Thận ứ nước là một bệnh thường gặp cả ở trẻ em và người lớn. Tỉ lệ gặp qua tổng kết kết quả phẫu thuật tửthi ở những bệnh khoa lớn trên thế giới khoảng 3,5-3,8%. Trong thực tế lâm sàng bệnh có thể được phát hiện ít hơn. Có khoảng 15-20% bệnh nhân có hội chứng u rê máu cao do suy thận bị thận ứ nước.

Ở trẻ em sơ sinh, thận ứ nước thường là nguyên nhân gây khôi u ở bụng nếu không phải là thận đa nang. Camphell (1970) nghiên cứu kết quả sau phẫu thuật tử thi ở 15.919 trẻ em, đã phát hiện một tỷ lệ thận ứ nước là 1,99% tức là khoảng 2%, trong đó có 81% là trẻ em từ 1 tuổi trở xuống và 57,8% là trẻ em nam.

Ở phụ nữ vào tuổi trung niên trở lên bị thận ứ nước nhiều hơn nam giới, chủ yếu do thai sản và ung thư tử cung.

Ở nam giới, tuổi trẻ, cứ 1.000 bệnh nhân vào viện trên khoảng 220.000 dân là có 1 người bị tắc đường niệu do sỏi gây thận ứ nước cấp tính.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN Ứ NƯỚC

Các triệu chứng của bệnh thận ứ nước

- Bệnh nhân bị đau ở vùng hạ sườn hay lưng hông rồi lan xuống và ra sau. Cơn đau có thể liên tục và kéo dài, có thể đau âm ỉ cả ngày

- Bệnh kéo dài gây tiểu nhiều, tiểu đêm . Đây là biểu hiện của việc rối loạn khả năng cô đặc nước tiểu.

- 1/3 số bệnh nhân bị tăng huyết áp.

Cách điều trị bệnh thận ứ nước

 Với sự tiến bộ của nền y khoa hiện đại thì bệnh nhân bị thận ứ nước có nhiều hy vọng khỏi bệnh hơn với nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau

 Bệnh nhân sẽ được thăm khám cụ thể và tùy theo tình hình của bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Tất cả các phương pháp này đều nhằm mục đích thông thương lại dòng chảy tự do của nước tiểu từ thận và làm giảm sưng và giảm áp lực mà làm suy giảm chức năng thận.

Ban đầu bệnh nhân sẽ được chăm sóc và cho dùng thuốc nhằm giảm thiểu đau đớn và ngăn ngừa bị nhiễm trùng đường tiểu.Nếu bệnh tình không thuyên giảm thì được điều trị bằng các phương pháp sau:
- Phẫu thuật để lấy sỏi niệu quản, loại bỏ khối u gây tắc nghẽn niệu quản.
-  Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể được tán sỏi bằng tia lase chứ không cần phải mổ. Sóng xung kích bắn vào viên sỏi, làm nó vỡ ra nhiều mảnh nhỏ có thể đi qua đường tiết niệu trong nước tiểu. 
- Phương pháp đặt ống thông bàng quang được áp dụng khi bệnh nhân bị bí tiểu và bàng quang mở rộng.
- Đối với các bệnh nhân có hẹp niệu quản hay sỏi niệu quản, khó khăn để loại bỏ, chuyên gia tiết niệu có thể đặt một stent vào niệu quản đi qua các vật cản và cho phép nước tiểu chảy từ thận.
- Một số người  cần được điều trị steroid, mổ hở hoặc nội soi laparo để làm giảm sự ứ nước ở thận hay niệu quản trong khi  trị làm kiềm hóa qua đường miệng có thể được sử dụng để làm tan sỏi thận do uric acid