Dựa vào mức lọc cầu thận, người ta chia sự phát triển của bệnh suy thận được chia thành 5 giai đoạn phản ánh các mức độ của chức năng thận. Nhìn chung, với bệnh nhân suy thận mạn, nguyên tắc chung trong chế độ dinh dưỡng đó là: Hạn chế muối, các chất đạm, thức ăn chứa nhiều K, P , ăn các chất giàu năng lượng, đủ vitamin,…

Các thức ăn cần hạn chế:

Hạn chế muối: Ăn nhạt nếu có phù, những người mắc bệnh về thận cần phải ăn nhạt và không nên ăn quá 2 - 4g muối mỗi ngày.

Hạn chế đạm: Hạn chế ăn đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật. Ưu tiên sử dụng nguồn đạm chất lượng cao như: thịt gia cầm, thịt nạc thăn, cá, lòng trắng trứng,…

Hạn chế dùng dầu mỡ trong chế biến thức ăn, nên chọn phương pháp chế biến là luộc hay nướng.

-Hạn chế ăn thức ăn giàu Kali: như cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, dâu, các loại quả chua, nên ăn các loại quả ngọt. Có thể ăn rau sau luộc 2-3 lần nước, nên bỏ nước ăn cái. Nếu vô niệu không được ăn rau, hạn chế ăn các loại rau có tính chua như mồng tơi, rau đay, rau ngót...

-Hạn chế Phospho: phomat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, rau quả khô: đậu đỗ...

Thức ăn được khuyến khích

-Chất bột: ưu tiên ăn nhiều chất bột, ít giàu đạm như: khoai lang, khoai sọ, khoai tây, sắn, miến dong. Hạn chế ăn gạo, mì: không nên ăn quá 150g/ngày.

-Chất đường: đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt.

-Chất béo: có thể ăn nhiều hơn người bình thường, khoảng 30-40g/ngày. Ưu tiên chất béo thực vật (chiếm 2/3), 

-Bổ sung calci.

-Bổ sung vitamin: các vitamin nhóm B, vitamin C,, acid folic...

Nước uống

-Nước uống: thông thường lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng = 500ml + lượng nước tiểu hàng ngày (tổng nước uống + nước canh trong bữa ăn...).

-Hạn chế đồ uống có ga, cồn: bia, rượu.

Thực đơn mẫu: Gạo tẻ 50-100 g. Khoai sọ, khoai lang 200-300 g. Miến dong 100-120 g. Bột sắn, bột đao 20 g. Đường kính 30-50 g. Sữa tươi 100-200 ml. Thịt nạc hoặc cá 50 g. Trứng vịt, gà 1 quả, tuần ăn: 2-3 lần. Dầu ăn 20-30 g. Rau 200-300 g. Quả chín 200-300 g.