Chuyên gia trả lời: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Suy thận độ 2 có chữa khỏi được không?
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng lọc tiểu cầu thận, khiến nó không thể đảm nhiệm chức năng lọc máu và chất thải, điều hòa huyết áp, cân bằng điện giải cũng như sản xuất hormone. Suy thận được chia làm 5 cấp độ với mức nguy hiểm tăng dần. Suy thận độ 2 là tình trạng chuyển biến sau giai đoạn 1, lúc này, thận đã bị suy giảm chức năng lọc tiểu cầu thận khoảng 40 – 50% so với mức bình thường. Người bị suy thận độ 2 có mức tổn thương thận nhẹ, tốc độ lọc cầu thận (GFR) từ 60 - 89 ml/phút. Ở giai đoạn này chỉ xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng không rõ ràng như: Chán ăn, thiếu máu nhẹ, mệt mỏi, tức 2 bên hố lưng,… dễ nhầm với các bệnh thông thường khác. Vậy suy thận độ 2 có chữa khỏi được không?
Nếu suy thận độ 2 được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả thì khả năng chữa khỏi khá cao. Tỷ lệ điều trị thất bại lớn nhất chỉ đạt xấp xỉ gần 10%. Bởi suy thận độ 2 là ở giai đoạn sớm của bệnh suy thận nên mức độ này chưa có nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của người mắc. Tuy nhiên, nếu không điều trị tốt sẽ chuyển sang suy thận giai đoạn 3 hay 4 rất khó chữa khỏi và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Một số biến chứng của suy thận là: Rối loạn về nội tiết, chuyển hóa, dẫn đến thiếu máu, rối loạn đông máu, thiếu hụt miễn dịch; Gặp phải một số vấn đề về tim mạch; Rối loạn cân bằng nước, điện giải và kiềm toan,...
Điều trị suy thận độ 2 như thế nào cho hiệu quả?
Đến đây, chắc hẳn Phương Vy cùng nhiều người sẽ băn khoăn không biết điều trị suy thận độ 2 như thế nào cho hiệu quả? Theo các chuyên gia, ở giai đoạn này, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bảo tồn với mục đích không làm cho chức năng thận bị giảm thêm nữa. Cụ thể, để cải thiện suy thận độ 2, người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ và có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Cụ thể như sau:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
+ Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt.
+ Bổ sung vitamin, khoáng chất và protein.
+ Hạn chế các thực phẩm tinh chế, thức ăn chứa nhiều muối, đường cũng như chất béo bão hòa, cholesterol xấu.
+ Kiểm soát lượng protein, vitamin, khoáng chất đưa vào cơ thể theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng.
+ Kiểm soát lượng natri, muối, phốt pho, kali đưa vào cơ thể.
Có chế độ sinh hoạt hợp lý
+ Thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp, đường huyết, protein trong nước tiểu, creatinin huyết thanh và duy trì chúng ở mức ổn định.
+ Tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
+ Không hút thuốc, uống rượu, bia.
Dùng thuốc kiểm soát nguyên nhân gây bệnh
Ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, bạn Phương Vy cũng nên chú ý tới việc dùng thuốc chữa bệnh sao cho đúng và đủ. Khi điều trị suy thận, cần xuất phát từ những nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ triệt để thì việc kiểm soát mới đạt được hiệu quả. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bạn sẽ được kê đơn thuốc kiểm soát suy thận độ 2 phù hợp. Ví dụ, nếu bệnh xảy ra do nguyên nhân huyết áp cao thì đơn thuốc sẽ bao gồm các loại thuốc hạ huyết áp. Còn với những người bị suy thận do tiểu đường thì phải dùng thuốc hạ đường huyết.
Tuy nhiên, tây y chỉ cải thiện triệu chứng, kèm theo đó là nhiều tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Cũng vì vậy mà hiện nay, nhiều người lựa chọn hỗ trợ chữa trị bệnh thận bằng đông y. Bởi lẽ, phương pháp sử dụng thảo dược tự nhiên lành tính, không gây tác dụng phụ và không ảnh hưởng tới chức năng thanh lọc của thận, giúp cải thiện bệnh hiệu quả.
Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược – Giải pháp cho người suy thận độ 2
Cùng với các biện pháp thay đổi chế độ dinh dưỡng, kiểm soát đường máu, huyết áp kể trên, người bị suy thận độ 2 có thể cải thiện bệnh bằng cách sử dụng thảo dược tốt cho thận, tiêu biểu như dành dành.
Ngoài dành dành, sảm phẩm còn là sự kết hợp cùng nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị và làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,... và ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Chuyên gia thận - tiết niệu