Câu hỏi: Xin chào bác sĩ, tôi bị suy thận độ 2 gần một năm nay. Dạo gần đây tôi thấy hai chân bị phù và ấn lõm. Tôi lo lắng liệu tình trạng phù do suy thận như vậy có phải là bệnh đang tiến triển nặng hơn hay không? Nhiều người bảo với tôi rằng cần chú ý hơn về mặt dinh dưỡng, nếu không thì tình trạng phù sẽ càng nghiêm trọng. Điều này có đúng không và nếu thật như vậy thì tôi cần lưu ý những gì? (Nguyễn Văn Nam, Thái Bình)
Trả lời:

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.

Tình trạng suy thận là hậu quả của bệnh thận mạn tính và suy giảm về chức năng cũng như mức lọc của cầu thận. Một trong những triệu chứng lâm sàng của bệnh suy thận là xuất hiện tình trạng phù, có thể nặng hoặc nhẹ.

Tuy nhiên, phù do suy thận mạn thì không xuất hiện ở những giai đoạn đầu mà chỉ gặp khi giai đoạn trung bình đến nặng (3-5). Giai đoạn cuối thì phù to, rõ ràng kèm thiếu máu, tăng huyết áp khó kiểm soát. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác suy thận có nặng thêm hay không, người bệnh nên thực hiện các xét nghiệm để đánh giá chức năng thận. 

Thứ hai, chế độ ăn uống cũng góp phần khiến bệnh chuyển biến nặng. Do đó, người bệnh nên ăn nhạt, tuyệt đối không ăn mặn và cay; hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều kali, photpho, chất đạm và đồ uống có cồn, chất kích thích. Anh nên bổ sung khoảng 0,6 - 0,8g đạm/kg cân nặng/ngày, vitamin và khoáng chất, đảm bảo cân bằng lượng nước và điện giải; duy trì lượng natri dưới 2000mg mỗi ngày.

Bên cạnh đó, anh nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là dành dành và các thảo dược khác như: Đan sâm, linh chi đỏ, râu mèo, mã đề,... giúp cải thiện tình trạng tiểu đêm, tiểu khó, phù,...; làm chậm tiến triển của bệnh suy thận; ngăn ngừa suy thận do đái tháo đường, huyết áp cao và các bệnh về thận.

Chúc anh nhiều sức khỏe!

Chuyên gia Thận - Tiết niệu