Ngày nay, xu hướng sử dụng thảo dược tốt cho thận ngày càng phổ biến và được quan tâm nhiều hơn. Thế nhưng, loại lá cây nào tốt cho thận? Hãy cùng theo dõi top 10 lá cây tốt cho thận dễ kiếm, an toàn, hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.

10 loại lá cây tốt cho thận dễ kiếm, dễ sử dụng bạn nên biết

Dùng cây thuốc nam hỗ trợ tăng cường chức năng thận không những lành tính mà còn đem lại tác dụng bảo vệ thận từ bên trong. Dưới đây là tổng hợp thông tin về 10 loại lá cây tốt cho thận. 

Mã đề giúp lợi tiểu

Mã đề là dược liệu có tính hàn, vị ngọt, quy kinh can, thận, tiểu tràng. Sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Đỗ Huy Bích có đề cập: Mã đề ngoài tác dụng lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa trong bệnh suy thận còn giúp bổ thận, điều trị viêm thận, sỏi thận. 

Nghiên cứu năm 2019 của Mi-Yun Hoon và cộng sự chứng minh các flavonoid trong mã đề có khả năng chống oxy hóa, chống viêm. Nhờ đó, cây thuốc này có thể đưa vào các bài thuốc chữa viêm cầu thận.

Ma-de-giup-loi-tieu-tot-cho-than.webp

Mã đề giúp lợi tiểu, tốt cho thận

Dành dành làm chậm xơ hóa thận

Dành dành có tên khoa học là Gardenia jasminoides, vị đắng chát, tính hàn, chứa nhiều hoạt chất sinh học cao. Thảo dược này từ lâu đã được chứng minh công dụng chữa nhọt độc, đầu đinh, làm lành vết thương và sử dụng trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận.

Trong dành dành có chứa hoạt chất crocin - một carotenoid giúp hỗ trợ điều trị suy thận, cải thiện trí nhớ, chống oxy hóa, trầm cảm, co giật, kháng u và làm tăng tiết mật.

Theo nghiên cứu “Chiết xuất của quả cây dành dành làm giảm bớt xơ hóa mô kẽ thận do tắc nghẽn niệu quản một bên” của Xiaobo Li và cộng sự năm 2017, dịch chiết từ dành dành có chứa các hoạt chất bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô và trung mô.

Diệp hạ châu thanh nhiệt, giải độc thận

Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) có vị đắng, tính mát, được y học cổ truyền xếp vào nhóm thanh nhiệt giải độc. 

Nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina tại Brazil năm 1984 cho thấy, alkaloid của diệp hạ châu có tác dụng chống co thắt cơ trơn, cơ vân. Vì vậy, loại thảo dược này có thể giúp cơ niệu quản giãn ra để sỏi thận dễ dàng di chuyển ra ngoài theo đường tiểu. Ngoài ra, vị thuốc này còn ngăn ngừa hình thành sỏi bằng cách giảm sự kết dính các thành phần sỏi.

Râu mèo tăng thanh thải thận

Theo GS.TS. Đỗ Tất Lợi, râu mèo (Orthosiphon stamineus) có tác dụng lợi tiểu, tăng thanh thải chất độc như clorua, acid uric, ure và hỗ trợ điều trị sỏi thận.

Nghiên cứu trên người bệnh cho thấy, râu mèo khô làm kiềm hóa máu. Orthosiphonin và kali trong thảo dược này giúp giữ acid uric, muối urat ở dạng hòa tan, nhờ đó giảm lắng đọng hai chất trên, giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

 rau-meo-giup-tang-thanh-thai-than.webp

Râu mèo giúp tăng thanh thải thận

Cỏ nhọ nồi giúp bổ thận mát gan

Cỏ nhọ nồi tính hàn, vị ngọt, quy kinh tỳ vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, bổ gan thận. Cây thuốc này được dùng để chữa đau lưng, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu ra máu, hỗ trợ điều trị viêm cầu thận, viêm thận mạn tính, viêm tuyến tiền liệt.

Trong cỏ mực có chứa các chất như tanin, alcaloid, saponin, caroten, vitamin A, E, K,... đều là những hoạt chất tốt cho người bị suy thận.

Nấm phục linh bảo vệ tế bào thận trước tổn thương

Bạch phục linh có vị ngọt, tính bình, công năng lợi thủy thẩm thấp, lợi niệu giảm phù thũng.

Nấm phục linh lợi tiểu, chống viêm, chống oxy hóa, có khả năng bảo vệ tế bào thận trước tổn thương xơ hóa.

Kim tiền thảo giúp ngăn ngừa tái phát sỏi

Các flavonoid có trong kim tiền thảo ức chế sự hình thành sỏi canxi oxalat bằng cách kiềm hóa nước tiểu, giảm nồng độ thành phần tạo sỏi. Kết hợp với tác dụng lợi tiểu, thảo dược này giúp tăng đào thải sỏi ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu.

Bên cạnh đó, kim tiền thảo còn có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, làm giảm viêm nhiễm đường tiết niệu, giảm phù nề niệu quản, giảm triệu chứng bệnh thận như tiểu buốt, tiểu rắt.

Linh chi đỏ - bổ thận, bổ máu

Linh chi đỏ có vị nhạt, tính ấm, là vị thuốc bổ chữa được bách bệnh. Nấm linh chi giúp cải thiện chức năng thận bằng nhiều con đường khác nhau. Nó ngăn chặn các gốc tự do phá hủy tế bào, giúp bảo vệ gan và thận.

Nghiên cứu năm 2018 của Darija Cor và cộng sự chỉ ra, linh chi đỏ ức chế men acetylcholinesterase, có hoạt tính kháng u, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn và ngăn ngừa quá trình oxy hóa tế bào cao.

Linh-chi-giup-bo-mau-bo-than.webp

Linh chi đỏ giúp bổ máu, bổ thận

Đậu đen lợi tiểu, bổ thận, cường sinh lý

Đậu đen là loại hạt chứa nhiều dinh dưỡng giúp thanh nhiệt, giải độc, cung cấp năng lượng và chất xơ cho cơ thể. 

Theo quan điểm y học cổ truyền, đậu đen có màu đen, thuộc hành thủy, liên quan đến tạng thận, giúp chữa phù thũng, tê thấp, giải độc cơ thể và bổ thận.

Đậu đen còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất ngăn ngừa lão hóa, hỗ trợ chống ung thư, tiểu đường.

Nấm hương tốt cho người thận yếu

Nấm hương cung cấp nhiều vitamin B, giúp tăng cường chức năng thận. Thành phần này còn chứa chất chống oxy hóa L-ergothioneine, chất kháng khuẩn như acid oxalic, lentinan, centinamycins A, B và chất kháng virus eritadenine.

Nấm hương cũng được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc hỗ trợ chức năng thận như trị đau lưng mạn tính, bổ thận tráng dương.

>>>XEM THÊM: 5 Cách trị thận ứ nước tại nhà cực hay TẠI ĐÂY

Lợi ích của việc dùng lá cây tốt cho thận

Các thảo dược bổ thận có nguồn gốc từ thiên nhiên, không gây ra tác dụng phụ mà lại giúp hỗ trợ chức năng thận từ bên trong. Hơn nữa, các cây thuốc tốt cho thận được liệt kê trong bài viết đều quen thuộc, dễ kiếm, dễ sử dụng.

Có nhiều sản phẩm đã kết hợp các dược liệu trên để người dùng thuận tiện hơn. Tiêu biểu như công thức phối hợp giữa thành phần chính dành dành cùng với các thảo dược khác như mã đề, trầm hương, linh chi đỏ, bạch phục linh,... đã được chứng minh tác dụng bổ thận và giảm tiến triển suy thận. Năm 2021, khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy 92,9% người dùng hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm có chứa dành dành, bạch phục linh, mã đề, đan sâm,...

Dung-la-cay-tot-cho-than-co-loi-ich-gi.webp

Dùng lá cây tốt cho thận có lợi ích gì?

Lưu ý gì khi dùng lá cây bổ thận tại nhà

Điểm lưu ý nhất khi dùng lá cây bổ thận tại nhà là tác dụng chữa bệnh của cây thuốc thường chậm, cần kiên trì sử dụng lâu dài mới đem lại hiệu quả. 

Tình trạng bệnh của người dùng cũng ảnh hưởng đến khả năng điều trị của cây thuốc. Thường thì ở những giai đoạn đầu, bệnh nhẹ, sử dụng lá cây bổ thận mới đem lại kết quả tốt.

Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay dược liệu bị làm giả rất nhiều nên người bệnh nếu không tìm hiểu kỹ có thể mua nhầm hàng kém chất lượng, vừa mất tiền không đem lại hiệu quả như ý muốn.

Qua bài viết tổng hợp về 10 lá cây tốt cho thận trên, mong rằng bạn đọc đã biết được những thảo dược bổ thận an toàn, dễ kiếm cũng như tác dụng chữa bệnh của chúng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thông tin trong bài viết, hãy để lại thông tin và số điện thoại dưới phần bình luận. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trực tiếp liên hệ để giải đáp câu hỏi của bạn.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5526097/
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6017764/
  3. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20095565/
  4. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31156193/
  5. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28420111/