Nơi hòn sỏi trú ngụ, đường tiết niệu bị kích thích đưa đến co thắt, bóp chặt hòn sỏi dẫn đến tắc đường tiểu, hậu quả là nước tiểu ứ đọng, gây tăng áp lực đột ngột ở đài - bể thận làm nên các cơn đau quặn thận (cơn đau bão thận). Đầu tiên chỉ đau ê ẩm vùng thắt lưng, đau tăng lên khi vận động nặng, đi đường dài, đạp xe…

Những dấu hiệu của cơn đau quặn thận

Đau: Tính chất đau dữ dội, mãnh liệt, cảm giác bị co thắt bên trong, lăn lộn, không nằm ở tư thế nào để giảm đau, nôn và buồn nôn. Vị trí: Vùng hố sườn lưng 1 bên hay 2 bên cả vùng hạ sườn. Tức nói khi vỗ vào hố lưng, có thể sờ thấy thận nếu to, chạm thận-bập bềnh thận dương tính. Hướng lan: Từ hố thắt lưng lan xuống dưới hoặc ra phía trước đến hố chậu rồi bộ phận sinh dục ngoài và mặt trong đùi.

Tiểu tiện: Tiểu máu, sau cơn đau quặn thận, máu toàn bãi, thường tái phát khi bệnh nhân rung chuyển nhiều và mạnh, đỡ dần khi nghỉ ngơi. Ngoài máu có thể tiểu ra mủ (dấu hiệu cần nghĩ đến sỏi thận), tiểu buốt hay gắt (nếu viêm đài - bể thận).

Sốt: Sốt cao, rét run nếu có viêm đài - bể thận. Để chắc chắn cần xét nghiệm nước tiểu: Tìm các tinh thể (calci oxalat hay phosphat, acid uric, citrat, magnesium…), đo pH, cấy nước tiểu. Siêu âm, chụp thận UIV, UPR hay không chuẩn bị. Xét nghiệm máu: Định lượng hormon tuyến cận giáp, công thức máu.

Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ bị thận tuy nhiên với một số người mắc một số chứng bệnh nhất định thì nguy cơ này sẽ cao hơn.

Dưới đây là danh sách một số loại bệnh làm tăng nguy cơ mắc chứng bệnh

Sỏi thận hình thành như thế nào?

Sỏi thận hình thành do lắng đọng các chất trong thận. Lúc đầu sỏi chỉ  là có kích thước hiển vi sau đó lớn dần lên.

Thận có chức năng lọc các chất thải từ máu và sản xuất nước tiểu. Khi các chất thải trong nước tiểu không được hòa tan hoàn toàn sẽ dẫn đến sự hình thành các tinh thể. Quá trình lắng đọng tiếp tục dẫn  đến hình thành sỏi.

Sỏi thận được hình thành dưới các dạng tinh thể khác nhau. Hầu hết là calcium oxalate, calcium phosphate. Khoảng 75% sỏi thận là sỏi canxi. Các hợp chất hóa học khác có thể tạo sỏi trong ống tiết niệu như axit uric, magnesium ammonium phosphate, và tinh thể axit amino.

Các bệnh làm tăng nguy cơ sỏi thận

Bệnh gout: làm tăng hàm lượng axit uric trong máu và nước tiểu, do vậy có thể dẫn đến sự hình thành sỏi axit uric.

Cường canxi (hàm lượng canxi cao ở trong nước tiểu). Những người mắc chứng bệnh này thường có quá nhiều canxi được hấp thụ từ thức ăn và bài tiết qua nước tiểu, hình thành nên sỏi calcium oxalate hoặc calcium phosphate.

Một số căn bệnh khác làm tăng nguy cơ sỏi thận bao gồm chứng tăng năng tuyến cận giáp, các bệnh thận như nhiễm toan ống thận.

Chứng tiểu ra cystin (cystinuria) và tăng oxalat niệu (hyperoxaluria) là hai rối loạn chuyển hoá di truyền hiếm gặp khác thường gây ra sỏi thận

Các bệnh mạn tính như tiểu đường và tăng huyết áp và những người mắc chứng bệnh viêm nhiễm đường ruột cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận

Một số loại thuốc cũng gây ra sỏi thận như thuốc lợi tiểu, thuốc giảm axit trong dạ dày có chứa canxi và thuốc Crixivan – một loại thuốc dùng điều trị nhiễm HIV.

Các yếu tố về chế độ ăn cũng tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như tiêu thụ quá nhiều protein động vật, chế độ ăn hàm lượng muối cao, ăn quá nhiều đường, quá nhiều vitamin D hay rau bina (một loại rau có chứa hàm lượng cao oxalate).

Do đó, với những người mắc các chứng bệnh kể trên cần có chế  độ chăm sóc phù hợp để giảm đến tối thiểu nguy cơ mắc bệnh sỏi thận nguy hiểm. Tốt nhất, chúng ta nên biết tự chăm sóc bản thân, tránh xa những thói quen không tốt để có thể có sức khỏe tốt nhất.