Chào bạn.
Nguyên tắc đầu tiên là phải uống nhiều nước, mỗi ngày 3 lít hoặc hơn. Mục đích là để làm loãng nước tiểu, tránh cho sỏi có điều kiện kết tinh, hình thành sỏi mới. Ngoài ra, tuỳ theo nguyên nhân gây sỏi, người bệnh cần có chế độ ăn khác nhau.
Đàn ông dễ bị sỏi thận hơn do đường ống tiết niệu dài và "ngoằn ngoèo" hơn nữ giới. Lứa tuổi từ 30-50 có nguy cơ bị sỏi thận cao nhất. Ngoài ra, người có nếp sống tĩnh tại, ít hoạt động hoặc bị nhiễm trùng đường tiểu dai dẳng đều có nguy cơ mắc bệnh này khá cao.
Sỏi thận thực ra, phải gọi là sỏi đường tiết niệu mới đúng vì có thể gặp các hòn sỏi ở bất cứ nơi nào trên hệ thống "đường tiểu" như thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Những hạt này thường là các chất lắng cặn kết tinh và tụ quanh một hạt nhân hữu cơ. Khoảng 90% các hạt sỏi chứa chất canxi. Sau khi hình thành, chúng đi vào niệu quản. Cũng khoảng 90% các viên sỏi có kích thước nhỏ, có thể dễ dàng lọt qua niệu quản mà không gây "ách tắc giao thông". Nhưng nếu lớn, chúng có thể làm tắc cả niệu quản và gây ra cơn đau thận ở bên hông phía sau, đau lan toả hướng xuống háng theo đường tiểu. Cơn đau thận đôi khi có các triệu chứng ớn lạnh, sốt, buồn nôn kèm theo.
Bệnh hay xảy ra thứ phát sau khi bị các rối loạn chuyển hoá canxi như thừa vitamin D
Chuyên gia thận tiết niệu