Bệnh lý thận tiết niệu với tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, những người có bệnh thận thường không có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài cho đến khi bệnh tiến triển sang giai đoạn muộn. Đây là một trong những lý do tại sao chỉ có 10% người bị bệnh thận mạn tính biết rằng họ đang mắc bệnh. Và dưới đây là 10 dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc bệnh thận.
Mệt mỏi, khó tập trung có thể là do bệnh thận
Sự suy giảm chức năng thận nghiêm trọng có thể dẫn đến tích tụ các độc tố và các tạp chất trong máu. Điều này có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt và rất khó khăn để tập trung làm việc hay học tập.
Bạn có làn da khô và ngứa
Quả thận khỏe mạnh đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, trong đó có loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp lọc sạch máu, giữ cho xương chắc khỏe và cân bằng các vi khoáng trong máu. Da khô và ngứa có thể là một dấu hiệu của bệnh thận giai đoạn muộn, khi thận không còn khả năng giữ cân bằng các khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu.
Đi tiểu thường xuyên có thể là do bệnh thận
Nếu bạn cảm thấy có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm, thì đây có thể là một dấu hiệu của bệnh thận. Tuy nhiên, đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tiểu hoặc bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới.
Bạn gặp hiện tượng đi tiểu ra máu
Quả thận khỏe mạnh thường giữ các tế bào máu lại khi lọc các chất thải từ máu để tạo thành nước tiểu, nhưng khi các bộ lọc của thận bị hư hỏng, các tế bào máu có thể lọt ra ngoài theo nước tiểu. Ngoài dấu hiệu của bệnh thận, máu trong nước tiểu còn có thể là dấu hiệu của khối u, sỏi thận hay nhiễm trùng.
Mắt cá chân và bàn chân của bạn sưng lên
Chức năng thận suy giảm dẫn đến tình trạng giữ natri, gây sưng ở mắt cá chân và bàn chân của bạn. Sưng phù chi dưới cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim, gan và các vấn đề về tĩnh mạch chân mạn tính.
Cơ bắp bị chuột rút
Chức năng thận suy giảm gây mất cân bằng điện giải. Nồng độ canxi và phospho máu giảm dẫn đến tình trạng cơ bắp bị chuột rút.
Việc phát hiện sớm bệnh thận có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị bệnh, do đó khi có những dấu hiệu trên thì chúng ta nên đi khám để xác định xem có phải do bệnh thận gây nên không, từ đó có hướng điều trị kip thời.
Với bệnh thận đa nang, bạn cần theo dõi diễn biến của bệnh một cách kịp thời. Có chế độ ăn uống hợp lý, không bia, không rượu, không thuốc lá, ít thịt, giảm mỡ và tăng cường hoa quả. Tránh lao động quá nặng nhọc; đặc biệt phải đề phòng tai nạn va đập mạnh vào vùng thận. Làm hạ huyết áp. Điều trị sỏi uric bằng cách kiềm hóa nước tiểu và hạn chế muối. Đề phòng nhiễm khuẩn niệu và điều trị kịp thời viêm nhiễm. Khi thận bị suy, tùy theo mức độ suy thận, người bệnh cần ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm; dùng thuốc chống tăng huyết áp, chống thiếu máu...
Người mắc bệnh thận đa nang chỉ được chỉ định mổ khi sỏi làm tắc đường tiết niệu hoặc nang bị nhiễm khuẩn, chảy máu không khống chế được. Với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Chúc sức khỏe!