Người bị sỏi thận nên ăn rau gì để cải thiện bệnh tốt nhất là vấn đề được nhiều người quan tâm. Rau xanh là nguồn thực phẩm hàng đầu giúp bổ sung chất xơ tốt cho người bị sỏi thận. Tuy nhiên, rau cũng có nhiều loại, không phải loại nào người bị sỏi thận cũng ăn được. Để biết chính xác người bị sỏi thận nên ăn rau gì, mời bạn theo dõi thông tin trong bài viết sau.

Những điều cần biết về bệnh sỏi thận

Sỏi thận hình thành khi một số chất, chẳng hạn như canxi, oxalate và axit uric tập trung đủ để tạo thành tinh thể cứng trong thận. Sỏi thận có thể không gây ra triệu chứng nào cho đến khi nó di chuyển xung quanh thận hoặc đi vào niệu quản - ống nối thận và bàng quang. Khi mắc sỏi thận, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:

- Đau dữ dội ở bên hông và lưng, dưới xương sườn. 

- Đau lan xuống bụng dưới và háng. 

- Đau từng đợt và dao động theo cường độ. 

- Đau khi đi tiểu.

- Nước tiểu màu hồng, đỏ, nâu, đục hoặc có mùi hôi.

- Đi tiểu với lượng nhỏ và thường xuyên hơn bình thường.

- Buồn nôn và ói mửa.

- Sốt và ớn lạnh nếu có nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây sỏi thận là gì?

Bệnh sỏi thận có rất nhiều nguyên nhân đến từ những thói quen hàng ngày mà bạn không ngờ tới như:

+ Thói quen ăn mặn: Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sỏi thận. Bởi khi bạn dung nạp một lượng lớn muối vào cơ thể trong thời gian dài, thận sẽ phải hoạt động liên tục để bài tiết nhiều canxi. 

+ Không ăn các loại quả có múi như cam, quýt chứa citrate - một hợp chất giúp giảm sự hình thành của sỏi thận.

+ Ăn nhiều thịt: Việc ăn quá nhiều thịt đỏ, thịt gia cầm sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn người bình thường. 

+ Uống ít nước, dùng nhiều soda: Thông thường, chuyên gia sẽ khuyên bạn nên uống 8 ly nước mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng tốt. Soda chứa đường có thể làm tăng tỷ lệ sỏi thận đến 23%, ngoài ra, fructose (một loại đường) trong nước ngọt cũng làm tăng hóa chất gây sỏi thận.

+ Uống quá nhiều trà đá: Do trong trà (nhất là trà đen) chứa oxalate cao, có thể tập trung lại ở nước tiểu tạo thành sỏi thận.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến bệnh sỏi thận như thế nào?

Như trên đã đề cập, nguyên nhân gây sỏi thận chủ yếu là do thói quen sinh hoạt hàng ngày, trong đó có chế độ ăn uống không hợp lý. Thông thường, khi thức ăn vào đường tiêu hóa sẽ được chuyển hóa thành các axit amin, axit béo, vitamin và những chất cần thiết để phát triển cũng như duy trì hoạt động cơ thể. Chất thải dư thừa trong máu sẽ được vận chuyển tới thận để thanh lọc và bài tiết qua nước tiểu. Dưới tác động của nhiều yếu tố, nước tiểu bị cô đặc kèm theo sự gia tăng nồng độ các chất cặn bã đã tạo điều kiện để chúng kết tinh và hình thành sỏi thận. Bởi vậy mà những thực phẩm ăn uống hàng ngày có tác động rất lớn đến nồng độ các khoáng chất trong nước tiểu, làm ức chế hoặc thúc đẩy nguy cơ sỏi thận.

Theo các chuyên gia, việc cung cấp chất xơ từ rau xanh đối với người bị sỏi thận rất quan trọng. Chất xơ có khả năng tăng cường hoạt động của nhu động ruột, kích thích tiêu hoá tốt và làm giảm khó khăn khi đại tiện. Nhưng cũng có một số loại rau chứa chất xơ khó tiêu, không tốt khi mắc sỏi thận. Do đó, bạn cần phải chọn lọc loại rau nào tốt, rau nào không phù hợp để giúp bệnh sớm được cải thiện.

Người bị sỏi thận nên ăn rau gì là tốt nhất? 

Như đã đề cập, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển sỏi thận. Bởi vậy, nắm rõ sỏi thận nên ăn rau gì là yếu tố then chốt giúp ngăn ngừa và đẩy lùi căn bệnh này. Cụ thể, người bị sỏi thận có thể bổ sung các loại rau sau đây:

Rau cần tây

Cần tây không đơn giản chỉ là một loại rau, thực phẩm bình thường mà nó còn được ví như thảo dược có tác dụng chữa bệnh tốt. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, cần tây có tác dụng lợi tiểu, qua đó giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, tăng cường bào mòn và đào thải sỏi ra ngoài. Bên cạnh đó, rau cần tây còn chứa nhiều thành phần giúp làm giảm axit uric, đồng thời kích thích sản xuất nước tiểu, rất có lợi trong việc làm sạch đường tiết niệu, loại bỏ vi khuẩn trong ống tiêu hoá, tránh nhiễm trùng và ức chế sỏi thận rất tốt.

Cải bó xôi

Loại rau này có thành phần dinh dưỡng cao, trong đó có nhiều canxi, vitamin A, K, C, E, D, chất xơ, cung cấp omega-3 dồi dào… Tất cả những chất này giúp tăng cường sức đề kháng, loại bỏ các tế bào ác tính, hỗ trợ tiêu hoá và bài tiết, tăng cường chức năng thận.

Bông atiso

Atiso thường được trồng nhiều ở Đà Lạt, cực kỳ giàu dinh dưỡng, bạn có thể luộc, hầm hay nấu canh ăn đều rất bổ dưỡng. Theo nhiều nghiên cứu, atiso có chứa rất nhiều hoạt chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ thải độc cho cơ thể thông qua việc tăng cường khả năng hoạt động của thận và gan. Hàng loại vitamin khác trong atiso cũng giúp tăng sức đề kháng, ức chế sỏi thận tốt.

Bông cải xanh

Bông cải xanh được coi là một trong những thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe con người. Bông cải xanh có nhiều dinh dưỡng, giàu sắt, canxi, protein, crom, carbohydrate, vitamin A và C rất tốt với người đang bị sỏi thận. Tác dụng này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau. Cụ thể, trong bông cải xanh có rất nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E cùng beta-carotene. Hơn nữa, bông cải xanh lại rất giàu chất xơ, vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ đào thải sỏi thận hiệu quả hơn.