Các tài liệu cho thấy, cứ 10 người thì có 1 người bị sỏi thận. Bệnh không chỉ xảy ra 1 lần mà có thể xuất hiện sau 7 năm nếu không có biện pháp phòng ngừa. Vậy nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sỏi thận như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận

Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải, kiểm soát nồng độ canxi, kali và natri trong nước tiểu. Khi các chất khoáng và chất thải không được đào thải ra bên ngoài sẽ hình thành sỏi bên trong thận.

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến sự hình thành sỏi thận:

Mất nước

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây sỏi thận. Uống ít nước có thể làm giảm số lần đi tiểu và khiến nước tiểu trở nên cô đặc, sẫm màu. Do thiếu nước, các tinh thể dễ dàng kết dính với nhau và tạo thành sỏi thận. Ngoài ra, đi tiểu ít khiến sỏi không thể di chuyển ra ngoài và phát triển kích thước lớn hơn, dẫn đến cơn đau do sỏi thận.

Chế độ ăn nhiều natri

Theo các chuyên gia, quá nhiều lượng natri trong nước tiểu sẽ ngăn canxi được tái hấp thu từ nước tiểu vào máu. Điều này làm tăng lượng canxi trong nước tiểu, cuối cùng dẫn đến sỏi thận.

che-do-an-giau-natri-lam-tang-nguy-co-hinh-thanh-soi-than

Chế độ ăn giàu natri làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận

Sử dụng thuốc làm hình thành sỏi thận

Các loại thuốc được kê đơn để điều trị co giật và chứng đau nửa đầu (xuất hiện cơn đau đầu liên tục từ trung bình đến nặng) cũng có thể làm tăng khả năng hình thành sỏi thận.

Các bệnh lý dẫn đến sỏi thận

Một số tình trạng sức khỏe cũng có thể dẫn đến hình thành sỏi thận, bao gồm:

  • Bệnh Crohn: Đây là tình trạng viêm đường tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ chất béo của cơ thể, dẫn đến sỏi oxalat.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Bệnh tiến triển khi xuất hiện sự nhiễm trùng tại bất kỳ bộ phận nào trong hệ thống tiết niệu.
  • Cường cận giáp: Tuyến cận giáp gồm 4 tuyến nhỏ có chức năng điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể. Ở người bị cường cận giáp, tuyến cận giáp tiết ra quá nhiều hormon PTH trong máu. Hormon này làm tăng canxi trong cơ thể và có thể gây ra sỏi canxi hoặc oxalat.
  • Bệnh xốp tủy thận: Đây là chứng rối loạn bẩm sinh, trong đó các u nang được hình thành ở hai bên ống góp của thận.
  • Nhiễm toan ống thận: Là tình trạng thận không lọc được axit từ máu và bài tiết qua nước tiểu.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, sỏi thận có thể do tiền sử gia đình, béo phì, thừa cân, phẫu thuật cắt dạ dày hoặc đường ruột.

soi-than-co-the-hinh-thanh-do-nhieu-benh-ly-lien-quan-den-cau-truc-va-chuc-nang-cua-than

Sỏi thận có thể hình thành do nhiều bệnh lý liên quan đến cấu trúc và chức năng của thận

Các loại sỏi thận 

Sỏi thận được phân thành 4 loại sau:

Sỏi canxi

Hầu hết sỏi thận là sỏi canxi, thường ở dạng canxi oxalat hoặc canxi photphat. Những viên sỏi này thường hình thành khi nồng độ canxi hoặc các khoáng chất trong nước tiểu tăng cao. 

Oxalate là hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong một số loại trái cây, rau, quả hạch và socola. Chế độ ăn uống, phẫu thuật đường ruột và một số rối loạn chuyển hóa có thể làm tăng nồng độ canxi hoặc oxalate trong nước tiểu.

Sỏi canxi photphat hình thành khi người bệnh đang sử dụng một số loại thuốc điều trị động kinh, đau nửa đầu và rối loạn chuyển hóa. Các thuốc này khiến thận không thể bài tiết axit vào trong máu và hình thành sỏi thận.

Sỏi struvite

Loại sỏi này thường được phát hiện ở những người phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là những viên sỏi lớn, gây tắc nghẽn đường tiết niệu, dẫn đến nhiễm trùng thận. Nếu tình trạng nhiễm trùng ở giai đoạn nhẹ, có thể ngăn ngừa sự phát triển của sỏi struvite.

soi-canxi-la-loai-pho-bien-nhat-chiem-80-cac-truong-hop-soi-than

Sỏi canxi là loại phổ biến nhất (chiếm 80% các trường hợp sỏi thận)

Sỏi axit uric

Loại sỏi này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Sỏi axit uric hình thành ở những người bị bệnh gút (một dạng viêm khớp có sự lắng đọng của các tinh thể axit uric trong khớp gây đau, đỏ, sưng và không thể đi lại) hoặc đang hóa trị để điều trị ung thư.

Axit uric là sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa purin - chất không màu được tìm thấy trong protein động vật như thịt, cá mòi,... Một chế độ ăn giàu purin có thể làm tăng hàm lượng axit trong nước tiểu, gây ra sự hình thành sỏi axit uric. Loại sỏi thận này cũng có thể hình thành khi cơ thể mất nước quá nhiều. 

Sỏi cystine 

Đây là loại sỏi thận ít phổ biến nhất, xảy ra khi cấu trúc thận bị tổn thương dẫn đến khó khăn trong việc tái hấp thu cystine. Cystine là axit amin được cơ thể sản xuất, tạo thành các protein trong tế bào. Khi quá nhiều cystine trong nước tiểu, sỏi thận có thể hình thành.

Cách phòng tránh bệnh sỏi thận

Nếu nhận chẩn đoán bị sỏi thận hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn cần lưu ý những điều dưới đây để ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng:

Uống nhiều nước hơn

Cách dễ nhất để ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận là uống đủ nước. Uống nhiều nước sẽ làm loãng các chất trong nước tiểu dẫn đến sỏi. Bạn nên uống khoảng 2-2,5 lít nước nếu không có tiền sử mắc bệnh về tim và gan.

Chuyên gia khuyên dùng các loại nước uống từ hoa quả có múi như nước chanh và nước cam. Chất citrate trong các loại nước ép này có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi.

Ăn các thực phẩm giàu canxi

Canxi trong chế độ ăn liên kết với oxalat trong ruột dẫn đến giảm lượng oxalate được hấp thụ vào máu và sau đó bài tiết qua thận. Điều này làm giảm nồng độ oxalate trong nước tiểu, giảm khả năng chất này liên kết với canxi trong nước tiểu, từ đó giảm nguy cơ sỏi thận. Tuy nhiên, bạn chỉ nên duy trì lượng canxi ở mức vừa phải (khoảng 800 đến 1000 mg/ngày). 

an-thuc-pham-chua-canxi-co-the-giup-ngan-ngua-su-hinh-thanh-soi-than

Ăn thực phẩm chứa canxi có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận

Hạn chế thực phẩm giàu oxalat

Oxalate và canxi liên kết với nhau trong đường tiêu hóa, hình thành sỏi thận. Do đó, nếu bạn muốn ăn thực phẩm chứa oxalate hoặc t canxi, tốt nhất nên tiêu thụ vào các thời điểm khác nhau. Các thực phẩm chứa nhiều oxalat cần hạn chế bao gồm: Socola, cà phê, rau bina, khoai lang, đậu phộng, củ cải, đậu nành,...

Giảm lượng natri (muối) trong chế độ ăn hàng ngày

Theo các chuyên gia, người có nguy cơ cao mắc sỏi thận chỉ nên dùng khoảng 1.500 - 2000 mg mỗi ngày. Các loại thực phẩm chứa nhiều muối bao gồm: Phô mai, thịt ướp muối, thịt nguội, xúc xích, đồ ăn muối chua, nước sốt đóng chai, một số gia vị,...

Hạn chế ăn thịt

Ăn quá nhiều protein động vật, chẳng hạn như thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng và hải sản làm tăng mức axit uric và có thể dẫn đến sỏi thận. Chế độ ăn này cũng làm giảm nồng độ citrate trong nước tiểu - chất giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi. 

han-che-an-thit-lam-giam-nong-do-axit-uric-va-ngan-ngua-su-hinh-thanh-soi-than

Hạn chế ăn thịt làm giảm nồng độ axit uric và ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận

Ăn nhiều rau củ và trái cây

Rau củ và trái cây giúp cung cấp chất xơ, kali, magie, chất chống oxy hóa, citrate. Tất cả những chất này có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.

Tránh bổ sung vitamin C

Bổ sung vitamin C (axit ascorbic) có liên quan đến bệnh sỏi thận, đặc biệt ở nam giới. Tiêu thụ quá nhiều vitamin C có thể làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. 

>>> XEM THÊM: Biến chứng sỏi thận nguy hiểm như thế nào? 

Sử dụng sản phẩm chứa dành dành giúp cải thiện bệnh sỏi thận, ngăn ngừa suy thận tiến triển

Sỏi thận nếu không được điều trị có thể làm tổn thương thận, lâu dần dẫn đến suy thận. Do đó, để phòng ngừa sỏi thận tiến triển sang suy thận, nhiều chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là dành dành.

Theo y học cổ truyền, dành dành là thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu giúp cải thiện bệnh liên quan đến hệ tiết niệu. Nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành có tác dụng giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa, giảm tổn thương thận.

qua-danh-danh-chua-nhieu-hoat-chat-tot-cho-than

Quả dành dành chứa nhiều hoạt chất tốt cho thận

Sản phẩm còn sự kết hợp với nhiều thảo dược khác tốt cho thận như:

  • Linh chi đỏ: Giúp kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa.
  • Coenzyme Q10: Giúp tăng khả năng chống oxy hóa và tăng cường chức năng thận.
  • Đan sâm: Cải thiện tình trạng thiếu máu tại thận và tăng cường chức năng thận.
  • Trầm hương: Có tác dụng bảo vệ chống tăng sinh thận, chống xơ hóa và kháng viêm, chống rối loạn chức năng thận do đái tháo đường.  
  • L-carnitine: Giảm lipid máu, tăng vận chuyển chất béo trong ty lạp thể tế bào để tạo ra năng lượng, từ đó cải thiện đáng kể các chức năng thận. 
  • Hoàng kỳ: Giúp chống xơ hóa, giảm protein niệu, bảo vệ thận, cải thiện chức năng thận, làm chậm diễn tiến của suy thận.
  • Bạch phục linh: Tăng bài tiết nước tiểu. 
  • Mã đề: Có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu.  
  • Râu mèo: Có tác dụng lợi tiểu, kháng khuẩn, kháng viêm giúp làm giảm nồng độ của các khoáng chất (canxi, oxalat, acid uric).

Vận dụng tất cả những thành tựu trên, các nhà khoa học đã bào chế thành công viên nén thảo dược tiện dụng chứa thành phần chính là dành dành giúp bảo vệ thận, lợi tiểu, ngăn ngừa biến chứng sỏi thận tiến triển thành suy thận. 

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có đến 92,9% người dùng hài lòng và rất hài lòng về khả năng cải thiện triệu chứng của bệnh thận của sản phẩm chứa thành phần dành dành.

Trên đây là những nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sỏi thận mà bạn có thể tham khảo. Nếu có nguy cơ cao mắc sỏi thận hoặc đã được điều trị sỏi thận, bạn cần thường xuyên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Đừng quên sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành giúp cải thiện bệnh sỏi thận, ngăn ngừa suy thận tiến triển.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/kidney-health/how-to-prevent-kidney-stones

https://www.webmd.com/kidney-stones/kidney-stone-causes

https://www.health.harvard.edu/blog/5-steps-for-preventing-kidney-stones-201310046721