Bệnh xốp tủy thận (xốp thận) là rối loạn bẩm sinh lành tính của thận. Những người mắc bệnh lý này sẽ dễ bị sỏi thận và nhiễm trùng đường tiểu hơn so với bình thường. Hãy dành 5 phút để đọc những thông tin trong bài viết dưới đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về chứng xốp tủy thận đấy.
Bệnh xốp tủy thận là gì?
Bệnh xốp tủy thận (viết tắt là MSK hay Cacchi-Ricci) đặc trưng bởi tình trạng giãn nở ở các ống dẫn nước tiểu nhỏ, xuất hiện ở một hoặc cả hai bên thận.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng, người bị bệnh xốp thận thường sẽ có nguy cơ mắc thêm nhiễm trùng đường tiểu hoặc sỏi thận. Tuy nhiên, xốp tủy thận vẫn được đánh giá là 1 rối loạn “lành tính” với số người mắc bệnh khá thấp.
Xốp tủy thận là rối loạn bẩm sinh lành tính
Nguyên nhân của bệnh xốp tủy thận
Xốp tủy thận là bệnh lý bẩm sinh nhưng hầu hết các trường hợp lại không phải do di truyền. Chính vì vậy, các nhà khoa học vẫn không biết chính xác nguyên nhân của bệnh cũng như chưa giải thích được tại sao nang lại hình thành trong ống khi phôi thai phát triển.
Mặc dù nguyên nhân còn chưa rõ ràng nhưng vẫn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xốp thận. Bao gồm:
- Do mắc chứng phì đại nửa người.
- Mắc hội chứng Ehlers Danlos với các biểu hiện: Khớp mềm yếu; da căng, giãn mỏng.
- Bệnh xơ gan bẩm sinh hoặc mắc chứng Caroli (ống mật trong gan bị giãn nở).
- Bệnh thận mạn tính hoặc trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thận.
Triệu chứng bệnh xốp tủy thận
Ở giai đoạn đầu, người bị xốp thận thường sẽ không nghĩ mình mắc bệnh bởi triệu chứng khá mơ hồ, gần như là không có. Ở giai đoạn sau, họ sẽ thấy bị sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiểu với các biểu hiện kèm theo như:
- Đau buốt khi đi tiểu.
- Nước tiểu nhiều bọt, mùi hôi, lẫn máu hoặc chuyển màu sẫm hơn.
- Đau tức ở bụng dưới, háng và cả vùng lưng.
- Sốt kèm ớn lạnh, nôn mửa.
Tùy vào mỗi người mà các triệu chứng có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Quan trọng là cần nhận biết sớm để thăm khám kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Đau buốt khi đi tiểu ở người xốp tủy thận
Chẩn đoán bệnh xốp tủy thận
Bên cạnh việc hỏi thăm về tiền sử gia đình, các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật hình ảnh để chẩn đoán bệnh lý xốp tủy thận. Cụ thể như sau:
- Siêu âm: Biết được trong thận có hỏi hay cặn canxi lắng đọng hay không.
- Chụp X-quang bể thận: Các cụm sáng trên hình ảnh chính là những tắc nghẽn trong đường tiểu hoặc nang thận đã hình thành.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Kỹ thuật này cho biết ống dẫn tiểu nhỏ đã bị mở rộng hoặc kéo giãn.
Chẩn đoán xốp thận bằng kỹ thuật hình ảnh
>>> XEM THÊM: Tổng quan các bệnh về thận phổ biến, thường gặp nhất
Điều trị bệnh xốp tủy thận như thế nào?
Vì nguyên nhân gây xốp tủy thận chưa được sáng tỏ, hơn nữa đây lại là bệnh lý bẩm sinh nên việc điều trị chủ yếu tập trung đẩy lùi nhiễm trùng đường tiết niệu và bài sỏi. Cụ thể:
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Với tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh diệt khuẩn. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn về liều lượng, thời gian uống để tránh nguy cơ kháng thuốc.
Điều trị sỏi thận
Tùy thuộc vào kích cỡ và mức độ ảnh hưởng của những viên sỏi thận (gây đau hoặc làm tắc nghẽn đường tiết niệu) mà sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau. Những viên sỏi nhỏ vẫn có thể đi qua đường tiểu dễ dàng thì chỉ cần uống nhiều nước để đào thải sỏi. Nếu sỏi thận có kích cỡ lớn hơn hoặc cản trở đường tiểu, gây đau, các biện pháp điều trị phù hợp bao gồm:
- Tán sỏi bằng sóng xung kích: Tiến hành phá vỡ sỏi thận thành các mảnh nhỏ hơn bằng máy ép. Lúc này sỏi sẽ dễ dàng bị đào thải qua đường tiểu.
- Nội soi niệu quản: Thông qua dụng cụ đo niệu quản có hình ống, chứa camera, bác sĩ sẽ thu lấy sỏi hoặc phá vỡ sỏi bằng năng lượng laser.
- Tán sỏi thận qua da: Bác sĩ sẽ dùng 1 kim chọc qua da vùng lưng vào trong thận. Đường hầm của kim chọc dò sẽ được nong rộng bằng dụng cụ nong. Sau đó, họ sẽ đưa máy nội soi và dùng năng lượng laser để tán sỏi. Sỏi sẽ được tán thành mảnh vụn, sau đó hút ra ngoài.
Tán sỏi qua da điều trị sỏi thận
Biện pháp phòng ngừa bệnh xốp tủy thận
Xốp tủy thận là bệnh lý bẩm sinh nên chúng ta không thể phòng ngừa ngay từ đầu. Tuy nhiên, chế độ ăn uống hay việc dùng thảo dược bổ thận sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh.
Bị bệnh xốp tủy thận nên kiêng ăn gì?
Khi bị xốp tủy thận, người bệnh nên tránh một số thực phẩm gây viêm, hại thận hoặc kích thích hình thành sỏi như:
- Thực phẩm chứa nhiều oxalat hoặc liều cao vitamin C.
- Thực phẩm mặn.
- Đồ ăn nhiều đường.
- Protein động vật.
- Chất kích thích.
Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp cải thiện bệnh xốp tủy thận và ngăn ngừa suy thận tiến triển
Ngoài những thực phẩm cần hạn chế ở trên, xu hướng hiện nay là kết hợp thêm sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên tốt cho người bệnh xốp tủy thận. Một trong những sản phẩm nổi trội vượt bật, được hàng nghìn người tin dùng chính là sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính dành dành.
Dành dành chứa nhiều hoạt chất có tác dụng bảo vệ thận, chống xơ hóa thận và tăng cường lưu lượng máu đến thận
Từ xa xưa, dành dành đã được biết đến nhiều với công dụng như hỗ trợ làm lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện các bệnh lý liên quan đến thận. Theo một nghiên cứu năm 2017, các hoạt chất trong quả dành dành có tác dụng giúp giảm tình trạng thiếu máu thận nhờ cơ chế tăng sinh mạch máu mới và kích thích tủy thận sinh hồng cầu mới; chống xơ hóa thận và giảm tổn thương thận thông qua cơ chế giảm đường huyết, giảm axit uric, giảm stress oxy hóa. Vì vậy có thể cải thiện tình trạng rối loạn chức năng thận và phòng ngừa bệnh xốp tủy thận diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh dành dành, sản phẩm còn là sự kết hợp nhiều cây thuốc bổ thận, giúp phòng ngừa sỏi thận và nhiễm khuẩn tiết niệu ở người bị xốp tủy thận như:
- Đan sâm: Loại thảo dược này chứa hai hoạt chất quan trọng là tanshinones và acid salvianolic. Tanshinones có công dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, kháng khuẩn và kháng viêm. Còn acid salvianolic có tác dụng nổi bật là bảo vệ tế bào, chống đông máu và chống oxy hóa.
- Hoàng kỳ: Có tác dụng làm giảm protein niệu, cải thiện tình trạng giữ muối và nước, giúp giảm áp lực trên thận.
- Trầm hương: Có khả năng bảo vệ, ức chế tăng sinh tế bào thận, làm chậm quá trình xơ hóa và viêm ở thận.
- Linh chi đỏ: Cải thiện chức năng thận bằng nhiều con đường khác nhau, loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ thận khỏi tác nhân gây hại.
- Mã đề, râu mèo, bạch phục linh: Có tác dụng bồi bổ thận, tăng khả năng lọc và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh xốp tủy thận. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn sẽ có cái nhìn rộng hơn về bệnh và biết nên làm gì nếu không may gặp phải tình trạng này. Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng để lại dưới phần bình luận để chuyên gia giải đáp giúp bạn.
Tài liệu tham khảo:
https://accessanesthesiology.mhmedical.com/content.aspx?bookid=852§ionid=49517328