Tán sỏi thận có nguy hiểm không là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm, nhất là những ai không may gặp phải tình trạng này. Khi kích thước sỏi thận quá lớn kèm theo nguy cơ biến chứng cao thì mổ hoặc tán sỏi thận là phương án sẽ được các bác sĩ cân nhắc tiến hành. Vậy tán sỏi thận có đau không và mức độ nguy hiểm ra sao? Đáp án sẽ có ngay trong bài viết dưới đây. ĐỪNG BỎ LỠ!
Khi nào cần tán sỏi thận?
Sỏi thận là sự lắng đọng các chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu nhưng vì một lý do nào đó đã kết tinh. Sỏi khi mới hình thành sẽ không có biểu hiện rõ ràng nên người mắc thường không phát hiện ra mình bị bệnh. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị tốt, sỏi thận sẽ làm tắc nghẽn đường nước tiểu, gây viêm nhiễm, tích tụ trong thời gian dài, dẫn đến hiện tượng xơ hóa đường tiểu, hình thành các lỗ rò ở bàng quang và niệu quản, khiến chức năng thận bị suy giảm. Để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm, xác định giải pháp điều trị kịp sỏi thận phù hợp là rất cần thiết.
Hiện nay, có 3 phương pháp tán sỏi công nghệ cao thường được áp dụng, đó là: Tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi ngược dòng, tán sỏi qua da. Tùy loại sỏi, kích thước và vị trí của sỏi mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp phù hợp. Cụ thể:
+ Tán sỏi ngoài cơ thể: Áp dụng cho sỏi thận dưới 2cm, sỏi niệu quản dưới 1,5cm ở ⅓ trên sát đài bể thận.
+ Tán sỏi ngược dòng: Áp dụng cho sỏi bàng quang, sỏi niệu quản 1/3 giữa và ⅓ dưới.
+ Tán sỏi qua da: Áp dụng cho sỏi thận trên 2cm.
Tán sỏi thận có nguy hiểm không?
Tán sỏi thận có nguy hiểm không là lo lắng của bất kỳ ai trước khi có ý định thực hiện phương pháp này. Hiện nay, với tiến bộ của nền y học hiện đại, có nhiều kỹ thuật tán sỏi thận được chỉ định tùy thuộc vào vị trí, kích thước viên sỏi, tình trạng sức khỏe, tuổi tác của mỗi người. Nhìn chung, các kỹ thuật tán sỏi được đánh giá là có độ an toàn khá cao, ít can thiệp xâm lấn và hạn chế nhiều đau đớn so với phương pháp mổ mở truyền thống.
Dù vậy, chưa có hình thức phẫu thuật nào đảm bảo sự an toàn tuyệt đối và nhiều người bệnh sau phẫu thuật gặp phải một số biến chứng như:
+ Chảy máu tiết niệu, tổn thương niệu quản và các cơ quan lân cận như gan, nách,…
+ Rối loạn chức năng tiết niệu: Tiểu không tự chủ, tiểu ra máu.
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu sau phẫu thuật.
+ Tắc mạch chi – hậu quả sau sốc nhiễm trùng.
+ Tổn thương thận, suy thận mạn tính.
Sau tán sỏi thận bao lâu thì sức khỏe hồi phục?
Trước đây, bác sĩ thường áp dụng phương pháp mổ mở để lấy sỏi thận, người bệnh phải chịu cơn đau kéo dài và cần có thời gian nằm viện lâu hơn. Hiện nay, phương pháp tán sỏi thận được tiến hành nhanh chóng và thời gian phục hồi cũng sớm hơn rất nhiều so với mổ mở. Vậy mổ nội soi sỏi thận bao lâu thì lành?
Thời gian lành vết thương còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Chế độ chăm sóc sau tán sỏi, quá trình sử dụng thuốc hỗ trợ hoặc có biến chứng hay không? Nếu tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, kiêng khem đúng cách và chăm sóc vết thương tốt thì thời gian lành bệnh sẽ nhanh hơn. Tùy từng kỹ thuật, thời gian nằm viện có thể từ 1 ngày đến tối đa là 2 tuần. Theo các chuyên gia, việc chăm sóc sau khi tán sỏi thận cũng cần lưu ý để bệnh nhanh khỏi, đặc biệt là chế độ ăn. Dưới đây là một số lưu ý chi tiết:
Chăm sóc tại bệnh viện
Sau phẫu thuật, người bệnh được chuyển về phòng chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe. Người bệnh sẽ được hướng dẫn theo dõi màu sắc nước tiểu, lượng nước tiểu, cách sử dụng ống thông tiểu (nếu có) và lưu ý khi vận động. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu thấy các bất thường như: Tiểu buốt, tiểu ra máu nhiều, sốt, ớn lạnh,…
Chăm sóc tại nhà
– Uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 lít/ngày) để nhanh chóng đào thải các cặn sỏi sau tán sỏi.
– Những ngày đầu sau mổ, người bệnh nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như: Cháo, súp,… Tránh đồ ăn cứng, chứa nhiều dầu mỡ hay rượu, bia, cà phê,…
– Tăng cường rau xanh, trái cây.
– Vận động nhẹ nhàng, tránh các hoạt động gắng sức.
– Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bí quyết phòng ngừa nguy cơ tán/mổ sỏi thận, ngăn chặn sỏi tái phát
Sỏi thận là quá trình tích tụ và kết tinh các khoáng chất theo thời gian. Do đó, để không phải lo lắng tán/mổ sỏi thận có nguy hiểm không, bạn cần chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị bệnh đúng cách. Các chuyên gia khuyên rằng, để phòng ngừa sỏi tái phát, bạn nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập luyện phù hợp. Ngoài ra, nên kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần chính là dành dành để cải thiện sỏi thận hiệu quả hơn. Theo đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, giúp chữa trị các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, sỏi thận hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả của dành dành trong hỗ trợ điều trị sỏi thận, các nhà khoa học đã lấy vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều thảo dược quý khác.
Ngoài dành dành, sản phẩm hỗ trợ điều trị sỏi thận kết giữa các thảo dược lợi tiểu khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, bạch phục linh, linh chi đỏ,… đem đến tác dụng:
+ Giúp lợi tiểu, từ đó tăng lưu lượng nước tiểu để bào mòn sỏi theo cách tự nhiên.
+ Hỗ trợ đào thải cặn lắng, bào mòn sỏi thận.
+ Cải thiện chức năng thận.
+ Làm giảm nguy cơ tái phát sỏi.
+ Ngăn ngừa sỏi thận biến chứng sang suy thận.
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa sỏi thận biến chứng sang suy thận, sản phẩm còn giúp:
+ Cải thiện các triệu chứng khi bị suy thận như: Mệt mỏi, phù, đau đầu, thiếu máu,…
+ Kiểm soát các bệnh là nguyên nhân gây suy thận như: Đái tháo đường, tăng huyết áp,…
+ Giúp bảo vệ và tăng cường chức năng thận.
+ Làm chậm diễn tiến của suy thận và giảm nhu cầu chạy thận.
Thay vì lo lắng: “Tán sỏi thận có nguy hiểm không?”, bạn hãy chủ động phòng ngừa sỏi hình thành ngay từ sớm bằng chính những thói quen khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính dành dành mỗi ngày.