Chào bạn !
Viêm cầu thận mạn là bệnh mạn tính vì vậy không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể duy trì tình trạng bệnh ổn định. Tuy nhiên viêm cầu thận mạn lâu ngày cũng là nguy cơ dẫn tới suy thận.
Tôi rất hiểu và thông cảm cho bạn vì bạn còn ít tuổi. Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn nên có chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hợp lý và tái khám kiểm tra thường xuyên theo lịch hẹn.
Đối với người bị viêm cầu thận mạn tính thì ăn nhạt là vấn đề rất quan trọng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu giữ nước, phù và tăng huyết áp, cắt giảm đạm và kali tiêu thụ để làm chậm sự tích tụ các chất thải trong máu.
Nếu trong giai đoạn bệnh kịch phát thì người bệnh không nên làm việc nặng nhọc và phải nghỉ ngơi tại nhà. Người bệnh không được ăn muối và mì chính khi có biểu hiện bị phù (phù trắng, mềm, ấn lõm) mà thay bằng nước mắm và xì dầu (2 thìa mỗi ngày). Khi viêm cầu thận mạn tính biến chứng thành suy thận thì người bệnh hạn chế protid, kiêng ăn chất cay (hành, tỏi, ớt), uống nước ít hơn lượng nước tiểu thải ra trong ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế đường, các loại thực phẩm có nhiều cholesterol, tuyệt đối kiêng rượu, thuốc lá, cà phê, chè đặc và nên ăn các thức ăn có nguồn gốc thực vật, giàu dinh dưỡng như hạt sen, khoai tây, đậu nành.
Như vậy, đối với người bệnh bị suy thận mạn không nên ăn mặn mà nên ăn nhạt, không phải kiêng muối hoàn toàn nhưng lượng muối ăn trong ngày phải tính bao gồm cả muối trong nước mắm và vẫn phải bảo đảm đủ chất dinh dưỡng hằng ngày để bảo đảm sức khỏe. Ngoài ra, người bị viêm cầu thận mạn tính nên ăn nhiều rau, trái cây, ăn ít thịt mà thay bằng đậu hũ, cá, cố gắng ngủ đủ và ở nơi thoáng mát, tinh thần thoải mái, duy trì trọng lượng khỏe mạnh và kiểm soát lượng đường trong máu. Đồng thời để tăng cường chức năng thận và ngăn chặn nguy cơ chuyển sang suy thận, bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược từ dành dành. Đây là một sản phẩm rất tốt cho trường hợp của bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Chuyên viên thận tiết niệu