Suy thận là căn bệnh nguy hiểm phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết suy thận là gì, có chữa được không, dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh cũng như cách để chẩn đoán, điều trị hiệu quả. Hãy đọc ngay bài viết sau đây để hiểu hơn về suy thận!
Bệnh suy thận là gì? Có chữa được không?
Suy thận hay suy giảm chức năng thận, tổn thương thận là tình trạng mà thận bị giảm khả năng thực hiện các chức năng vốn có và xuất hiện các bất thường về cấu trúc. Người ta thường chia suy thận thành hai nhóm là suy thận cấp và suy thận mạn, tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh.
- Suy thận cấp tính: Suy thận cấp là khi thận suy giảm chức năng đột ngột. Suy thận cấp có thể diễn ra rất nhanh, chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày.
- Suy thận mạn tính: Suy thận mạn là sự giảm mức lọc cầu thận dưới mức bình thường từ 3 tháng trở lên, thường xuyên, không hồi phục.
Suy thận là tình trạng suy giảm các chức năng của thận và xuất hiện những bất thường về cấu trúc
Các dấu hiệu suy thận điển hình
Người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu suy thận bằng các triệu chứng sau:
- Cơ thể hay mệt mỏi, da xanh xao: Nguyên nhân của tình trạng này là do thận không thể sản sinh đủ hormone erythropoietin (tham gia quá trình tạo hồng cầu).
- Tiểu tiện thay đổi: Tiểu rắt, tiểu són, số lần đi tiểu có xu hướng tăng, nhất là về đêm. Nước tiểu nhiều bọt, thậm chí “bọt như xà phòng”, màu sắc vàng đậm hơn, đục, lẫn máu.
- Hơi thở có mùi khó chịu: Hàm lượng ure trong máu của người suy thận thường tăng cao, điều này khiến hơi thở có mùi hôi. Một số người còn thấy có vị kim loại trong miệng hoặc mùi amoniac khi thở ra.
- Rối loạn chức năng tình dục: Quan sát rõ ở nam giới với biểu hiện xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,…
- Sưng, phù, tích nước: Sưng phù ở tay, chân và mặt là triệu chứng suy thận xảy ra do độc tố cũng như nước tích tụ trong máu không được bài tiết ra khỏi cơ thể.
- Mẩn ngứa, phát ban: Triệu chứng này là do chất độc không được đào thải ra khỏi cơ thể.
- Đau ở vùng hông - lưng dưới: Đau ở bên trái, phải hoặc cả 2 là triệu chứng cảnh báo bệnh suy thận.
- Buồn nôn, nôn liên tục sau khi ăn xong, biếng ăn, sụt cân: Đây là các triệu chứng xảy ra do tình trạng tăng ure huyết khi mắc bệnh suy thận.
Rối loạn chức năng tình dục có thể là dấu hiệu suy thận
Nguyên nhân suy thận là gì?
Các nguyên nhân suy thận phổ biến tùy theo tình trạng là cấp tính hay mạn tính mà có sự khác nhau.
Nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn tính
Tiểu đường được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra suy thận mạn. Huyết áp cao là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra bệnh lý này. Ngoài ra, những vấn đề khác có thể dẫn đến suy thận mạn tính là:
- Các bệnh tự miễn, chẳng hạn như lupus ban đỏ và bệnh thận IgA.
- Các bệnh có tính di truyền như thận đa nang.
- Hội chứng thận hư.
- Viêm cầu thận, viêm thận kẽ.
- Tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận, bệnh ung thư,... Trào ngược bàng quang niệu quản khiến nước tiểu trào ngược lên thận.
- Viêm đài bể thận tái phát thường xuyên.
Người mắc bệnh sỏi thận có nguy cơ cao dẫn đến suy thận
Nguyên nhân gây suy thận cấp tính
Nguyên nhân suy thận cấp thường gặp bao gồm:
- Chấn thương gây mất máu, không đủ máu đến thận.
- Mất nước.
- Do nhiễm trùng huyết.
- Do một số loại thuốc (NSAID, lithium) hoặc độc tố từ nấm, mật cá,...
- Sản giật và tiền sản giật trong thai kỳ.
Suy thận cấp nếu không được điều trị tích cực sẽ chuyển thành suy thận mạn tính rất nguy hiểm.
Các nguyên nhân khác gây suy thận
Ngoài ra, các thói quen xấu sau đây cũng là nguyên nhân góp phần gây bệnh suy thận:
- Nhịn tiểu thường xuyên.
- Lười uống nước.
- Ăn quá mặn.
Ăn quá mặn dễ làm suy giảm chức năng thận
Các phương pháp điều trị suy thận
Trong điều trị suy thận mạn tính, tùy theo từng mức độ bệnh và sức khỏe của người mắc sẽ có phương pháp khác nhau. Cụ thể như sau:
Sử dụng thuốc tây
Về thuốc, người bị suy thận thường cần dùng tân dược để kiểm soát huyết áp, đường huyết, duy trì cân bằng vitamin và chất khoáng, điều trị thiếu máu, thuốc giúp cho xương khỏe (vitamin D3, canxi),... theo chỉ định của chuyên gia.
Điều trị suy thận bằng phương pháp dân gian
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây điều trị suy thận, người bệnh có thể áp dụng những bài thuốc dân gian dưới đây:
- Cây quýt gai, cây mực, cây nổ, cây muối mỗi loại 20 gam. Tất cả đem sắc với 1,5 lít nước, khi cạn còn 700 - 800ml thì dừng. Chia ra uống trong ngày.
- Dùng khoảng 20 - 40 gam đậu đen, nấu thành nước. Uống hàng ngày thay cho trà.
- Dùng 30 gam râu ngô, 10 gam hạt tía tô, 50 gam bạch mao căn. Sắc lên, chia 2 lần uống hết trong ngày.
- Dùng 40 gam bồ công anh, 30 gam hoạt hạch, 15 gam hạt dành dành. Sắc uống hàng ngày.
- Dùng rau ngò om tươi khoảng 100 gam rửa với nước muối loãng và để ráo nước. Tiếp theo, mang rau ngò om giã nhuyễn và chắt lấy nước cốt. Dùng hàng ngày, có thể thêm chút muối và chia thành 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày để cho hiệu quả tốt nhất.
Chữa suy thận bằng các phương pháp dân gian được nhiều người bệnh áp dụng
Điều trị thay thế thận
Khi việc dùng thuốc đã không còn nhiều tác dụng, người bệnh sẽ được theo dõi kỹ để quyết định thời điểm điều trị thay thế thận. Hiện nay có 3 phương pháp điều trị thay thế thận là: Ghép thận, chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng.
- Ghép thận: Là phương pháp lấy một quả thận của người khỏe mạnh hoặc người đã bị chết não để ghép cho bệnh nhân suy thận mạn. Tuy nhiên, nguồn thận rất hiếm và cần phải tương thích với bệnh nhân nên rất khó tìm người cho thận. Không phải bệnh nhân nào cũng có đủ sức khỏe để trải qua 1 cuộc đại phẫu ghép thận. Nguy cơ thải ghép sau ghép thận là khó tránh khỏi.
- Chạy thận nhân tạo: Máu được bơm từ cơ thể, qua màng lọc của máy. Tại đây, các chất thải và nước dư thừa sẽ được loại bỏ. Sau đó máu được bơm trở lại cơ thể. Quá trình này diễn ra 3 lần/tuần, mỗi lần 3 - 4 giờ. Bệnh nhân chạy thận nhân tạo phải đối mặt với nhiều nguy cơ về tim mạch, thần kinh, xương khớp,…
- Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc): Là phương pháp sử dụng chính màng bụng của người bệnh để lọc các chất chuyển hóa, nước, điện giải ra khỏi cơ thể và giúp cân bằng nội môi.
Người bị suy thận giai đoạn cuối thường phải chạy thận nhân tạo
>>> XEM THÊM: Các loại thuốc bổ thận thường gặp và lưu ý khi sử dụng
Dành dành - Thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện bệnh suy thận hiệu quả
Dành dành chứa nhiều hoạt chất, đặc biệt là crocin - một chất thuộc nhóm carotenoid có tác dụng giúp tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp chống viêm, kháng khuẩn, phòng ngừa nguyên nhân gây suy thận như tiểu đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận mạn,...
Rất nhiều nghiên cứu tại các trường đại học và bệnh viện của Trung Quốc vào năm 2017 đã chứng minh, hoạt chất trong dành dành có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu thận nhờ cơ chế tăng sinh mạch máu mới và kích thích tủy thận sinh hồng cầu mới; chống xơ hóa thận và giảm tổn thương thận thông qua cơ chế giảm đường huyết, giảm axit uric, giảm stress oxy hóa.
Quả dành dành có tác dụng cải thiện đáng kể tổn thương thận và tăng cường lưu lượng máu đến thận
Tận dụng những thành tựu trên, các nhà khoa học của Viện Thực phẩm chức năng đã nghiên cứu và bào chế thành công viên nén thảo dược chứa thành phần chính là cao dành dành. Sản phẩm còn là sự kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, râu mèo, linh chi đỏ,... giúp cải thiện tình trạng tiểu đêm, tiểu khó, phù,...; làm chậm tiến triển của bệnh suy thận; ngăn ngừa suy thận do đái tháo đường, huyết áp cao và các bệnh về thận.
Theo khảo sát của Tạp chí kinh tế Việt Nam năm 2021, có đến 92,9% người bệnh hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa cao dành dành.
Trên đây là những thông tin về bệnh suy thận mà bạn có thể tham khảo. Nếu còn băn khoăn về bệnh suy thận, hãy để lại bình luận dưới đây để được tư vấn đầy đủ và nhanh nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-kidney-disease/symptoms-causes/syc-20354521
https://www.kidneyfund.org/all-about-kidneys/chronic-kidney-disease-ckd