Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể. Dấu hiệu thận yếu xuất hiện khiến người bệnh vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Những biểu hiệu của bệnh thận yếu ở nam và nữ là khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc cách để nhận biết dấu hiệu thận yếu và các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. 

Những dấu hiệu thận yếu mà bạn nên biết

Các dấu hiệu thận yếu ở nam giới và nữ giới rất khác nhau. Vì thế việc nhận biết sớm các triệu chứng này trên từng đối tượng là vô cùng quan trọng.

Những dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ

Ở nữ giới, khi thận yếu sẽ dẫn tới một loạt các biểu hiện về mặt sinh lý, cơ xương khớp và tình trạng tiểu tiện.

Dấu hiệu tiền mãn kinh tới sớm

Thận có chức năng điều hòa một số hormone sinh lý ở nữ giới. Khi dấu hiệu suy thận ở nữ xuất hiện đồng nghĩa với việc nồng độ hormone trong cơ thể người bệnh đã bị mất cân bằng. Tình trạng rối loạn nội tiết tố gây ra các biểu hiện mãn kinh sớm như: Da bắt đầu xuất hiện nếp nhăn, khó ngủ, ngủ không ngon, nóng nảy, khó chịu trong người,...

Giảm ham muốn, “khô hạn” do thận yếu

Thận có liên quan tới chức năng sinh lý của cả nam và nữ giới. Vì thế, khi chức năng thận giảm sút, nhu cầu và ham muốn tình dục cũng có xu hướng giảm theo. Đặc biệt, ở nữ giới, biểu hiện “khô hạn”, giảm ham muốn càng rõ rệt hơn.

Chân tay lạnh, có cảm giác rùng mình

Dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ có thể dễ nhận thấy nhất chính là biểu hiện chân tay lạnh, thậm chí còn ra mồ hôi lạnh ở bất kỳ nhiệt độ nào. Không những vậy, người bệnh dễ có cảm giác rùng mình khi gặp gió, cơ thể nhạy cảm với thời tiết lạnh như đau bụng, đau đầu khi nhiệt độ giảm. Dấu hiệu thận yếu này còn đi kèm theo các triệu chứng khác như: Nhạt miệng, đau mỏi gối, suy nhược cơ thể,...

Dấu hiệu của thận yếu trên da: Da vàng, ngứa hoặc phát ban

Thận có vai trò quan trọng giúp thanh lọc các chất thải trong cơ thể. Khi thận suy yếu dẫn tới việc tích tụ các chất độc dưới da gây ngứa, nổi mẩn. Những dấu hiệu này phần lớn gặp ở nữ giới.

Da-cua-phu-nu-ngua-phat-ban-khi-bi-than-yeu.webp

Da của phụ nữ ngứa và phát ban khi bị thận yếu

Đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, nước tiểu màu vàng sẫm

Thận là cơ quan tạo ra nước tiểu. Chính vì thế, tình trạng nước tiểu cho chúng ta biết thận có đang khỏe mạnh hay không. Bình thường, nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc trắng, không có hoặc rất ít bọt. Tuy nhiên, đối với nữ giới mắc bệnh thận yếu, nước tiểu chuyển sang màu vàng sẫm, nổi nhiều bọt. Một số trường hợp nghiêm trọng còn có thể đi tiểu ra máu. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể nhận biết triệu chứng thận yếu thông qua số lần đi tiểu vào ban đêm. Người có chức năng thận suy giảm thường đi tiểu nhiều vào ban đêm, tiểu buốt.

Thận yếu khiến cơ thể mệt mỏi, cảm giác khó ngủ

Người thận yếu thường đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Việc phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu dẫn tới khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Đây cũng chính là lý do khiến cơ thể nữ giới mệt mỏi và suy nhược.

Ngoài ra, do sự thiếu hụt hormone erythropoietin tạo hồng cầu làm giảm khả năng vận chuyển oxy tới các cơ quan trong cơ thể với biểu hiện da xanh xao, người mệt, thiếu tỉnh táo.

Dấu hiệu bệnh thận yếu ở nữ - Cảm giác đau lưng

Người mắc chứng thận yếu ở mức độ nặng sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn đau nhức ở mạn sườn, thắt lưng. Một số trường hợp, người bệnh chỉ đau âm ỉ trong nhiều ngày. Tuy nhiên, nếu nặng hơn, cơn đau trở nên dữ dội, lưng mất sức, không thể cúi xuống hay xoay được. Thận còn là cơ quan chủ quản của xương khớp. Thận yếu có thể gây nên các bệnh cột sống như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,...

Dấu hiệu thận yếu ở nam giới không thể xem thường

Dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết thận yếu ở nam giới là tình trạng suy giảm ham muốn, yếu sinh lý. Bên cạnh đó, một số triệu chứng thường gặp khác là đau mỏi lưng, rối loạn tiểu tiện.

Rối loạn tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu rắt

Khi bị rối loạn tiểu tiện, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt,... rất có thể chức năng thận của người bệnh đã suy giảm, thận không còn thực hiện được chức năng.

Nam-gioi-bi-than-yeu-co-bieu-hien-roi-loan-tieu-tien.webp

Nam giới bị thận yếu có biểu hiện rối loạn tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu rắt

Da nhợt nhạt, người ốm yếu

Da nhợt nhạt, người ốm yếu, xanh xao do thiếu máu là dấu hiệu quan trọng giúp nam giới xác định được tình trạng sức khỏe thận. Không những vậy, đây còn có thể là biểu hiện của suy thận mạn mà người bệnh rất khó để phát hiện ra.

Hơi thở và vị giác thay đổi do thận yếu

Hơi thở và vị giác thay đổi là triệu chứng thận suy yếu ở nam giới nhưng không phải ai cũng chú ý đến. Người bệnh thường cảm thấy khó thở, hơi thở không sâu, thậm chí là có mùi vị khó chịu. Không những vậy, một số biểu hiện khác như miệng đắng, vị giác kém dẫn tới không muốn ăn uống, sụt cân cũng có thể xuất hiện.

Thận yếu gây giảm ham muốn, suy giảm sinh lực

Tuyến thượng thận có vai trò tiết ra hormone sinh dục nam là androgen và estrogen. Ngoài ra, thận giúp đẩy máu làm cương cứng dương vật nên khi chức năng thận suy giảm sẽ gây giảm ham muốn, suy giảm sinh lực, ảnh hưởng tới cả khả năng xuất tinh ở nam giới lúc quan hệ.

Nguyên nhân gây ra thận yếu

Một số nguyên nhân chính dẫn tới suy giảm chức năng thận là: 

  • Hút thuốc, hít phải khói thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu bia.
  • Thừa cân, béo phì làm suy giảm chức năng thận ở cả nam và nữ giới.
  • Lạm dụng các loại thuốc tây như: NSAID, thuốc giảm đau, thuốc kháng nấm. 
  • Thói quen lười vận động, tập luyện thể dục thể thao, chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học.
  • Mắc một số bệnh lý có biến chứng trên mạch máu như đái tháo đường, tăng huyết áp.
  • Mắc bệnh tự miễn, sỏi thận.

nguyen-nhan-khien-chuc-nang-than-suy-giam.webp

Tìm hiểu một số nguyên nhân khiến chức năng thận suy giảm

Một số biện pháp làm giảm triệu chứng thận yếu hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học tác động tích cực tới quá trình phục hồi chức năng thận.

Chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ cải thiện chức năng thận và ngăn ngừa nguy cơ suy thận. Không có một chế độ dinh dưỡng nào dành riêng cho người bệnh thận. Tuy nhiên, người bệnh nên điều chỉnh lượng tiêu thụ của một số thực phẩm như:

  • Natri: Natri là nguyên nhân dẫn tới huyết áp cao - một trong những lý do làm suy yếu chức năng thận. Chính vì thế, để hạn chế lượng natri đưa vào cơ thể, người bệnh không nên sử dụng các loại đồ ăn đóng hộp, thực phẩm tươi sống, tránh ăn quá mặn.
  • Rượu: Rượu cũng là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp, khiến thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy, người thận yếu không nên sử dụng rượu bia hay các đồ uống có cồn khác.
  • Khoáng chất: Đa số những người bị suy giảm chức năng thận thường không có đủ lượng vitamin và dưỡng chất trong máu. Vì vậy, việc bổ sung vitamin, canxi thông qua chế độ ăn là rất quan trọng.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu gây ra các tổn thương mạch máu tới thận. Do vậy, người bệnh cần biết cách kiểm soát lượng đường trong máu nếu không muốn thận suy yếu thêm.

Có thể kiểm soát lượng đường trong máu thông qua một số biện pháp sau:

  • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để tăng chuyển hóa trong cơ thể.
  • Đối với người mắc đái tháo đường cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định.
  • Chọn các thực phẩm ít calo, ăn nhạt, hạn chế đường và chất béo bão hòa.

kiem-soat-luong-duong-trong-mau-de-giam-cac-dau-hieu-benh-than.webp

Kiểm soát lượng đường trong máu để giảm các dấu hiệu bệnh thận

Kiểm soát tốt huyết áp

Huyết áp cao cũng là lý do phổ biến khiến chức năng thận suy yếu. Kiểm soát tốt huyết áp sẽ ngăn ngừa nguy cơ suy thận và các bệnh lý tim mạch.

Để kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tập luyện thể dục thể thao, duy trì mức cân nặng hợp lý.
  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây và rau xanh.
  • Không tiêu thụ các loại đồ uống có cồn, hút thuốc, hạn chế uống cafe.
  • Giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc.
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên để kiểm soát và điều trị kịp thời.

Một số loại thuốc tây cải thiện dấu hiệu thận suy yếu

  • Thuốc điều trị tăng huyết áp: Các loại thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (Valsartan, Telmisartan, Eprosartan,...), thuốc chẹn kênh calci (Verapamil, Nimodipine, Nifedipine,...), thuốc ức chế men chuyển (Enalapril, Fosinopril, Lisinopril,...).
  • Thuốc lợi tiểu: Hỗ trợ chức năng lọc và đào thải của thận. Một số thuốc hay sử dụng như: Furosemid, nhóm thiazid,...
  • Thuốc chống thiếu máu: Gồm sắt, vitamin B12,...
  • Thuốc cân bằng acid uric trong máu: Gồm allopurinol hoặc colchicin.

dieu-tri-chung-than-yeu-bang-thuoc-khang-virus-hbv.webp

Điều trị triệu chứng thận yếu bằng một số loại thuốc tây

Sử dụng một số thảo dược tốt cho thận

Sử dụng thảo dược đang là xu hướng trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thận. Trong đó, một số thảo dược đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận như dành dành, đan sâm, linh chi đỏ, râu mèo,...

Dành dành

Theo nghiên cứu của tác giả Xiaobo Li và cộng sự (2017) - Trung Quốc, chiết xuất từ quả và thân của dành dành chứa những hoạt chất có tác dụng cải thiện chức năng thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô làm giảm đáng kể tình tình trạng xơ hóa thận tiến triển.

Đan sâm

Đan sâm là thảo dược cải thiện tình trạng thiếu máu và tốt cho thận. Các nghiên cứu đã chứng minh được dược liệu này có thể làm giãn nở động mạch vành, tăng lưu lượng máu mạch vành và chữa thiếu máu cục bộ. Bên cạnh đó, hai hoạt chất là tanshinones và acid salvianolic trong đan sâm còn thúc đẩy tuần hoàn máu, điều trị chứng viêm, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào.

Hoàng kỳ

Hoàng kỳ có tác dụng chống oxy hóa mạnh, bảo vệ và ngăn chặn các tổn thương tại thận. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng hoàng kỳ giúp cải thiện chức năng thận, chống viêm và điều hòa miễn dịch tại thận.

Linh chi đỏ

Linh chi đỏ có khả năng miễn dịch, kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Không những vậy, sử dụng dược liệu này còn làm giảm các triệu chứng của đợt viêm cầu thận cấp.

Râu mèo

Râu mèo có khả năng bảo vệ thận, chống tăng sinh thận, xơ hóa và viêm. Nếu bạn đang có các dấu hiệu của thận yếu, sỏi thận, viêm thận cấp và mạn tính thì sử dụng râu mèo kết hợp cùng một số dược liệu tốt cho thận khác sẽ đạt được hiệu quả rất tốt.

Trầm hương

Trầm hương là vị thuốc cổ truyền của Trung Quốc có tác dụng chính trong điều trị viêm dạ dày mạn tính, phù nề, hội chứng thận hư, dạ dày ruột cấp tính.

su-dung-thao-duoc-giup-tang-cuong-chuc-nang-than-giam-xo-hoa-than-tien-trien.webp

Sử dụng thảo dược giúp tăng cường chức năng thận, giảm xơ hóa thận tiến triển

Tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục thường xuyên bao gồm đi bộ, bơi lội, chạy,... không chỉ tốt cho người bệnh thận mà còn giảm căng thẳng và kiểm soát tiểu đường, huyết áp cao rất tốt. Vận động giúp cơ thể duy trì cân nặng hợp lý, ngăn ngừa các dấu hiệu thận yếu trở nên nghiêm trọng hơn. 

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Bổ sung đủ nước giúp tăng thanh thải cho thận, tăng khả năng lọc các chất thải ra khỏi cơ thể. Mỗi ngày, người có các dấu hiệu bệnh thận yếu nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước. Tùy vào thể trạng mỗi người mà lượng nước sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp. 

Bài viết vừa rồi đã thông tin tới bạn đọc các dấu hiệu thận yếu cần nhận biết ở nam và nữ giới cũng như biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy để lại thông tin dưới bài viết này hoặc liên hệ trực tiếp tới chúng tôi để được tư vấn và trả lời sớm nhất có thể.

Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/ss/slideshow-kidney-warning-signs 

https://www.healthline.com/health/kidney-failure