Những người bị bệnh suy thận mạn thường phải làm các xét nghiệm định kỳ, cầm tờ kết quả trên tay, nhưng ít ai biết đến ý nghĩa của những chỉ số xét nghiệm đó, bài viết sau đây cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các chỉ số xét nghiệm đánh giá chức năng thận.
Ý nghĩa của 10 chỉ số xét nghiệm cho bệnh nhân suy thận
Serum Creatinine: Creatinine là một chất thải có trong máu của cơ thể. Nó thường được thận lọc ra ngoài qua nước tiểu. Nhưng khi bị suy thận, nồng độ creatinine trong máu tăng. Bác sĩ thường dùng kết quả kiểm tra creatinin huyết thanh để tính toán mức lọc cầu thận của người bệnh.
Mức lọc cầu thận (GFR): GFR đánh giá chức năng thận đang hoạt động bao nhiêu phần trăm. Chỉ số này có thể được tính toán từ chỉ số creatinin.
Blood Urea Nitrogen (BUN): Urê nitơ là một sản phẩm chất thải của cơ thể xuất hiện trong máu do sự phân hủy protein từ các loại thực phẩm đạm, thịt được ăn vào. Khi bị suy thận, chỉ số BUN tăng. BUN cũng có thể tăng lên trong trường hợp bệnh nhân ăn nhiều protein, và chỉ số này có thể giảm nếu ăn ít protein.
Protein: Khi quả thận bị hư hỏng, sẽ xảy ra sự rò rỉ protein trong nước tiểu. Xét nghiệm phát hiện protein trong nước tiểu là một xét nghiệm được thực hiện khá nhanh và đơn giản.
Microalbumin niệu: Đây là một xét nghiệm rất nhạy mà có thể phát hiện một lượng nhỏ protein trong nước tiểu.
Creatinine nước tiểu: Xét nghiệm này cho biết nồng độ creatinine trong nước tiểu của bệnh nhân, chức năng thận giảm, suy thận thì sự bài tiết này cũng giảm, creatinine trong máu tăng, trong nước tiểu giảm.
Albumin huyết thanh: Albumin là một loại protein được tạo thành từ protein ăn vào cơ thể mỗi ngày. Xét nghiệm thấy albumin trong máu thấp có thể do cơ thể không nạp đủ lượng đạm, thịt từ chế độ ăn uống.
nPNA: đây là một xét nghiệm cho biết bạn có đang ăn đủ chất đạm hay không.
SGA: chuyên gia dinh dưỡng có thể sử dụng chỉ số SGA để giúp kiểm tra các vấn đề về dinh dưỡng. Nếu chỉ số của bạn quá thấp, chứng tỏ dinh dưỡng không đủ, hãy hỏi chuyên gia làm thế nào để cải thiện nó.
Hemoglobin: Hemoglobin là một phần của hồng cầu mang oxy từ phổi đến các tế bào trong cơ thể. Ở người suy thận thường hay bị thiếu máu, làm cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và có rất ít năng lượng để sinh hoạt cũng như lao động.
Cải thiện chức năng thận cho người suy thận
Với các bệnh nhân bị suy thận, việc đi xét nghiệm định kỳ là điều rất cần thiết để đánh giá chức năng thận, và bên cạnh đó người bệnh cần phải tuân thủ điều trị của bác sĩ, ngoài ra chủ động sử dụng thêm các sản phẩm giúp tăng cường chức năng thận là biện pháp rất tích cực. Sản phẩm thảo dược với thành phần chính là dành dành, kết hợp thêm các thảo dược, vị thuốc quý khác như linh chi đỏ, râu mèo, mã đề, bạch phục linh, trầm hương, Co-enzym Q10,... giúp lợi tiểu, giảm các triệu chứng phù, mệt mỏi, cải thiện các vấn đề về rối loạn tiểu tiện, các chỉ số như creatinine, ure cho người suy thận. Đã có nhiều người bị suy thận sử dụng sản phẩm này cho hiệu quả tốt. Bà Ngô Thị Miền ở Hà Nội đã may mắn kiểm soát được căn bệnh suy thận độ 2 nhờ dùng dùng sản phẩm thảo dược có thành phần chính dành dành.