Việc sử dụng cây chữa sỏi thận có nguồn gốc từ tự nhiên là giải pháp điều trị hiệu quả, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cần chọn đúng, dùng đúng các cây thuốc chữa sỏi thận. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp top 9+ cây chữa sỏi thận an toàn, cho hiệu quả cao. Mọi người hãy cùng tham khảo nhé!
Cây chữa sỏi thận - Mã đề
Theo y học cổ truyền, mã đề vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bổ khí huyết, tán sỏi và thanh nhiệt hiệu quả. Mã đề có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các thảo dược khác để nâng cao tác dụng điều trị bệnh cũng như bồi bổ cho cơ thể.
Chọn mã đề làm cây chữa sỏi thận bằng cách:
- Kết hợp lá mã đề đã phơi khô với thạch cao, bạch truật, quế chi, cam thảo sắc lấy nước uống hàng ngày.
- Kết hợp mã đề, ý dĩ, trạch tả, cam thảo sắc hàng ngày để lấy nước uống.
- Sắc riêng lá mã đề với nước uống hàng ngày.
Áp dụng mỗi bài thuốc từ 7 đến 10 ngày để thấy được hiệu quả của lá mã đề trong việc làm giảm các triệu chứng của sỏi thận.
Cây huyết dụ chữa sỏi thận
Huyết dụ còn có tên gọi khác là cây phật dụ, thiết thụ,... Trong đông y, huyết dụ có vị nhạt, tính mát, tác dụng bổ huyết, cầm máu, điều trị tiểu tiện ra máu, giảm đau nhức xương khớp,...
Đối với người mắc bệnh sỏi thận, thường sử dụng lá huyết dụ tươi, mang đi phơi khô và điều chế thành các dạng thuốc sắc dùng đơn độc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Lưu ý rằng huyết dụ không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai, sau khi nạo thai hoặc đẻ sót rau thai.
Huyết dụ mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cây thuốc chữa sỏi thận này có thể không phù hợp đối với một số thể trạng cơ thể. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Huyết dụ cải thiện các triệu chứng do sỏi thận gây ra
Cây cúc tần chữa sỏi thận
Cúc tần có chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau, trong đó chủ yếu là tinh dầu và các hợp chất triterpen. Các bài thuốc chữa sỏi thận chứa cây cúc tần vì thế có hiệu quả rất tốt.
Với người bị sỏi thận có các triệu chứng đặc trưng như đau lưng, tiểu buốt, tiểu ra máu có thể áp dụng bài thuốc sau: Sử dụng lá cúc tần, rau ngổ và hoạt thạch sắc cùng với nước, đun lửa nhỏ để uống hàng ngày. Nên kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tháng sẽ thấy các dấu hiệu sỏi thận giảm dần, tiểu tiện dễ hơn và không ra máu, ra sỏi nữa.
Cúc tần giúp tán sỏi có kích thước nhỏ
Cây cỏ xước chữa sỏi thận
Cỏ xước là vị thuốc quý, đắng, tính bình, không độc, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc cơ thể, tăng cường chức năng thận, bổ thận. Chính vì vậy, cỏ xước là cây thuốc chữa sỏi thận rất hiệu quả, giúp làm giảm kích thước sỏi, hết đau lưng, tiểu tiện dễ dàng.
Cách sử dụng cỏ xước để chữa bệnh sỏi thận như sau: Cỏ xước, cỏ tháp bút, cỏ tranh, mã đề, râu mèo, mộc thông, sinh địa rửa sạch và đun với 1 lít nước cho đến khi còn lại khoảng 300ml. Mỗi lần uống khoảng 100ml chia thành 3 lần trong ngày. Bài thuốc này nên được sử dụng liên tục trong 7 đến 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cây rau ngổ chữa sỏi thận
Rau ngổ vị cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, trừ viêm, trị sỏi thận, sốt nóng,... Do có tác dụng lợi tiểu, giãn mạch máu, tăng độ lọc cầu thận nên sử dụng rau ngổ tạo điều kiện cho việc đào thải sỏi thận ra ngoài cơ thể.
Cách sử dụng như sau: Rau ngổ để tươi, rửa sạch, giã và vắt lấy phần nước, pha thêm muối và uống trực tiếp 1 đến 2 lần mỗi ngày. Nên sử dụng liên tục từ 5 đến 7 ngày, dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với râu ngô, mã đề, cối xay để bài thuốc có hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý, trong thời gian sử dụng bài thuốc này cần kiêng hải sản, cam, quýt, bưởi, mãng cầu,...
Cây ngò gai chữa sỏi thận
Theo y học cổ truyền, sử dụng ngò gai giúp tán sỏi có kích thước nhỏ trong thời gian ngắn nếu với điều kiện dùng liên tục.
Để chữa sỏi thận bằng ngò gai, cách làm cụ thể như sau: Ngò gai mang đi rửa sạch, phơi khô và sao trên lửa vừa cho lá héo. Tiếp đó, cho lá ngò gai vào ấm đun sôi với khoảng 450ml nước lọc. Đến khi nước cạn còn khoảng 150ml nước thì có thể uống sau bữa ăn.
Bài thuốc này nên uống 2 lần mỗi ngày, kiên trì sử dụng từ 7 đến 9 ngày và đi kiểm tra kích thước sỏi thận.
Ngò gai có hiệu quả đối với người mắc sỏi thận
Cây cối xay chữa sỏi thận
Cối xay còn có tên gọi khác là nhĩ hương thảo hay ma mãnh thảo. Theo y học cổ truyền, cối xay vị ngọt, bình, có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu,...
Cối xay chữa sỏi thận nhờ tác dụng lợi tiểu, tuy nhiên nó chỉ có hiệu quả đối với sỏi kích thước nhỏ, chưa xảy ra các biến chứng như viêm thận, nhiễm trùng đường tiết niệu,...
Dùng hoa, quả, lá của cây cối xay phơi khô và đem nấu với nước uống hàng ngày. Chú ý rằng, mỗi ngày không nên uống quá 2 lít nước này và thường xuyên sử dụng trong khoảng 2 tháng.
Cây râu mèo chữa sỏi thận
Râu mèo có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm. Nghiên cứu năm 2010 của Bo-Han Hong và cộng sự đã chứng minh các thành phần hóa học trong râu mèo có công dụng nói trên.
Trong đông y, râu mèo có vị ngọt, tính mát, tác dụng lợi tiểu, dùng trong bệnh sỏi thận. Bài thuốc trị sỏi thận kích thước nhỏ dùng râu mèo bằng cách rửa sạch, pha cùng với nước sôi và uống trước khi ăn từ 15 đến 30 phút. Nên uống khi nước còn nóng, liên tục sử dụng trong 10 ngày, nghỉ 4 ngày rồi mới uống đợt mới để có kết quả tốt nhất.
>>> XEM THÊM: 5 cách đơn giản để giúp phòng ngừa sỏi thận
Những lưu ý khi sử dụng cây trị sỏi thận
Dùng cây thuốc chữa sỏi thận được rất nhiều người áp dụng do tính an toàn mà nó mang lại. Tuy nhiên, để hiệu quả sử dụng đạt cao nhất, bạn cần có một số lưu ý sau đây:
Kết hợp cây thuốc chữa bệnh sỏi thận cùng với lối sống khoa học
Kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt sao cho phù hợp là yếu tố rất quan trọng đối với người bị sỏi thận. Hàng ngày, người bệnh cần chú ý xây dựng một lối sống hợp lý:
- Tăng lượng nước uống hàng ngày: Ít nhất từ 2 đến 3 lít mỗi ngày.
- Hạn chế nạp purine vào cơ thể: Purine là tiền chất của acid uric, vì vậy hạn chế các thực phẩm có chứa purin sẽ giúp cải thiện các triệu chứng sỏi thận. Cụ thể, không nên tiêu thụ thịt, cá, tôm, thực phẩm giàu protein, nội tạng động vật,...
- Nên sử dụng thực phẩm có hàm lượng purine thấp như: Gạo, trứng, sữa, rau,...
- Không nên sử dụng chất kích thích, đặc biệt là rượu bia: Rượu làm tăng bài tiết acid lactic trong nước tiểu. Không những vậy, uống rượu bia tạo ra lượng lớn acid uric trong nước tiểu, tăng khả năng tái phát sỏi thận.
- Tập luyện thể dục thể thao vừa sức: Có tác dụng bài tiết sỏi nhỏ.
- Kiểm tra sức khỏe đều đặn và định kỳ: Cách 6 tháng, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe và tình trạng sỏi thận.
Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa các thành phần tốt cho thận
Bên cạnh việc sử dụng các cây thuốc chữa sỏi thận tại nhà, nhiều người có xu hướng lựa chọn sản phẩm thảo dược để cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa suy thận tiến triển. Tiêu biểu như sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là dành dành được nghiên cứu có tác dụng cải thiện đáng kể tổn thương thận, chống xơ hóa thận và tăng cường lưu lượng máu đến thận.
Ngoài ra, sản phẩm còn là sự kết hợp với các thảo dược quý khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, bạch phục linh, trầm hương, râu mèo, mã đề,... giúp bổ thận, lợi tiểu và ngăn ngừa sỏi thận chuyển biến sang suy thận.
Dành dành là thảo dược nên được bổ sung cho người mắc bệnh về thận
Bài viết vừa rồi đã giới thiệu đến mọi người lợi ích cũng như cách dùng cây chữa sỏi thận an toàn và hiệu quả cao. Hy vọng rằng, những kiến thức trên sẽ giúp người đọc phần nào biết thêm giải pháp để bảo vệ sức khỏe của thận.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy để lại thông tin liên hệ dưới bài viết này hoặc trực tiếp nhắn tin cho chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/nutrition/kidney-stone-remedies
https://www.healthline.com/health/kidney-stones