Viêm cầu thận là tình trạng ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ viêm cầu thận là gì? Viêm cầu thận có nguy hiểm không? Cách kiểm soát bệnh như thế nào là hiệu quả nhất? Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp ngăn chặn căn bệnh này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây!

Viêm cầu thận là gì?

Thận gồm các bộ lọc nhỏ với nhiều mạch máu có nhiệm vụ lọc máu và thải dịch, điện giải và chất thải vào nước tiểu. Nếu tình trạng viêm khiến cầu thận bị phá hủy, thận không thể làm việc hiệu quả và dẫn đến suy thận. Bệnh chia thành 2 dạng là: Viêm cầu thận cấp tính và viêm cầu thận mạn tính. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm cầu thận có thể phụ thuộc vào dạng cấp tính hoặc mạn tính và nguyên nhân gây bệnh. Khi viêm cầu thận tự xảy ra, nó được gọi là viêm cầu thận tiên phát. Nếu một căn bệnh, chẳng hạn như lupus hay bệnh tiểu đường là nguyên nhân, nó được gọi là viêm cầu thận thứ phát. Điều trị tùy thuộc vào loại viêm cầu thận.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

- Nước tiểu màu cola hoặc pha loãng, màu trà từ các tế bào máu đỏ (tiểu ra máu).

- Bọt nước tiểu do (đạm) dư thừa protein.

- Tăng huyết áp.

- Tích nước (phù) rõ ở mặt, tay, chân và bụng.

- Mệt mỏi, thiếu máu hoặc suy thận.

- Thường xuyên đi tiểu ít hơn bình thường.

Hãy đi khám ngay nếu gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của viêm cầu thận để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.

Viêm cầu thận có nguy hiểm không?

Viêm cầu thận có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ vì nó làm ảnh hưởng rất lớn đến chức năng lọc bỏ chất thải trong máu ra khỏi cơ thể, khiến công suất lọc của thận giảm dần mỗi ngày. Tình trạng này kéo dài trong một thời gian nhất định có thể khiến bạn phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Các biến chứng của viêm cầu thận có thể bao gồm:

- Suy thận cấp tính: Mất chức năng ở phần lọc có thể khiến các chất thải tích lũy nhanh chóng. Lúc này, người bệnh sẽ cần phải lọc máu khẩn cấp để loại bỏ dịch thừa và chất thải từ máu.

- Suy thận mạn tính: Biến chứng này đặc biệt nghiêm trọng, khiến thận mất dần chức năng. Khi chức năng thận chỉ còn 10% so với bình thường thì bệnh thận đã tiến triển đến giai đoạn cuối, đòi hỏi phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

- Hội chứng thận hư: Đây là một nhóm các dấu hiệu đi kèm với viêm cầu thận và vấn đề khác ảnh hưởng đến khả năng lọc của cầu thận. Hội chứng thận hư được đặc trưng bởi mức protein cao trong nước tiểu, kết quả là hàm lượng protein thấp trong máu, cholesterol máu cao, gây giữ nước (phù) mí mắt, chân và bụng.

Các cách chữa viêm cầu thận hiện nay

Viêm cầu thận có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời sẽ giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả. Vậy các cách chữa viêm cầu thận hiện nay là gì?

Thay đổi lối sống

Bạn có thể kiểm soát bệnh viêm cầu thận nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Hạn chế ăn muối để ngăn chặn hoặc giảm phù và cao huyết áp

- Giảm tiêu thụ protein và kali để làm chậm sự tích tụ của các chất thải trong máu

- Giữ trọng lượng ở mức cho phép

- Kiểm soát lượng đường trong máu

- Bỏ hút thuốc.

Chữa viêm cầu thận bằng Tây y

Thuốc điều trị viêm cầu thận giúp kiểm soát huyết áp, đặc biệt nếu nguyên nhân cơ bản của bệnh là huyết áp cao. Nếu huyết áp của bạn không cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc hạ huyết áp (thuốc ức chế men chuyển). Nếu hệ thống miễn dịch tấn công thận, corticosteroid cũng có thể hữu ích trong việc làm giảm đáp ứng miễn dịch. Một cách khác nữa là thay huyết tương. Phương pháp này giúp loại bỏ phần chất lỏng của máu (huyết tương) và thay thế nó bằng dịch tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc huyết tương được hiến tặng.

Điều trị viêm cầu thận bằng Đông y cho hiệu quả khả quan

Theo Đông y, viêm cầu thận là bệnh được miêu tả trong phạm vi chứng thủy thũng. Nguyên nhân là do phong hàn tà thấp gây chứng phù thũng cấp tính, lâu ngày do mệt nhọc, cảm nhiễm, ăn uống không điều độ, bệnh hay tái phát, làm giảm sút công năng vận hóa thủy thấp của tỳ và công năng khí hóa thủy thấp của thận, gây ứ đọng nước thành chứng phù thũng mạn tính. Tùy theo từng thể bệnh mà có bài thuốc phù hợp, ví dụ:

- Thể tỳ dương hư: Ý dĩ 30g, củ mài 20g, biển đậu 20g, mã đề 20g, nhục quế 4g, gừng khô 8g, đại hồi 8g, đăng tâm 4g, đậu đỏ 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Thể thận tỳ dương hư: Thổ phục linh 16g, củ mài 16g, tỳ giải 16g, đại hồi 10g, nhục quế 8g, tiểu hồi 12g, mã đề 12g, đậu đỏ 20g, cỏ xước 20g, đậu đen 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Thể âm hư dương xung: Câu đằng 16g, tang ký sinh 16g, cúc hoa 12g, sa sâm 12g, ngưu tất 12g, đan sâm 12g, quy bản 12g, trạch tả 12g, sa tiền tử 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Thể viêm cầu thận mạn có tăng urê máu: Phụ tử chế 12 – 16g, đại hoàng 12 – 16g, trần bì 8g, phục linh 12g, bạch truật 12g, hậu phác 6g, bán hạ chế 12g, sinh khương 8g, đẳng sâm 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Sản phẩm thảo dược – Giải pháp giúp cải thiện chức năng thận

Nếu như bạn thăm khám và được chẩn đoán mắc bệnh viêm cầu thận, đã điều trị Tây y bị tác dụng phụ của thuốc (mẩn ngứa, đau dạ dày, chán ăn, buồn nôn,...) thì nên chuyển sang chữa viêm cầu thận bằng Đông y vì tính an toàn, hiệu quả bền vững. Các chuyên gia đánh giá rằng, các bài thuốc Đông y đều có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời không khác gì Tây y, cần kiên trì nhưng lại trị tận gốc. Tuy nhiên, các bài thuốc cổ truyền Đông y hơi tốn công đun sắc nên việc điều trị cần kiên trì, dẫn đến người bị dễ nản chí và bỏ cuộc. Nhận biết được điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khoẻ với thành phần từ thảo dược an toàn và hiệu quả trên bệnh nhân suy thận.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành, kết hợp với các thảo dược khác như đan sâm, hoàng kỳ, mã đề,... giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện các triệu chứng sỏi thận, suy thận, cải thiện vi tuần hoàn thận, tăng mức thanh thải và khả năng lọc creatinine, ure, acid uric. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn giúp lợi tiểu, điều hòa huyết áp, bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu, đáp ứng được mục tiêu điều trị triệu chứng phù, tăng huyết áp của người suy thận.

Bài viết đã giải đáp cho bạn thắc mắc về vấn đề: Viêm cầu thận có nguy hiểm không? Bên cạnh việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày để cải thiện và tăng cường chức năng thận hiệu quả, bạn nhé!