Tôi có người nhà bị suy thận độ 3, theo như tôi được biết thì bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối trước khi chạy thận nhân tạo cần phải làm phẫu thuật gì có đúng không thưa bác sĩ, làm thế nào để giúp bệnh của người nhà tôi chậm tiến triển sang giai đoạn cuối, mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.
Trả lời:

Đúng như bạn đã biết, với những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, trước khi tiến hành phương pháp điều trị chạy thận nhân tạo, bệnh nhân được phẫu thuật tạo một đường mạch máu để chạy thận nhân tạo, gọi là phẫu thuật mổ cầu tay. Đường máu này được xem như là đường sống còn của người bệnh thận giai đoạn cuối. Đây là một phẫu thuật tạo đường mạch máu có lưu lượng và áp lực cao (của động mạch) và nằm ở vị trí nông (của tĩnh mạch), được sử dụng trong nhiều năm và là phương pháp mới được áp dụng thành công.

Phương pháp mổ cầu tay cụ thể như thế nào?

Mỗi lần chạy thận nhân tạo, người bệnh cần một đường mạch máu để kết nối với hệ thống máy lọc thận nhân tạo. Hai phương pháp đang được sử dụng hiện nay (đặt ống nòng đôi có kết nối ngoài vào động mạch ở tay và tĩnh mạch kế cận hoặc đặt qua ống kim luồn lớn vào tĩnh mạch lớn) chỉ là đường mạch máu tạm thời và chỉ sử dụng được từ vài tuần đến vài tháng và có nguy cơ nhiễm trùng cao. Để có một đường mạch máu sử dụng lâu dài, có lưu lượng và áp lực cao (của động mạch) và nằm ở vị trí nông (của tĩnh mạch), đồng thời có thể chọc kim để kết nối với máy mỗi lần chạy thận, hiện nay bệnh nhân thường được thực hiện phẫu thuật tạo đường mạch máu bằng cách tạo lỗ dò động tĩnh mạch rồi nối trực tiếp tĩnh mạch đầu vào động mạch quay tại vị trí cổ tay.

Đây là một kỹ thuật phẫu thuật vi phẫu, vị trí đầu tiên được chọn lựa để phẫu thuật là ở cổ tay của tay không thuận, được nối giữa tĩnh mạch và động mạch quay, đây là vị trí xa nhất để tạo ra đường mạch máu dài nhất có thể được. Bệnh nhân được gây tê tại chỗ hoặc gây tê vùng cánh tay. Nếu lần phẫu thuật ở cổ tay thất bại, những lần mổ sau, vị trí lần lượt gần hơn ở cẳng tay cho đến khuỷu, nối giữa tĩnh mạch đầu và động mạch cánh tay. Sau 4 đến 6 tuần phẫu thuật, bệnh nhân đã có một đường tĩnh mạch đã được động mạch hóa để có thể gắn kim và đủ lưu lượng để chạy thận nhân tạo trong nhiều năm. Phẫu thuật viên không chỉ làm phẫu thuật tạo lỗ dò đường mạch máu mà còn phải đảm bảo cho đường mạch máu đó có đủ chiều dài và lưu lượng để sử dụng an toàn trong nhiều năm còn lại của người bệnh.

Ngăn ngừa suy thận chuyển sang giai đoạn cuối

Để ngăn ngừa bệnh suy thận mạn tiến triển sang giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo, bệnh nhân suy thận, như người nhà bạn là đang ở suy thận độ 3, nên có các biện pháp kiểm soát bệnh. Về chế độ dinh dưỡng, nên tuân thủ theo bác sĩ điều trị, hạn chế các loại đạm thực phẩm khó tiêu, hạn chế ăn quá nhiều đạm, nên áp dụng chế độ ăn nhạt để giảm áp lực cho thận phải làm việc, kiêng rượu bia thuốc lá và các tác nhân gây hại cho thận, tập luyện thể dục thể thao với cường độ vừa phải và thường xuyên. Bên cạnh đó sử dụng các sản phẩm giúp tăng cường chức năng thận, đặc biệt kể đến là sản phẩm có thành phần chính là dành dành kết hợp với các vị dược liệu quý khác như đan sâm, hoàng kỳ, mã đề…là những vị thuốc bổ thận, tăng cường chức năng thận, giúp ngăn ngừa nguy cơ suy thận chuyển biến sang giai đoạn cuối, sản phẩm còn được bổ sung thêm L- Carnitine fumarate, Co- Enzym Q10, linh chi đỏ, trầm hương giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng, giảm mệt mỏi.