Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
Bị suy thận cấp có phải chạy thận không?
Suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng thận diễn ra đột ngột trong thời gian ngắn. Trong khi đó, chạy thận là phương pháp sử dụng máy để lọc máu, thay thế chức năng thận. Vậy người suy thận cấp có phải chạy thận không?
Thường thì chạy thận được áp dụng đối với những trường hợp suy thận mạn tính và không thể kiểm soát thông qua điều trị nội khoa. Tuy nhiên, trường hợp suy thận cấp khiến độc tố tích tụ trong máu, người bệnh cũng cần chạy thận nhân tạo tạm thời trong khi chờ thận hồi phục.
Chạy thận nhân tạo chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Người mắc các bệnh lý tim mạch nặng, khi tiến hành chạy thận nhân tạo có thể bị rối loạn huyết động.
- Bệnh nhân đang trong tình trạng sốc, trụy tim mạch.
- Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, rối loạn nhịp tim nặng.
- Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, không được sử dụng heparin.
- Bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối.
Khi nào người bị suy thận cấp cần chạy thận?
Bệnh nhân sẽ được chỉ định chạy thận sớm khi có 1 điều kiện, chỉ định lọc máu bắt buộc khi có 2 điều kiện trong các điều kiện sau:
- Không đáp ứng với liều furosemid, lượng nước tiểu < 200ml/ngày.
- Ure máu > 300 mmol/l.
- Kali máu > 6 mmol/l, điện tâm đồ có rối loạn nhịp tim, K+ tăng nhanh.
- Tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm, biến chứng phù phổi cấp.
- Toan máu nặng pH < 7.2.
- Na+ máu > 160 mmol/l hoặc < 115 mEq/l.
Hy vọng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “bị suy thận cấp có phải chạy thận không?”. Với bệnh nhân bị suy thận cấp, điều quan trọng là phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, để bảo vệ thận, tăng cường sức khỏe cho thận thì người bệnh suy thận cấp có thể kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa dành dành. Thảo dược này đã được nghiên cứu năm 2017 chứng minh có tác dụng tốt đối với thận, chống xơ hóa thận, giảm tổn thương thận. Nếu còn băn khoăn gì, hãy bình luận để được giải đáp nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
Chuyên gia Thận - Tiết niệu