào mòn sỏi hiệu quả.

Ngoài dành dành, sản phẩm còn là sự kết hợp của nhiều dược liệu quý khác như: Đan sâm, mã đề, bạch phục linh, râu mèo,… hướng đến mục tiêu chung là loại bỏ sỏi, dự phòng tái phát. Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi niệu quản và ngăn ngừa biến chứng sang suy thận, sản phẩm này còn giúp: 

+ Cải thiện các triệu chứng khi bị suy thận như: Mệt mỏi, phù, đau đầu, thiếu máu,…

+ Kiểm soát các bệnh là nguyên nhân gây suy thận như: Sỏi thận, đái tháo đường, tăng huyết áp,…

+ Giúp bảo vệ và tăng cường chức năng thận.

+ Làm chậm diễn tiến của suy thận và giảm nhu cầu chạy thận.

Người bệnh nên giữ tâm lý thoải mái, áp dụng chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, thực hiện 3 cách chữa sỏi niệu quản bằng mẹo dân gian kể trên và đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa tái phát nhé!