Lao thận là một trong những bệnh lao ngoài phổi khá phổ biến ở nước ta, thường gặp nhiều trong độ tuổi từ 20 – 40. Nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thận bị hoại tử, suy thận… ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Lao thận là gì?
Lao thận là bệnh lao ngoài phổi. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn lao. Khi mới hình thành, vi khuẩn gây tổn thương nhu mô ở một hoặc hai quả thận, tiếp đến là các đài và bể thận. Nếu điều kiện thuận lợi, các trực khuẩn lao sẽ tiếp tục phát triển, lan sang hệ tiết niệu và sinh dục.
Ở giai đoạn sớm, bệnh diễn biến âm thầm nên người mắc khó phát hiện ra các triệu chứng. Đến giai đoạn sau, các triệu chứng dần xuất hiện rõ rệt như tiểu nhiều về đêm, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không thành dòng,… Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy đau buốt lan ra vùng tiết niệu và xuống phần đùi.
Nguyên nhân gây ra lao thận
Hầu hết các trường hợp lao thận có nguồn gốc từ lao phổi. Cụ thể, bệnh lao phổi do một loại trực khuẩn có tên là Mycobacterium tuberculosis gây ra khi bạn không may hít phải. Loại vi khuẩn này sẽ theo đường máu hoặc mạch bạch huyết di chuyển đến thận, gây ra các tổn thương nhu mô thận.
Tại môi trường ưu trương của cầu thận, khi khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại của các tế bào thực bào bị suy yếu sẽ tạo cơ hội cho trực khuẩn lao dễ dàng phát triển và lây lan sang cơ quan lân cận.
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis chính là tác nhân gây bệnh lao thận
Bệnh có diễn biến rất chậm từ lao một thận thành lao hai thận. Phần lớn các trường hợp người bệnh được phát hiện và điều trị đều ở dạng lao thận một bên.
Đối tượng nguy cơ mắc phải bệnh lao thận
Bất cứ ai cũng có thể mắc phải bệnh lao. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, hay nếu mắc phải thì tình trạng dễ trở nặng hơn, bao gồm:
- Người sinh sống hoặc du lịch tới những vùng có tỷ lệ mắc bệnh lao rất cao như: Mexico, Philippines, Việt Nam, Ấn độ, Nga, Trung Quốc, Pakistan, khu vực phía nam Sahara Châu Phi,...
- Người thường xuyên hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất gây nghiện khác.
- Nhân viên chăm sóc sức khỏe cho người mắc các bệnh truyền nhiễm không được bảo vệ bằng các vật dụng y tế đúng quy chuẩn.
- Nhân viên y tế và những người khác làm việc hoặc sống ở nơi có nguy cơ lây nhiễm cao như: Nơi tạm trú cho người vô gia cư, nhà tù và viện dưỡng lão.
- Người đang gặp phải tình trạng suy giảm miễn dịch do bệnh lý như: Tiểu đường, bệnh thận giai đoạn cuối, ung thư, HIV/AIDS,...
- Người bị suy giảm miễn dịch do hóa trị, sử dụng thuốc chữa bệnh xương khớp, các loại thuốc kháng sinh liều cao,...
- Người bị suy dinh dưỡng.
Triệu chứng của bệnh lao thận
Người mắc lao thận có thể gặp một số triệu chứng như sau:
- Sốt kéo dài, sốt về chiều.
- Sụt cân, kém ăn.
- Đổ mồ hôi ban đêm.
- Tiểu máu.
- Đau vùng hông lưng, thắt lưng.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó.
- Ở nam giới có thể kèm theo rò hậu môn, sưng đau mào tinh hoàn, sờ thấy nhân cứng ở đuôi mào tinh hoàn.
- Ở nữ giới có thể đau ở hố chậu hai bên, khí hư, khám phụ khoa phát hiện lao phần phụ, vòi trứng, tử cung, cổ tử cung,…
- Các triệu chứng ở phổi cũng có thể xuất hiện, bao gồm sốt, đổ mồ hôi ban đêm, ho có đờm.
Tiểu buốt, tiểu rắt là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở người bị lao thận
Biến chứng của lao thận
Bệnh lao thận không chỉ lây lan nhanh mà còn gây ra nhiều biến chứng nặng nề, nghiêm trọng nếu như không được điều trị kịp thời. Cụ thể:
- Calci lắng đọng tại thận, dần dần làm suy giảm chức năng thận.
- Tăng huyết áp, huyết áp không ổn định.
- Suy thận cấp tính: Ure và creatinin huyết tăng cao do viêm đài bể thận cấp, sỏi đường tiết niệu, viêm niệu quản đã bị co hẹp, suy vỏ thượng thận cấp, sau mổ lao thận, sử dụng thuốc kháng lao,…
- Hình thành áp xe lan rộng xung quanh thận.
- Thận ứ nước.
- Tổ chức thận bị hoại tử, viêm mô thận ống kẽ dẫn đến suy thận mạn.
- Thận bị hư tổn hoàn toàn, phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.
>>XEM THÊM: Những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thận
Chẩn đoán bệnh lao thận
Ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên nghi ngờ do bệnh lao gây ra, người bệnh đừng chần chừ mà hãy tới ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Tuyệt đối không tùy tiện mua thuốc để tự điều trị khi chưa có sự hướng dẫn từ nhân viên y tế.
Một số xét nghiệm có thể được bác sĩ yêu cầu thực hiện để chẩn đoán bệnh gồm:
Xét nghiệm lao thận qua da
Đây là phương pháp xét nghiệm bệnh lao khá phổ biến, được dùng để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn lao trong cơ thể.
Nhân viên y tế sẽ tiêm một lượng nhỏ dung dich tuberculin vào vùng da ở dưới cánh tay của bạn. Sau 2 hoặc 3 ngày, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu bất thường từ vùng da được tiêm và đưa ra kết luận dương tính hay âm tính.
Xét nghiệm qua da để xác định sự hiện diện của vi khuẩn
Xét nghiệm lao thận qua máu
Xét nghiệm lao qua máu sử dụng mẫu máu của người bệnh để xác định có bị nhiễm mầm bệnh lao hay không cũng như đánh giá tình trạng viêm nhiễm.
Xét nghiệm này thường được khuyến nghị trong trường hợp:
- Người đã được tiêm ngừa vắc-xin lao Bacille Calmette–Guérin (BCG).
- Người gặp khó khăn trong việc sắp xếp tới buổi hẹn khám lần hai để xác định xem có phản ứng với xét nghiệm lao qua da không.
Xét nghiệm nước tiểu
Người mắc lao thận sẽ có kết quả xét nghiệm nước tiểu như sau:
- Xuất hiện protein và hồng cầu trong nước tiểu.
- pH nước tiểu thấp.
- Tìm thấy trực khuẩn lao qua soi tươi hoặc nuôi cấy ở môi trường Lowenstein.
Chụp X-quang thận
Kết quả chụp phim thận cho thấy sự thay đổi về hình dạng của đài thận, bể thận như: Bể thận bị hẹp, cắt cụt, giãn ra hoặc hình cánh hoa. Ngoài ra, còn thấy được sự thay đổi hình dáng của niệu quản, chỗ hẹp chỗ giãn, bàng quang bị dày thành và dung tích giảm.
Soi bàng quang
Biện pháp xét nghiệm này cho thấy các niêm mạc bị phù, những ổ loét lao, hạt to bất thường có màu trắng hoặc vàng,… Các tổn thương này xuất hiện ở khu vực xung quanh lỗ niệu quản và vùng tam giác đáy bàng quang.
Siêu âm
Siêu âm có thể phát hiện ra các củ lao, hang lao ở nhu mô thận, hiện tượng tắc nghẽn đường niệu.
Siêu âm phát hiện lao thận
Điều trị bệnh lao thận như thế nào?
Điều trị nội khoa là biện pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao cho người bệnh lao thận. Với phương pháp này, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng lao được WHO công nhận như: Isoniazid, Rifampicin, Pyrazinamide, Ethambutol, Streptomycin, Thiacetazon. Đồng thời, kết hợp với một số thuốc điều trị triệu chứng tùy vào tình trạng người bệnh.
Thời gian điều trị bệnh lao thận kéo dài từ khoảng 6 - 9 tháng. Để đạt được hiệu quả điều trị tối đa, người mắc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học và nghỉ ngơi đủ thời gian, tránh làm việc nặng.
Ngoài ra, tùy theo mức độ tổn thương của thận mà bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện điều trị ngoại khoa như cắt thận bán phần, sửa chữa, tái tạo đường dẫn niệu.
Thảo dược giúp tăng cường miễn dịch và bảo vệ thận
Để hỗ trợ việc điều trị, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nên sử dụng thêm một số loại thảo dược giúp bảo vệ thận, ngăn ngừa tiến triển của lao thận.
Dành dành là một trong những loại thảo dược được sử dụng phổ biến để cải thiện chức năng thận. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Trung Quốc được công bố vào năm 2017, chiết xuất từ quả và thân của loại thảo dược này có chứa hoạt chất giúp bảo vệ thận, làm chậm sự tiến triển các bệnh thận.
Cũng trong năm 2017, dành dành đã được báo cáo có các hoạt tính sinh học khác nhau và tác động tích cực đến sức khỏe con người trong nghiên cứu khác của Wenping Xiao cùng cộng sự. Một số tác dụng nổi trội phải kể đến gồm chống viêm, chống oxy hóa, hạ huyết áp, tăng cường lưu thông máu,…
Linh chi và dành dành mang lại nhiều lợi ích cho quả thận
Linh chi đỏ cũng là loại thảo dược rất hữu ích cho người mắc lao thận. Theo nghiên cứu của Darija Cor và cộng sự, thành phần chính của linh chi là D -glucose có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn gây bệnh. Các thành phần khác trong cây nấm này cũng đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, kháng nấm, kháng virus,...
Theo khảo sát của Tạp chí Kinh Tế Việt Nam năm 2021, có tới 92,9% người dùng hài lòng hoặc rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính dành dành trong cải thiện chức năng thận.
Lao thận có lây không? Các biện pháp phòng ngừa
Bệnh lao thận có nguồn gốc từ lao phổi, vì vậy có thể lây lan rất nhanh qua đường hô hấp từ người này sang người khác. Mầm bệnh lao được phát tán vào không khí khi một người mắc bệnh lao ho, nói chuyện hoặc hát. Người tiếp xúc gần có thể bị lây khi hít phải những mầm bệnh lao này trong không khí.
Phần lớn những người đã hít phải vi khuẩn lao sẽ bị nhiễm bệnh ngay sau đó. Tuy nhiên, nếu cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt, vi khuẩn lao hoàn toàn có thể bị đào thải hoặc ức chế sinh trưởng cho tới khi gặp điều kiện thuận lợi như suy giảm sức đề kháng mới phát bệnh.
Bệnh lao thận lây lan qua đường hô hấp
Do đó, mỗi cá nhân cần đảm bảo giữ cơ thể ở trạng thái thật tốt, nâng cao sức đề kháng để không dễ dàng mắc bệnh lao. Đồng thời, cũng cần chú ý đặc biệt khi tiếp xúc gần với người đang có bệnh lao. Bạn nên tuân thủ các biện pháp dưới đây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể:
- Chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất sẽ tạo cho bạn một hệ miễn dịch tốt có thể đẩy lùi nhiều căn bệnh nguy hiểm.
- Tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
- Hạn chế đến các vùng có nguy cơ mắc bệnh lao cao.
- Chú ý tới các vật dụng bảo hộ khi chăm sóc người mắc bệnh lao.
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý ở đường hô hấp.
- Tiêm ngừa vaccin BCG để phòng ngừa bệnh lao.
Bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh lao thận. Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào của bệnh, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Bên cạnh đó, hãy xây dựng một lối sống khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh, hạn chế được nguy cơ mắc bệnh. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lao thận, vui lòng để lại câu hỏi dưới phần bình luận sẽ nhận được giải đáp từ chuyên gia.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medindia.net/patientinfo/renal-tuberculosis.htm
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5526097/
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1021949816301740?via%3Dihub