Em 32 tuổi, mới phát hiện suy thận độ 1. Hôm trước tự nhiên em thèm đu đủ quá. Mà không biết bị suy thận có ăn được đu đủ không? Mong được giải đáp ạ! (Đặng Trà My, TP.HCM)
Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.

Người suy thận có ăn được đu đủ không?

Đu đủ được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy người suy thận có ăn được đu đủ không? Xin trả lời rằng, đu đủ là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng nhưng cũng có nồng độ kali khá cao. Điều này có thể gây ra nguy cơ cao huyết áp và ảnh hưởng đến sức khỏe thận của bạn. 

Đối với suy thận độ 1 thì chức năng thận vẫn hoạt động tốt, bạn vẫn có thể ăn đu đủ chín hoặc dùng đu đủ sống để làm gỏi, trộn salad với các món ăn khác. Ngoài ra, có thể làm sinh tố đu đủ chín để dễ sử dụng hơn. Tuy nhiên, nên sử dụng lượng vừa phải để tránh làm tăng gánh nặng cho thận.

Tốt nhất là bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết liệu có nên bổ sung đu đủ trong chế độ ăn uống hay không. Họ có thể đưa ra lời khuyên chính xác hơn dựa trên trạng thái sức khỏe và lịch sử bệnh lý của bạn.

Người suy thận nên ăn hoa quả gì?

Dưới đây là một số loại hoa quả tốt cho người suy thận:

  • Dâu tây: Dâu tây chứa chất chống oxy hoá được gọi là anthocyanin và ellagitannin sẽ giúp bảo vệ thận khỏi bị oxy hóa bằng cách loại bỏ các gốc tự do có hại gây ra tổn thương thận do tiếp xúc thường xuyên.
  • Nam việt quất: Loại quả này có thể ngăn ngừa bệnh thận, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiểu, người suy thận nên bổ sung vào thực đơn.
  • Quả anh đào: Chứa đầy đủ chất dinh dưỡng có thể bảo vệ thận.
  • Cherry: Đây là quả mọng chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là chất chống oxy hóa. Không chỉ tốt cho người suy thận, cherry còn hỗ trợ tích cực trong việc điều trị tiểu đường, huyết áp cao, các bệnh lý về tim mạch.

Hy vọng bạn My đã có câu trả lời cho thắc mắc “bị suy thận có ăn được đu đủ không?”. Bên cạnh những lời khuyên nêu trên, bạn có thể kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thảo dược dành dành được đánh giá là tốt cho thận, chuyên dùng cho người suy thận. Nếu còn băn khoăn gì, hãy bình luận để được giải đáp nhé!

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia Thận - Tiết niệu