Thuốc bổ thận có tác dụng chính trong việc làm giảm và hạn chế các triệu chứng của thận hư, thận yếu như: Đi tiểu đêm nhiều lần, người mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, hoa mắt, chóng mặt,... Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn cụ thể hơn công dụng của những loại thuốc bổ thận thường gặp hiện nay.

Các loại thuốc bổ thận tốt nhất hiện nay

Thuốc bổ thận được chia làm 2 nhóm chính là Tây y và Đông y.

Các loại thuốc bổ thận Tây y

Loại thuốc Tây y mà người mắc thận hư, thận yếu được kê thường dùng để điều trị triệu chứng như bí tiểu, tăng huyết áp, thiếu máu,... 

  • Thuốc tăng đào thải acid uric: Khi thận hư và không thể đào thải được acid uric ra khỏi cơ thể thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc này. Bởi nếu acid uric tích tụ trong cơ thể sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Một số thuốc tăng đào thải acid uric như: Colchicin, Allopurinol,...
  • Thuốc lợi tiểu: Có 3 nhóm thuốc lợi tiểu được sử dụng cho người bị thận hư. Nhóm thuốc giữ kali dành cho người bệnh có lượng kali thấp. Nhóm Thiazid dùng cho người bệnh huyết áp cao, suy tim. Nhóm thuốc lợi tiểu Furosemid dùng cho các trường hợp thận yếu kèm theo triệu chứng phù tay chân.
  • Thuốc giúp ổn định huyết áp: Khi chức năng thận suy giảm có thể gây tăng huyết áp. Chính vì thế, bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc ổn định huyết áp như Perindopril, Amlodipine, Atenolol.
  • Thuốc điều trị và phòng ngừa thiếu máu: Đối với người bệnh thận hư, thận yếu có các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, hoa mắt, nhức đầu sẽ được kê thêm nhóm thuốc chống thiếu máu như Darbepoetin alfa, sắt,...
  • Statin: Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm mức cholesterol, giảm mỡ máu như: Atorvastatin, Lovastatin,... 

Thuoc-Tay-y-dieu-tri-trieu-chung-cua-benh-than.webp

Thuốc Tây y điều trị triệu chứng của bệnh thận

Các vị thuốc bổ thận Đông y

Hiện nay, có nhiều vị thuốc Đông y giúp bổ thận, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thận như:

  • Đan sâm: Theo nghiên cứu của MEI Xiao-Dan và cộng sự (2019) vị thuốc này có tác dụng điều hòa huyết áp, chống oxy hóa, chống viêm, làm giảm các biểu hiện của đợt viêm cầu thận cấp, hỗ trợ tuần hoàn máu tới thận.
  • Hoàng kỳ: Vị thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng suy nhược cơ thể, tăng cường chức năng của tạng phủ, làm chậm sự lão hóa của tế bào. Hoàng kỳ đã được nhiều nghiên cứu chứng minh rằng có khả năng chữa bệnh thận mạn tính.
  • Dành dành: Vị thuốc từ dành dành đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có khả năng ức chế sự dịch chuyển biểu mô và trung mô, góp phần hỗ trợ làm chậm quá trình xơ hóa thận.
  • Trầm hương: Trong Đông y, vị thuốc này có vị cay, đắng, quy vào kinh thận, tỳ, vị. Nhiều nghiên cứu cho thấy trầm hương giúp bảo vệ tế bào thần kinh, giảm đau, chống viêm, giảm xơ hóa tế bào trung bì thận do đường huyết cao. 
  • Bạch phục linh (bạch linh): Là thảo dược có hiệu quả trong việc giúp tăng thanh thải ở thận, lợi tiểu, cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu. Bên cạnh đó, bạch phục linh cũng làm giảm nguy cơ tích lũy các ion natri, kali trong máu.
  • Râu mèo: Là vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, thông mật, được chứng minh hiệu quả trên người bệnh mắc sỏi thận, viêm thận cấp và mạn tính,...
  • Mã đề: Tương tự như bạch phục linh, mã đề cũng có tác dụng lợi tiểu, chống viêm rất hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng mã đề có thể chữa các bệnh viêm thận, viêm bàng quang, viêm gan, viêm mật,...
  • Linh chi đỏ: Tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ tuần hoàn máu đồng thời giảm các triệu chứng của đợt viêm cầu thận cấp.

mot-so-vi-thuoc-dong-y-tot-cho-than.webp

Một số vị thuốc Đông y tốt cho thận

Bạn có thể sử dụng sản phẩm có sự phối hợp các vị thuốc trên để giúp thận khỏe hơn. Nên kết hợp cùng với các phương pháp Tây y nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh về thận, giúp bổ thận, nâng cao chức năng thận. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, tỷ lệ người dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương,... lên tới 92,9%.

Uống thuốc bổ thận có tốt không?

Thuốc bổ thận không chỉ giúp bồi bổ sức khỏe mà còn cải thiện các triệu chứng liên quan đến thận yếu cũng như hỗ trợ hồi phục chức năng của thận. Mặc dù vậy, hiệu quả sử dụng thuốc bổ thận phụ thuộc vào việc bạn có dùng đúng cách, đúng bệnh, đúng liều và đủ thời gian hay không.

Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán là thận dương hư hay thận âm hư mà sẽ có các chỉ định sử dụng thuốc bổ thận sao cho phù hợp với từng đối tượng. 

Ngoài ra, người bệnh cũng có khả năng nhận biết thông tin thuốc thông qua bao bì sản phẩm. Thông thường, thuốc bổ thận âm dùng để giảm các triệu chứng ra nhiều mồ hôi, giảm đau, khó chịu. Còn nếu chân tay lạnh run thì nên sử dụng các thuốc bổ thận dương. Nếu sử dụng nhầm loại thuốc rất có thể sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn. Chính vì thế, việc áp dụng đúng loại thuốc bổ thận rất quan trọng. Thuốc có phù hợp với tình trạng bệnh thì hiệu quả mới đạt được như mong muốn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bổ thận

Có một vài lưu ý khi sử dụng các sản phẩm thuốc tốt cho chức năng của thận như sau:

  • Một số bài thuốc y học cổ truyền được truyền miệng trong dân gian chưa được kiểm chứng hiệu quả lâm sàng, vì thế cần hết sức lưu ý trong quá trình sử dụng. 
  • Không nên lạm dụng các loại thuốc bổ thận dù là Tây y hay Đông y để tránh gặp phải tác dụng không mong muốn, biến chứng nguy hiểm liên quan đến gan và thận.
  • Bên cạnh sử dụng các loại thuốc bổ thận, cần có các biện pháp phối hợp đi kèm như tập luyện thể dục, rèn luyện sức khỏe, chế độ ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, sinh hoạt lành mạnh,...
  • Sử dụng đúng loại thuốc, đúng bệnh, đúng phương pháp để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn, tránh những tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm tới người bệnh.
  • Cẩn thận sử dụng thuốc bổ thận trên người có bệnh lý mắc kèm như: Tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, suy thận.
  • Nên sử dụng các loại sản phẩm bổ thận từ cơ sở sản xuất uy tín, an toàn.

nhung-chu-y-khi-su-dung-thuoc-bo-than.webp

Những chú ý khi sử dụng thuốc bổ thận

Nên làm gì khi chức năng thận suy giảm? 

Người bệnh cần nhận biết sớm các dấu hiệu khi chức năng thận suy giảm để phát hiện sớm, điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo những dấu hiệu thận yếu

Các bệnh về thận thường diễn biến rất âm thầm và khó phát hiện. Để có thể thăm khám, điều trị và sử dụng các loại thuốc bổ thận kịp thời, bạn nên nhận biết được một số dấu hiệu sau:

Đi tiểu nhiều vào ban đêm

Bạn thường xuyên cảm thấy muốn đi tiểu vào ban đêm, lúc tiểu thường có cảm giác đau rát, buồn tiểu không dứt, mót tiểu, bàng quang luôn ở trạng thái đầy nước. Lượng nước tiểu có thể tăng lên, người bệnh đi tiểu trên 2 lần trong 1 đêm. Thậm chí có những người bệnh đi tiểu đến 5-7 lần trong đêm. 

Hay có cảm giác khó thở

Người có các triệu chứng thận hư thận yếu thường có cảm giác khó thở, thở nông. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này chủ yếu là do:

  • Thiếu máu không đủ để tế bào hồng cầu vận chuyển oxy trong cơ thể.
  • Các chất lỏng dư thừa ở trong cơ thể tích tụ tại phổi.

Kho-tho-la-mot-dau-hieu-cho-thay-chuc-nang-than-suy-giam.webp

Khó thở là một dấu hiệu cho thấy chức năng thận suy giảm

Cơ thể cảm thấy mệt mỏi

Khi thận khỏe mạnh, nó sẽ giải phóng hormone Erythropoietin giúp cơ thể sản xuất ra các tế bào hồng cầu mang oxy cung cấp cho não và các cơ quan quan trọng khác. Thận suy yếu đồng nghĩa với việc giảm sản sinh ra Erythropoietin, cơ thể ít các hồng cầu vận chuyển oxy hơn. Vì thế, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần uể oải.

Chán ăn, ăn không ngon miệng

Chán ăn thường gặp ở những người mắc phải bệnh lý về thận nặng, chủ yếu là ở giai đoạn cuối. Điều này có thể dẫn tới suy dinh dưỡng và sụt cân.

bieu-hien-cua-chuc-nang-than-suy-giam-chan-an.webp

Biểu hiện của chức năng thận suy giảm: Chán ăn

>>>XEM THÊM: Dấu hiệu bệnh thận 

Một số các triệu chứng thận hư khác 

Người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như: 

  • Có protein niệu xuất hiện trong nước tiểu.
  • Mức cholesterol và chất béo trung tính cao trong máu (tăng lipid máu).
  • Albumin trong máu giảm.
  • Sưng, phù nề đặc biệt ở mắt cá chân và bàn chân.
  • Đau ở phần giữa lưng, ngay dưới khung xương sườn.
  • Sự tích tụ của chất thải trong máu có thể gây ngứa hoặc phát ban trên da.
  • Tăng cân do tích tụ chất lỏng trong cơ thể.

Nên làm gì khi chức năng thận suy giảm?

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc tăng cường chức năng thận, người bệnh cũng cần có một chế độ ăn uống khoa học. Lưu ý:

  • Mỗi ngày nên uống từ 1.5 đến 2 lít nước để cung cấp đủ lượng nước cho thận đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra huyết áp và lượng cholesterol trong máu. Việc khám sức khỏe định kỳ từ 3 đến 6 tháng/lần sẽ giúp bạn phát hiện những dấu hiệu bệnh thận sớm hơn để phòng tránh, điều trị kịp thời.
  • Bổ sung thêm rau xanh, trái cây, chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày để cải thiện chức năng thận.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, đi bộ cũng như các bài tập phù hợp với cơ thể của bạn để tăng cường sức khỏe, khả năng đề kháng.
  • Duy trì lối sống khỏe mạnh, điều trị các nguyên nhân khiến cho thận có thể bị suy yếu chẳng hạn như huyết áp cao và tiểu đường.

tham-kham-suc-khoe-dinh-ky-de-kiem-tra-chuc-nang-than.webp

Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra chức năng thận

>>>XEM THÊM: 6 cách tăng cường chức năng thận tại nhà

Bài viết vừa rồi đã giúp bạn nắm rõ thông tin về một số loại thuốc bổ thận thường dùng và công dụng của chúng. Hy vọng đã phần nào giúp bạn biết cách bảo vệ chức năng thận cũng như sức khỏe của chính mình. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc hay câu hỏi nào cần được giải đáp về bài viết trên, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp tới chúng tôi để được tư vấn và trả lời nhanh nhất có thể nhé!

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.healthline.com/health/kidney-health-warning-signs 
  2. https://www.healthline.com/health/nephrotic-syndrome#treatment 
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5526097/