Sỏi tiết niệu là 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn tính. Nếu không nắm rõ nguyên nhân cũng như các triệu chứng từ sớm thì bạn hoàn toàn có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của sỏi tiết niệu.

Sỏi tiết niệu là gì? 

Sỏi tiết niệu hay sỏi niệu là vật thể rắn có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong đường tiết niệu: Bể thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Sỏi tiết niệu là nguyên nhân hàng đầu khiến người lớn phải nhập viện hàng năm.

soi-tiet-nieu-nam-o-vi-tri-bang-quang-nieu-quan-nieu-dao-va-dai-be-than.png

Sỏi tiết niệu nằm ở vị trí bàng quang, niệu đạo, niệu quản và đài bể thận

Nguy hiểm nhất trong sỏi niệu là sỏi san hô với kích thước lớn và cấu trúc phức tạp bao trùm lấy toàn bộ đài bể thận. Sỏi niệu có thể gây ra các triệu chứng vô cùng mờ nhạt, nhưng thông thường sẽ điển hình bằng cơn đau quặn thận.

Có mấy loại sỏi tiết niệu?

Tùy vào vị trí hoặc thành phần mà sỏi tiết niệu được chia thành nhiều loại:

Phân loại theo nguyên nhân hình thành sỏi tiết niệu

Dựa theo thành phần hình thành nên sỏi mà chia sỏi tiết niệu làm 4 loại:

  • Sỏi calci oxalat hoặc phosphat: Loại sỏi này chiếm tới 80% sỏi tiết niệu. Sỏi này có cấu trúc cứng, cản quang mạnh.
  • Sỏi urate: Chiếm 9% sỏi tiết niệu, sỏi urate không có tính cản quang nên không thể xác định thông qua phim chụp X quang.
  • Sỏi struvite (ammonia magnesium-phosphate): Loại sỏi này chiếm 10% sỏi tiết niệu hay còn gọi là sỏi nhiễm trùng. Sỏi có kích thước lớn, chiếm toàn bộ đài bể thận thì được gọi là sỏi san hô. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư thận. 
  • Sỏi cystine: Chiếm 1%, đặc điểm của sỏi là bề mặt nhẵn, trơn láng, có nhiều cục và thường phân bố ở thận. Sỏi này có thể xảy ra ở cả trẻ sơ sinh.

Phân loại theo vị trí của sỏi trong đường tiết niệu

Tùy theo vị trí của sỏi trong đường niệu mà chia làm 4 loại:

  • Sỏi thận: Sỏi nằm ở đài bể thận và thường gây nên các cơn đau quặn bụng, mạn sườn.
  • Sỏi niệu quản: Sỏi niệu quản thường do sỏi ở bể thận rơi xuống bàng quang nhưng lại bị mắc tại khúc hẹp của niệu quản. Sỏi niệu quản là nguyên nhân gây nên các cơn đau quặn và bệnh lý giãn đài bể thận.
  • Sỏi bàng quang: Do chứa nước tiểu nên nguy cơ mắc sỏi bàng quang là rất cao, ngoài ra còn do sỏi từ bể thận rơi xuống. Sỏi bàng quang rất hay gặp ở nam giới, người lớn tuổi.
  • Sỏi niệu đạo: Sỏi ở niệu đạo gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh, đặc biệt có thể dẫn đến chảy máu niệu đạo.

soi-nam-o-cac-vi-tri-dai-be-than.png

Sỏi nằm ở các vị trí đài bể thận

Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu

Nguyên nhân hình thành sỏi rất phức tạp và tùy thuộc vào loại sỏi, vị trí của sỏi.

Cơ chế chung hình thành sỏi tiết niệu

Sự hình thành sỏi do các thành phần trong nước tiểu đạt trạng thái quá bão hòa, lâu ngày tích tụ và tăng dần kích thước. Có 2 cơ chế hình thành sỏi:

  • Lý thuyết hạt tự do: Các tinh thể tự do trong đường niệu sẽ di chuyển, gặp nhau và kết tụ hình thành sỏi. Khi sỏi bắt đầu to ra sẽ gây bít tắc đường tiểu và tạo điều kiện tích tụ các tinh thể khác.
  • Lý thuyết hạt cố định: Theo cơ chế này, sỏi tiết niệu sẽ được hình thành nhờ bám vào một mảng vôi hóa cố định gọi là Randall. Tuy nhiên, nguyên nhân hình thành Randall vẫn chưa được biết rõ.

Sỏi calci hình thành như thế nào?

Sỏi calci oxalat hay calci phosphat là loại sỏi thường gặp nhất. Trái với suy nghĩ của nhiều người, lượng calci thấp trong nước tiểu lại dễ hình thành sỏi do làm tăng tái hấp thu và bài tiết oxalat ra đường niệu.

Cơ chế hình thành sỏi struvite

Sỏi struvite thường do loài proteus hoặc klebsiella phân giải chất thải ure thành amonia. Thành phần này sẽ kết hợp với phosphat và magnesi trong điều kiện pH nước tiểu cao và hình thành sỏi. Vi khuẩn cũng bám dính vào sỏi, vì thế nên sỏi struvite được gọi là sỏi nhiễm trùng. 

Sỏi thường hình thành âm thầm cho tới khi kích thước sỏi lớn chèn ép vào đài bể thận với một loạt các triệu chứng trên lâm sàng. Sỏi struvite là nguyên gây nên sỏi san hô với biến chứng nguy hiểm nhất là ung thư thận.

Cơ chế tạo sỏi urate

Sỏi urate tạo thành khi pH nước tiểu thấp, lượng nước tiểu cô đặc và nhiều acid uric. Thường khi pH nước tiểu dưới 5,5 thì có nguy cơ rất cao dẫn tới sự lắng đọng acid uric và hình thành sỏi urate.

Nguyên nhân thường gặp ở người bị sỏi urate là do chế độ ăn giàu đạm động vật, tiêu chảy mạn, rối loạn chuyển hóa, gout.

che-do-an-giau-purin-lam-tang-nguy-co-hinh-thanh-soi-urate.png

Chế độ ăn giàu purin làm tăng nguy cơ hình thành sỏi urate

Sỏi cystine - hiếm gặp nhưng nguy hiểm

Sỏi cystine rất hiếm gặp, nguyên nhân hình thành là do đột biến gen SLC3A1 và SLC7A9 bẩm sinh. Đột biến gen này khiến quá trình vận chuyển cystine bị rối loạn và hình thành sỏi. Sỏi cystine thường xuất hiện ở đường niệu nhiều hơn là tại đài bể thận và hay gặp ở người trẻ tuổi. Đặc biệt, sỏi cystine có thể gặp ở trẻ sơ sinh mang 2 gen đột biến trên.

Đối tượng nào dễ mắc sỏi tiết niệu?

Các đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc sỏi tiết niệu:

  • Chế độ ăn không khoa học: Tiêu thụ đồ ăn rắn chứa oxalat, protein động vật và bổ sung nhiều muối.
  • Uống ít nước.
  • Tiền sử gia đình có người mắc sỏi thận.
  • Sau phẫu thuật cắt một phần dạ dày gây kém hấp thu, làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
  • Mắc các bệnh lý mạn tính: Tăng huyết áp, gout, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, khối u, béo phì, rối loạn nội tiết tố,...
  • Đối tượng sử dụng thuốc ức chế protease trong điều trị HIV hoặc sulfadiazine, ceftriaxone dùng trong thời gian dài.

Dấu hiệu nhận biết sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu loại nào hay ở vị trí nào đều có những triệu chứng lâm sàng giống nhau và thường bắt đầu bằng cơn đau quặn bụng. Các cơn đau quặn có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, cấp tính.

con-dau-quan-bung-doc-theo-duong-nieu-tuy-thuoc-vao-vi-tri-cua-soi.png

Cơn đau quặn bụng dọc theo đường niệu tùy thuộc vào vị trí của sỏi

Vị trí của cơn đau thận thường tùy thuộc vào vị trí viên sỏi. Cơn đau mạn sườn lan xuống bẹn, bìu khi sỏi nằm ở đài bể thận hoặc niệu quản. Các cơn đau buốt vùng gần đường tiểu thường do sỏi niệu đạo. Người bệnh thường có cảm giác khó chịu và hay trở mình để giảm cơn đau.

Bên cạnh triệu chứng đau quặn thận một bên hoặc cả hai bên thì người bệnh có thể tiểu ra máu, buồn nôn, nôn kèm theo sốt. Trẻ em mắc sỏi niệu quản thường có triệu chứng quấy khóc, hay trở mình, sốt và nôn mửa.

Chẩn đoán sỏi tiết niệu

Chẩn đoán sỏi tiết niệu dựa vào biểu hiện lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng của người bệnh.

Khám lâm sàng triệu chứng sỏi tiết niệu

Người bệnh có triệu chứng cơn đau quặn thận tùy vị trí, buồn nôn, nôn. Bên cạnh đó, khám thấy bụng mềm và không chướng.

Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán sỏi tiết niệu

- Phân tích mẫu nước tiểu: Phát hiện hồng cầu niệu, đạm niệu, leukocyte esterase, nitrit, WBC, HCG nước tiểu, acid lactic, men lipase, amylase.

- Các xét nghiệm hình ảnh thường được xem xét tùy theo đối tượng bệnh nhân, chi phí và yếu tố nguy cơ khi phơi nhiễm bức xạ.

  • Siêu âm thận là phương pháp thường dùng do an toàn trên cả đối tượng bệnh nhi, phụ nữ mang thai và ít tốn kém.
  • Siêu âm doppler được lựa chọn để đánh giá độ lưu thông của đường tiểu. 
  • Chụp X-quang thận, niệu quản và bàng quang thường được dùng để đánh giá sỏi có độ cản quang tốt là sỏi calci oxalat, calci phosphat. Đối với các sỏi không có tính chất cản quang như cystine và urate thì độ đặc hiệu sẽ giảm dần. X-quang là phương pháp hữu hiệu để theo dõi tiến triển của sỏi theo thời gian nhưng lại không nhạy trong trường hợp cấp tính.
  • Chụp CT vùng bụng/chậu là phương pháp lý tưởng đểchẩn đoán sỏi tiết niệu với độ đặc hiệu trên 95%. Sỏi dưới 3cm có thể bị bỏ sót. Tuy nhiên, đây vẫn là phương pháp hữu hiệu để đánh giá hình thái, kích thước và phân loại sỏi (trừ sỏi hình thành do thuốc ức chế protease).
  • MRI: Có độ nhạy kém CT scan nhưng tốt hơn X-quang. Phương pháp ít nhạy để xác định sỏi nhưng rất thường dùng để đánh giá các tổn thương thận như giãn đài bể thận ở thai nhi, phụ nữ mang thai, trẻ em do không chứa bức xạ.

soi-tiet-nieu-co-hinh-anh-can-quang-tren-sieu-am.png

Sỏi tiết niệu có hình ảnh cản quang trên siêu âm

- Công cụ đánh giá STONE rất hữu ích dựa trên 5 tiêu chí là giới tính, thời gian, nguồn gốc sỏi, triệu chứng buồn nôn và hồng cầu niệu. Dựa vào thang điểm này có thể đánh giá phân tầng bệnh nhân.

Biến chứng nguy hiểm của sỏi tiết niệu

Biến chứng của sỏi tiết niệu rất phức tạp và tùy vào vị trí của sỏi. Một số biến chứng của sỏi tiết niệu như:

  • Đau quặn bụng, thắt lưng kèm theo rối loạn tiểu tiện.
  • Nhiễm trùng đường niệu với biểu hiện tiểu buốt, tiểu ra máu, nặng nhất là nhiễm trùng huyết.
  • Tổn thương cấu trúc đường niệu, thường gặp nhất là viêm thận ứ mủ.
  • Bít tắc đường niệu gây giãn đài bể thận, suy thận cấp, suy thận mạn.
  • Ung thư thận là biến chứng nguy hiểm của sỏi san hô. 

Điều trị sỏi tiết niệu

Đa số người bệnh sỏi tiết niệu đều có tiên lượng tốt nếu được can thiệp sớm. Việc điều trị sỏi phụ thuộc vào biểu hiện cấp tính của bệnh.

Điều trị nội khoa sỏi tiết niệu bằng thuốc

Điều trị nội khoa sỏi tiết niệu bằng thuốc được chỉ định cho các trường hợp:

  • Sỏi kích thước nhỏ, bề mặt trơn láng, có thể tống xuất ra ngoài bằng đường tiểu.
  • Sỏi nằm ở các vị trí hẹp của đường tiết niệu.
  • Loại bỏ các mảnh vụn của sỏi sau phẫu thuật can thiệp.
  • Điều trị nhiễm trùng và kiềm hóa hoặc toan hóa nước tiểu.
  • Giảm đau cấp tính cho người bệnh sỏi tiết niệu.

Một số thuốc sử dụng trong điều trị nội khoa sỏi tiết niệu:

  • Thuốc giảm đau: Thường sử dụng NSAIDs đường tiêm. Morphin được lựa chọn cho người bệnh đau nặng và không đáp ứng với các liệu pháp giảm đau khác. Lidocain đường tiêm cũng là lựa chọn để giảm đau cấp tính.
  • Thuốc chống nôn: Ondansetron, metoclopramide, promethazin.
  • Thuốc giãn cơ trơn: Thuốc Buscopan, Drotaverin đường tiêm tĩnh mạch giúp tạo điều kiện thuận lợi để sỏi di chuyển ra ngoài.
  • Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ 3, Quinolone được lựa chọn với phổ tác dụng trên vi khuẩn gram âm gây nhiễm trùng đường niệu.
  • Bù dịch: Nếu người bệnh có nôn nhiều.
  • Điều trị sỏi Urate: Kiềm hóa nước tiểu bằng bicarbonat và tăng đào thải acid uric bằng Allopurinol. 

chong-no-bu-dich-cho-nguoi-benh-soi-tiet-nieu-co-non-nang.png

Chống nôn, bù dịch cho người bệnh sỏi tiết niệu có nôn nặng

Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống đề kiểm soát tình trạng tốt hơn.

Các phương pháp can thiệp tán sỏi tiết niệu

Khi các biện pháp điều trị nội khoa không đáp ứng thì người bệnh được chỉ định điều trị bằng can thiệp lấy sỏi.

Tán sỏi tiết niệu bằng sóng xung kích ngoài cơ thể - ESWL

Tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể là phương pháp ít xâm lấn và di chứng sau phẫu thuật. Kỹ thuật này sử dụng tia X để xác định vị trí của sỏi và dùng sóng xung kích từ hệ thống điện áp, điện từ để tán sỏi thành những mảnh nhỏ hơn có thể đào thải qua nước tiểu. Trước khi tán sỏi, người bệnh có thể được tiêm an thần hoặc gây mê toàn thân. Ở một số người bệnh có thể được chỉ định đặt stent niệu quản để tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi ra ngoài.

Phẫu thuật nội soi lấy sỏi - URS

Ống nội soi sẽ di chuyển từ lỗ niệu đạo, đi theo niệu quản rồi tới bể thận. Đây là phương pháp sử dụng phổ biến nhất với hiệu quả tán sỏi cao và an toàn cho người bệnh. Kỹ thuật này có thể cho phép phát hiện ra sỏi trên đường di chuyển và xử lý chúng. Đây là phương pháp hữu hiệu đối với sỏi có kích 1,5 - 2cm và người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu.

Phương pháp tán sỏi qua da - PCNL

Phương pháp tán sỏi qua da thường được chỉ định khi người bệnh sỏi niệu quản chống chỉ định hoặc điều trị thất bại với 2 phương pháp URS và ESWL. Phương pháp này được ưu tiên cho người có tiền sử bệnh thận mạn, kích thước sỏi trên 20mm hoặc sỏi nhỏ. Chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai, rối loạn chảy máu hoặc hiện đang bị nhiễm trùng đường niệu.

Mổ hở lấy sỏi tiết niệu

Mổ hở lấy sỏi là phương pháp truyền thống hiện nay ít áp dụng do can thiệp trực tiếp và có nguy cơ lớn gây nhiễm trùng hậu phẫu. Phương pháp này là hữu hiệu nhất trong trường hợp sỏi có kích thước và vị trí phức tạp như sỏi san hô.

mo-ho-ap-dung-cho-truong-hop-soi-san-ho-phuc-tap-kich-thuoc-lon.png

Mổ hở áp dụng cho trường hợp sỏi san hô phức tạp, kích thước lớn

Cấp cứu khi có biến chứng nặng, cấp tính của sỏi tiết niệu

Đối với các trường hợp cấp tính, biến chứng nguy hiểm của sỏi tiết niệu cần phải được can thiệp khẩn cấp như:

  • Sỏi kích thước lớn chiếm toàn bộ bể thận gây nên nhiều rối loạn chức năng nghiêm trọng.
  • Biểu hiện suy thận cấp với triệu chứng thiểu niệu, vô niệu kéo dài phải tiến hành lọc máu và đặt stent dẫn lưu dòng nước tiểu trước khi xem xét phẫu thuật.
  • Nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng huyết, tiền sử cắt một bên thận cần hồi sức tích cực bằng kháng sinh, hạ sốt, truyền dịch.
  • Đau quặn không đáp ứng, nôn mửa nhiều, đặc biệt lưu ý ở người bệnh mang thai hoặc trẻ em. 
  • Đối với sỏi struvite với biểu hiện nhiễm trùng cấp tính cần phải can thiệp phẫu thuật kết hợp theo dõi với bên khoa tiết niệu.
  • Tắc thận cấp tính với biểu hiện nhiễm trùng tiết niệu phải cấp cứu nhanh chóng để ngăn ngừa những tổn thương mạn tính ở thận.

>>> XEM THÊM: Tán sỏi niệu quản bằng laser có hiệu quả không?

Giải pháp từ thảo dược thiên nhiên giúp giảm triệu chứng, biến chứng sỏi tiết niệu

Sử dụng thảo dược thiên nhiên đang là phương pháp hiệu quả được chuyên gia khuyên dùng để bào mòn, tăng bài xuất sỏi, bảo vệ đường tiết niệu, ngăn ngừa biến chứng suy thận ở người bệnh sỏi tiết niệu.

Một số thảo dược được ghi nhận có tác dụng trên người bệnh sỏi tiết niệu như: Dành dành, mã đề, râu mèo, bạch phục linh, linh chi đỏ, hoàng kỳ,... Trong đó:

  • Mã đề, râu mèo: Được ghi nhận tác dụng lợi tiểu mạnh, bào mòn sỏi theo cơ chế tự nhiên.
  • Dành dành, linh chi đỏ, hoàng kỳ, đan sâm: Bảo vệ tế bào thận, ngăn ngừa biến chứng gây tổn thương thận của sỏi tiết niệu.
  • Hoàng kỳ: Chống viêm loét, nhiễm trùng và hỗ trợ giúp làm bền thành mạch.

mot-so-thao-duoc-tang-dao-thai-soi-giam-bien-chung-tren-than.png

Một số thảo dược tăng đào thải sỏi, giảm biến chứng trên thận

Sản phẩm có chứa các thành phần trên sẽ giúp hỗ trợ phòng ngừa, điều trị và ngăn ngừa biến chứng sỏi tiết niệu hiệu quả.

Phòng ngừa và ngăn ngừa tái phát sỏi tiết niệu như thế nào?

Bên cạnh việc sử dụng sản phẩm thảo dược, để ngăn ngừa hình thành sỏi thận hoặc kiểm soát bệnh sau can thiệp, ngừa tái phát bạn hãy:

  • Uống đủ nước, khuyến cáo từ 2 - 2.5 lít/ngày.
  • Tránh đồ ăn, thức uống giàu oxalat như rau bina, các loại hạt, khoai tây, socola, đậu,...
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...
  • Sử dụng các loại nước ép trái cây chứa acid citric như chanh, cam, dưa,... sẽ giúp ức chế sự hình thành sỏi. 
  • Một chế độ ăn bổ sung canxi từ đậu phụ, nước cam, hạnh nhân, sữa sẽ giảm nguy cơ hình thành sỏi.
  • Giảm muối trong bữa ăn hàng ngày.
  • Giảm cân, xây dựng lối sống khoa học.

Bài viết trên đã thông tin tới bạn đọc về dấu hiệu, cách điều trị và phương pháp phòng ngừa sỏi tiết niệu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý cũng như sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị, vui lòng để lại thông tin dưới phần bình luận để được chuyên gia sức khỏe tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn