Suy thận mạn là hội chứng thận mất dần dần và vĩnh viễn chức năng thận theo thời gian. Bệnh thận là một trong những bệnh khó khăn nhất trong việc điều trị. Bao gồm viêm thận cấp tính hoặc mạn tính, hội chứng thận do tiểu đường, nephrosis và sốt thấp khớp. Nguyên nhân một phần do lượng cholesterol cao và lượng đường trong máu cao. 
Tại Mỹ, cứ 1000 người thì có một người đang phải điều trị bệnh thận giai đoạn cuối và hơn 19 triệu người trưởng thành đang sống chung với một số loại suy thận. Bài viết này sẽ đề cập tới nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và điều trị suy thận.

Những nguyên nhân của suy thận mạn bao gồm đái tháo đường (loại 1 hoặc loại 2) và cao huyết áp. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh suy thận giai đoạn cuối trên toàn thế giới là bệnh thận IgA (Một loại bệnh viêm thận).

Một trong những biến chứng do bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp là gây tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong cơ thể. Các mạch máu trong thận cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến suy thận.

Giáo sư Kanato Ueshiba của Viện Y khoa Đại học Kyoto, Nhật Bản đã làm một  thử nghiệm với các bệnh nhân bệnh thận mục đích nhằm kiểm tra tính hiệu quả của nấm Linh Chi. Thử nghiệm cho thấy nấm Linh chi không chỉ làm giảm proteinuria và cholesterolemia, mà còn duy trì các chức năng bình thường của thận. 
Nấm Linh chi đỏ, tên khoa học là Ganoderma Lucium, là một loại dược liệu truyền thống được sử dụng trong y học phương Đông. Quả thể của nấm Linh chi cũng được sử dụng trong y học hiện đại. Nghiên cứu cho thấy nấm Linh chi giúp hạ lượng đường trong máu. Nếu bạn có bệnh tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng nấm Linh chi hay bất kỳ loại dược thảo bổ sung nào khác . 

 Tác dụng chống oxy hóa

Các dược chất trong nấm Linh chi giúp cải thiện chức năng của các tế bào tuyến tụy ở chuột mắc bệnh tiểu đường gây ra bởi alloxan, theo một nghiên cứu năm 2004 được công bố trong tạp chí "Khoa học đời sống". Alloxan, một hợp chất dạng tinh thể, hoạt động qua các phản ứng oxy hóa gây ra bệnh tiểu đường ở chuột. Các nhà nghiên cứu tham gia vào khảo nghiệm này kết luận rằng nấm Linh chi đỏ có tác dụng mạnh trong việc bảo vệ các tế bào tuyến tụy khỏi các tác động của phản ứng oxy hóa, còn gọi là các gốc tự do. 
Dược chất polysaccharides 
Có một số thử nghiệm lâm sàng nhằm làm sáng tỏ chức năng giảm lượng đường trong máu của nấm Linh chi. Các thành phần polysaccharides như fructosans và saccharose là những dược chất chính của nấm Linh chi. Wang D.E, một giáo sư ngành sinh học phân tử thuộc đại học Massey, New Zealand, và các đồng nghiệp đã chỉ ra rằng các phần polysaccharide của nấm Linh chi giúp kiểm soát và cải đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 . Phát hiện của họ được công bố trực tuyến vào năm 2005 trong " Tạp chí quốc tế về Nấm dược liệu. " 
Kháng insulin 
Kháng insulin là triệu chứng khi cơ thể không thể sử dụng nguồn insulin được sản sinh từ tuyến tụy. 
Năm 2006, một nghiên cứu được tiến hành bởi Fang Qi,X. Zhou, một giáo sư công nghệ sinh học thực vật tại Đại học Wuhan Trung Quốc, và các đồng nghiệp báo cáo rằng nấm Linh chi có thể giảm nồng độ đường trong máu bằng cách gia tăng khả năng sản xuất insulin trong tuyến tụy. Phân tích của thí nghiệm này được công bố trong "Tạp chí y khoa Mỹ-Trung" tiếp tục khẳng định nấm Linh chi có đặc tính chống oxy hóa và cải thiện tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.