Cơn đau quặn thận là triệu chứng phổ biến của bệnh sỏi thận, ảnh hưởng tới sức khỏe người mắc. Vì vậy, các cách giảm đau sỏi thận tại nhà được nhiều người bệnh tìm kiếm do có hiệu quả cao, thuận tiện, an toàn mà lại tiết kiệm rất nhiều chi phí. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn các cách làm giảm đau sỏi thận hiệu quả có thể áp dụng ngay tại nhà.

Tính chất cơn đau sỏi thận như thế nào?

Sỏi thận là khối rắn hình thành do sự lắng đọng muối khoáng trong thận. Nếu như sỏi nhỏ thì có thể bài tiết ra ngoài theo đường tiểu mà không gây đau. Nếu sỏi kích thước lớn, bề mặt gồ ghề, người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ hoặc quặn thắt bụng. Sỏi sẽ di chuyển từ bể thận tới các nơi khác như niệu quản, bàng quang, gây ra những tổn thương ở đường tiết niệu.

soi-than-gay-ra-cac-con-dau-quan-bung.webp

Sỏi thận gây ra các cơn đau quặn bụng 

Những dấu hiệu bị đau do sỏi thận thường gặp như:

  • Cơn đau quặn thận bắt đầu từ thắt lưng một bên hoặc cả hai vùng hạ sườn. Cơn đau lan từ vùng hố thắt lưng xuống phía dưới hoặc phía trước hố chậu, đùi. Một số trường hợp lan cả sang vùng bộ phận sinh dục.
  • Đau âm ỉ ở hông và thắt lưng.
  • Đau kèm theo bí tiểu.
  • Đau nếu ngồi lâu một chỗ hoặc thay đổi tư thế ngồi đột ngột.
  • Đau co thắt từ bên trong, khi nằm cũng bị đau. Cơn đau thường dài và một số trường hợp thì tiểu ra máu, kèm theo sốt, ớn lạnh.

Cơn đau do sỏi thận thường đến bất ngờ, lúc thì âm ỉ, khi lại dữ dội. Cơn đau khiến cho người bệnh không thể tập trung, thiếu tỉnh táo và kiệt sức. Vì vậy, nhiều người mong muốn tìm được cách giảm đau do sỏi thận gây ra.  

>>>XEM THÊM: Những hậu quả của bệnh sỏi thận

Cách làm giảm đau sỏi thận tại nhà

Sỏi thận là bệnh lý phổ biến ở nước ta. Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp nội khoa, can thiệp ngoại khoa thì người bệnh có thể áp dụng một số cách làm giảm đau sỏi thận tại nhà. Một số phương pháp thường được áp dụng là:

Thực phẩm bổ thận, giảm đau do sỏi thận

Những thực phẩm quen thuộc ngay trong gian bếp của bạn như rau ngổ, dứa,... lại là bài thuốc quý giúp tăng đào thải sỏi, giảm đau do sỏi thận hiệu quả.

Dứa giúp bào mòn sỏi 

dung-dua-ho-tro-giam-dau-soi-than.webp

Dùng dứa hỗ trợ giảm đau sỏi thận

Dứa là loại trái cây phổ biến, chứa nhiều acid citric có khả năng ngăn ngừa hình thành sỏi calci. Bên cạnh đó, trong dứa còn chứa nhiều loại vitamin như B1, C giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận gây ra. Một số cách kết hợp dứa với các dược liệu để chữa sỏi thận như: 

  • Kết hợp dứa cùng với đường phèn: Hấp dứa cùng với đường phèn rồi đem ép lấy nước uống vào buổi tối, liên tục trong 7 ngày. 
  • Kết hợp dứa với trứng gà: Dứa rửa sạch, để cả vỏ đem nướng rồi ép lấy nước cốt. Sau đó đánh bông 1 quả trứng gà trộn cùng với nước ép dứa. Hỗn hợp trên chia làm 2 lần uống trong ngày và sử dụng liên tục trong 3 ngày.

>>>XEM THÊM: Bỏ túi ngay 3 cách chữa sỏi niệu quản bằng dứa

Rau ngổ tăng đào thải sỏi

Rau ngổ thường được chúng ta biết đến là một gia vị ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nó còn là một loại dược liệu giúp bào mòn sỏi rất tốt theo đông y.

bai-thuoc-giam-dau-soi-than-bang-cuc-tan (1).webp

Rau ngổ giúp thanh nhiệt, lợi tiểu và bào mòn sỏi thận

Theo y học cổ truyền, rau ngổ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, giảm viêm, lợi tiểu và làm dịu các cơn đau do sỏi thận. Chính vì thế, trong bệnh lý sỏi thận, rau ngổ có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau buốt, hỗ trợ bào mòn sỏi tự nhiên, giãn cơ trơn để tăng đào thải sỏi ra ngoài theo đường nước tiểu. 

Bài thuốc được nhiều người sử dụng là rau ngổ sắc nước: Rửa sạch rau, thái nhỏ khoảng 50g. Sắc rau ngổ với 2 bát nước. Đun sôi, sắc tiếp thêm 10 phút thì tắt bếp. Lượng nước sắc được chia uống 2 lần trong ngày. 

Đối với bài thuốc này, cần kiên trì sử dụng trong vòng 15 ngày - 1 tháng tuỳ theo kích thước viên sỏi thì tình trạng của bạn sẽ dần cải thiện. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sắc nước rau ngổ với mã đề, râu ngô để tăng tác dụng của bài thuốc. Thêm rau ngổ vào bữa ăn hàng ngày cũng là một cách giúp tăng hiệu quả bào mòn sỏi.

>>>XEM THÊM: 5 công thức chữa sỏi thận bằng rau ngổ ngay tại nhà

Chống viêm, tăng thanh thải nhờ cây cúc tần

Cây cúc tần từ lâu đã được biết đến với công năng hỗ trợ chữa sỏi thận. Các nghiên cứu gần đây cũng phát hiện ra rằng, trong thảo dược này có chứa nhiều loại tinh dầu với 18 hoạt chất triterpen khác nhau giúp tăng khả năng lọc và đào thải cặn bã ở cầu thận. 

Ngoài ra, các hoạt chất trong cây cúc tần còn được xem như một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng sát trùng, chống viêm. Nhờ đó có thể giúp giảm đau hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng do sỏi thận gây ra. 

bai-thuoc-giam-dau-soi-than-bang-cuc-tan.webp

Bài thuốc giảm đau sỏi thận bằng cúc tần

Cách giảm đau sỏi thận bằng cây cúc tần: Chuẩn bị 20g lá cúc tần khô, 10g rau ngổ, thêm 1,5g bột hoạt thạch. Nếu người bệnh có thêm chứng tiểu rắt, tiểu buốt thì cho thêm rễ cỏ tranh khô và mã đề. Người bệnh có chứng sưng phù ở tay chân thì có thể thêm một số dược liệu như hoàng kỳ, trạch tả, địa hoàng và cây chó đẻ (cho thêm mỗi vị 10g). Tất cả những vị thuốc sau khi được chuẩn bị thì đem sắc với 2,5L nước đến khi cạn còn khoảng 1L nước sắc. Lượng nước này đem chia uống nhiều lần trong ngày đến hết. 

Riêng với trẻ bị sỏi thận thì chia liều bằng ⅓ người lớn là có thể dùng được. 

Đu đủ xanh giúp bào mòn sỏi và hoa giúp giảm tiểu buốt

Cả hoa và quả đu đủ đều còn được dùng phổ biến trong hỗ trợ điều trị sỏi thận. Đu đủ xanh có khả năng lợi tiểu rất tốt, giúp bào mòn và đẩy sỏi ra khỏi đường tiết niệu. Trong khi đó, hoa đu đủ đực giúp giảm triệu chứng tiểu buốt do sỏi thận gây ra. 

du-du-xanh-giup-loi-tieu-day-soi-ra-ngoai-qua-duong-tieu.webp

Đu đủ xanh giúp lợi tiểu, đẩy sỏi ra ngoài qua đường tiểu

Có hai cách sử dụng đu đủ để chữa bệnh sỏi thận tại nhà, bao gồm: 

  • Tăng đào thải sỏi bằng đu đủ xanh: Gọt vỏ đu đủ xanh, bổ đôi, bỏ hạt và thêm 5g muối vào trong. Đem chưng cách thuỷ đến khi mềm. Sử dụng món ăn này từ 1 - 2 lần/ngày, sau bữa ăn chính giúp nhanh bào mòn sỏi và đào thải nó qua đường nước tiểu. 
  • Giảm đau sỏi thận tại nhà bằng hoa đu đủ đực: Rửa sạch 30g hoa đu đủ đực đang còn tươi, đem sắc chung cùng với 5 bát nước cho đến khi cô lại còn khoảng 2 bát. Chia nước sắc uống vào 2 lần trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 5 - 7 ngày để giảm chứng tiểu buốt do sỏi thận gây ra.

Nước ép rễ cây bồ công anh ngăn hình thành sỏi thận 

Từ lâu, rễ cây bồ công anh đã được biết đến với chức năng bổ thận, lợi tiểu, lợi mật. Nhờ đó mà bồ công anh có khả năng loại bỏ chất độc, tăng lượng nước tiểu và cải thiện hệ tiêu hoá. 

Trong rễ cây bồ công anh có chứa vitamin (A, B, C, D) và nhiều khoáng chất khác như kali, kẽm, sắt. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống nước từ rễ cây bồ công anh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự hình thành của sỏi thận. 

bo-cong-anh-giup-tang-thanh-thai-cho-than-ngua-soi.webp

Bồ công anh giúp tăng thanh thải cho thận, ngừa sỏi

Rễ bồ công anh tươi có thể ép lấy nước hoặc mua rễ khô và dùng nó để pha trà. Bạn nên sử dụng từ 3 - 4 cốc trong ngày, có thể thêm vỏ cam, gừng để tăng hương vị đậm đà. 

Tuy nhiên, một số người cần cẩn trọng khi sử dụng rễ cây bồ công anh khi đang dùng: Thuốc chống đông máu, thuốc kháng acid, kháng sinh hoặc thuốc lợi tiểu.

Vì thế, trước khi sử dụng rễ cây bồ công anh, bạn cần hỏi ý kiến nhân viên y tế vì nó có thể có tương tác với nhiều loại thuốc dùng cùng. 

Thảo dược hỗ trợ giảm đau sỏi thận hiệu quả

Bên cạnh những thực phẩm hỗ trợ bào mòn sỏi thận, bạn cũng nên dùng thêm sản phẩm có chứa nhiều thành phần dược liệu tốt giúp bổ thận, lợi tiểu như dành dành, đan sâm, bạch phục linh, mã đề….

Dành dành là một loại thảo dược được dùng từ lâu đời với tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Trong nghiên cứu được tiến hành bởi Xiaobo Li và cộng sự vào năm 2017 tại Trung Quốc, dịch chiết từ quả và thân cây dành dành được chứng minh là giúp ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô, đồng thời làm chậm quá trình xơ hóa do sỏi thận.

danh-danh-giup-lam-giam-ton-thuong-than-do-soi.webp

Dành dành giúp làm giảm tổn thương thận do sỏi

Việc kết hợp dành dành với các dược liệu khác như linh chi đỏ, đan sâm, trầm hương, bạch phục linh, mã đề,... sẽ làm tăng tác dụng lợi tiểu, bào mòn sỏi, bảo vệ thận và ngăn ngừa sỏi thận tiến triển thành suy thận, viêm thận. Đồng thời, sản phẩm chứa các thảo dược trên có tác dụng giúp bảo vệ thận và tăng cường chức năng thận. 

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, tỷ lệ người dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa dành dành, linh chi đỏ, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương,... lên tới 92,9%.

Ngoài ra, sử dụng dược liệu còn có ưu điểm là lành tính, có thể phối hợp với thuốc tây y khác làm tăng hiệu quả trị bệnh và không gây tác dụng phụ.

Cách phòng ngừa sỏi thận

Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc sỏi thận. Để phòng ngừa sỏi thận hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Uống đủ nước: Uống mỗi ngày từ 2 - 2,5L nước không chỉ giúp cơ thể đào thải chất độc mà còn tăng khả năng đưa sỏi ra ngoài theo đường nước tiểu.

uong-nhieu-nuoc-la-cach-phong-ngua-soi-than (1).webp

Uống nhiều nước là cách phòng ngừa sỏi thận

  • Tăng tiêu thụ thực phẩm có chứa acid citric: Acid citric là một loại acid hữu cơ có trong nhiều trái cây, rau củ như: Cam quýt. Acid citric có khả năng ngăn ngừa sự hình thành sỏi calci và giảm kích thước của sỏi.
  • Hạn chế sử dụng thức uống nhiều đường, cà phê, coca, các loại nước pha chế sẵn.
  • Hạn chế ăn nhiều muối: Muối làm tăng bài tiết calci trong nước tiểu. Điều này sẽ làm tăng lắng đọng tạo các tinh thể calci oxalat gây ra sỏi. Vì thế theo lời khuyên của bác sĩ là bạn nên sử dụng không quá 5g muối mỗi ngày.
  • Không nên cắt giảm thực phẩm chứa calci trong chế độ ăn hàng ngày do điều này có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi oxalat. Tránh ăn thức ăn có chứa nhiều purin như: Nội tạng, da gia cầm, cá cơm, cá mòi,...
  • Nên ăn nhiều rau, ngũ cốc thô và các các loại thức ăn có chứa nhiều cellulose.
  • Vận động, tập thể dục thích hợp. Tuy nhiên, không hoạt động quá sức gây mất nước, dẫn đến nước tiểu bị cô đặc. 
  • Cần kiểm soát cân nặng, tránh béo phì.

uong-nhieu-nuoc-la-cach-phong-ngua-soi-than.webp

Người đau do sỏi thận nên hạn chế ăn muối để tránh lắng đọng calci

Trên đây là những thông tin về các cách làm giảm đau sỏi thận tại nhà mà bạn và gia đình có thể tham khảo. Nếu như bạn còn thắc mắc các vấn đề liên quan đến bệnh thận, hãy để lại thông tin hoặc số điện thoại để được các chuyên gia giải đáp miễn phí.

Tài liệu tham khảo

  1. 10 Home Remedies for Kidney Stones
  2. Kidney Stone Diet Plan and Prevention
  3. Eating, Diet, & Nutrition for Kidney Stones | NIDDK