Trước đây, sỏi thận được cho là phổ biến hơn ở nam giới. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng này cũng xuất hiện nhiều ở nữ giới. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu sỏi thận ở nữ giới? Cách cải thiện như thế nào? Cùng xem ngay bài viết dưới đây nhé!

Một số dấu hiệu sỏi thận ở nữ 

Phụ nữ có thể xuất hiện sỏi thận trong nhiều năm và không nhận biết được sự tồn tại của chúng. Theo thời gian, chúng có xu hướng phát triển lớn hơn và xuất hiện các dấu hiệu sỏi thận ở nữ nếu bệnh không được kiểm soát. Cụ thể:

Đau lưng, bụng hoặc bên sườn

Cơn đau sỏi thận (hay cơn đau quặn thận) là một trong những dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh. Cơn đau xuất hiện khi sỏi bắt đầu di chuyển vào niệu quản hẹp, dẫn đến tắc nghẽn niệu quản, khiến áp lực tích tụ trong thận. Áp lực này kích hoạt đến các sợi thần kinh và truyền tín hiệu đau tới não.

Cơn đau thường bắt đầu và kết thúc theo từng đợt. Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn do niệu quản co thắt để đẩy sỏi ra ngoài cơ thể. Khi đó, người bệnh thường cảm thấy đau dọc theo bên hông, lưng và bên dưới xương sườn. Còn đau còn xuất hiện ở vùng bụng và háng khi viên sỏi di chuyển xuống đường tiết niệu. Đối với phụ nữ, cơn đau còn có thể diễn ra ở vùng âm hộ.

dau-tai-hong-lung-va-ben-duoi-xuong-suon-hoac-vung-bung-hang-la-dau-hieu-de-nhan-biet-cua-benh-soi-than-o-nu

Đau tại hông, lưng và bên dưới xương sườn hoặc vùng bụng, háng là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh sỏi thận ở nữ

Xuất hiện máu trong nước tiểu

Trong nước tiểu có máu (tiểu ra máu) là một trong những triệu chứng sỏi thận phổ biến ở phụ nữ. Người bệnh có thể nhận biết được tình trạng này nếu nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc nâu. Tuy nhiên, các tế bào máu quá nhỏ để nhìn thấy nếu không có kính hiển vi (gọi là tiểu ra máu vi thể).

Rối loạn về tiểu tiện là dấu hiệu bị sỏi thận thường gặp ở nữ giới

Khi bị sỏi thận, người bệnh có thể gặp phải những thay đổi trong thói quen đi tiểu. Cụ thể, nữ giới mắc sỏi thận sẽ:

  • Đi tiểu nhiều lần: Triệu chứng này cho biết sỏi đã di chuyển vào phần dưới của đường tiết niệu.
  • Khó tiểu hoặc bí tiểu: Sỏi thận lớn có thể bị mắc kẹt trong niệu quản. Sự tắc nghẽn này có thể làm chậm hoặc ngừng dòng nước tiểu.
  • Xuất hiện cảm giác đau rát khi đi tiểu: Khi sỏi thận đến điểm nối giữa niệu quản và bàng quang, người bệnh có thể cảm thấy đau kèm cảm giác nóng rát. 
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi: Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng ở thận hoặc một phần khác trong đường tiết niệu. Màu đục cũng có thể do sự xuất hiện của mủ trong nước tiểu. Mùi hôi do các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu hoặc do nước tiểu cô đặc hơn bình thường.

Buồn nôn và nôn

Ở người phụ nữ bị sỏi thận thường xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn, xảy ra do các kết nối thần kinh chung giữa thận và đường tiêu hóa. Sỏi trong thận có thể kích thích các dây thần kinh trong đường tiêu hóa, gây khó chịu cho dạ dày. Triệu chứng buồn nôn và nôn cũng là cách cơ thể phản ứng với cơn đau.

soi-than-co-the-gay-kich-thich-day-than-kinh-trong-duong-tieu-hoa-dan-den-buon-non-va-non

Sỏi thận có thể gây kích thích dây thần kinh trong đường tiêu hóa, dẫn đến buồn nôn và nôn

Sốt và ớn lạnh

Sốt và ớn lạnh là dấu hiệu nhiễm trùng ở thận hoặc một phần khác của đường tiết niệu. Đây có thể là biến chứng nghiêm trọng của bệnh sỏi thận. Nếu triệu chứng này xuất hiện cùng với tình trạng đau bụng giữa và lưng dưới thì có thể là triệu chứng của nhiễm trùng tiểu, nhanh chóng tiến triển thành nhiễm trùng huyết đe dọa đến tính mạng.

Điều trị sỏi thận ở nữ giới

Sau khi chẩn đoán xuất hiện sỏi trong thận, người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, có 2 cách điều trị sỏi thận ở phụ nữ. Các lựa chọn này bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: Các thuốc được kê đơn để kiểm soát tình trạng buồn nôn, giảm đau và giãn niệu quản. 
  • Phẫu thuật: Gồm nội soi niệu quản, tán sỏi qua da, tán sỏi bằng sóng xung kích, mổ hở lấy sỏi,... Phương pháp phẫu thuật được chỉ định hoàn toàn phụ thuộc vào loại sỏi thận, kích thước và vị trí của sỏi.

su-dung-thuoc-giup-dieu-tri-cac-tinh-trang-buon-non-dau-nhuc-do-soi-than

Sử dụng thuốc giúp điều trị các tình trạng buồn nôn, đau nhức do sỏi thận

>>> XEM THÊM: Biến chứng sỏi thận nguy hiểm như thế nào?

Kiểm soát dấu hiệu sỏi thận ở nữ và ngăn ngừa suy thận tiến triển nhờ sản phẩm thảo dược

Hiện nay, để cải thiện triệu chứng của bệnh sỏi thận và ngăn ngừa suy thận tiến triển, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là dành dành.

Dành dành là thảo dược được nhiều nghiên cứu của các trường đại học và bệnh viện tại Trung Quốc vào năm 2017 cho thấy tác dụng giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa, giảm tổn thương thận.

qua-danh-danh-chua-nhieu-hoat-chat-co-tac-dung-giam-thieu-mau-tai-than-chong-xo-hoa-va-giam-ton-thuong-than

Quả dành dành chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm thiếu máu tại thận, chống xơ hóa và giảm tổn thương thận

Hơn nữa, sản phẩm còn là sự kết hợp độc đáo với nhiều thảo dược tốt cho thận như: Đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ, râu mèo, mã đề,... giúp lợi tiểu, cải thiện chức năng thận và giảm các triệu chứng đau thắt lưng, rối loạn tiểu tiện, phòng nguy cơ suy thận hiệu quả.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VN Economy năm 2021, có đến 92,9% người dùng sản phẩm chứa các thành phần trên rất hài lòng về khả năng cải thiện triệu chứng tiểu đêm nhiều lần, tiểu buốt, đau ngang thắt lưng, phù chân, tê lạnh chân tay, mất ngủ, ngủ không sâu giấc và suy giảm sinh lý.

Chắc hẳn qua bài viết này, bạn đã có thể nhận biết rõ những dấu hiệu sỏi thận ở nữ giới. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên đi khám sức khỏe sớm để điều trị kịp thời. Bạn cũng đừng quên sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành giúp cải thiện bệnh và ngăn ngừa suy thận tiến triển. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/symptoms-of-kidney-stones#symptoms

https://www.webmd.com/kidney-stones/understanding-kidney-stones-symptoms

https://www.health.com/condition/kidney-disease/kidney-stone-symptoms-treatment