Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
Suy thận mạn tính có nguy hiểm không?
Chị lo lắng liệu bị suy thận mạn tính có nguy hiểm không, xin trả lời rằng: Suy thận mạn tính là tình trạng thận bị tổn thương và không thể lọc máu tốt như bình thường. Do đó, chất lỏng dư thừa và chất thải từ máu không được loại bỏ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tim mạch, đột quỵ.
Một số biến chứng khác của suy thận mạn tính bao gồm:
- Giữ nước dẫn đến phù chân tay, huyết áp cao hoặc phù phổi.
- Nồng độ kali trong máu tăng đột ngột, có thể đe dọa đến tính mạng.
- Thiếu máu.
- Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương.
- Giảm ham muốn, rối loạn cương dương hoặc giảm khả năng sinh sản.
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể gây khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật.
- Giảm phản ứng miễn dịch, khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Tổn thương thận không hồi phục (suy thận giai đoạn cuối), cuối cùng cần phải lọc máu hoặc ghép thận để sống sót.
Bệnh suy thận mạn tính có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau từ 1 (nhẹ nhất) - 5 (nặng nhất). Chị cũng không đề cập rõ là anh nhà bị suy thận độ mấy. Tuy nhiên, dù ở giai đoạn nào thì cũng không nên xem nhẹ.
Lời khuyên chăm sóc người bị suy thận
Để giúp ngăn ngừa suy thận tiến triển, trước hết người nhà không nên quá lo lắng mà hãy động viên, cùng người mắc vượt qua nỗi ám ảnh bệnh tật.
- Hỗ trợ tinh thần: Một trong những điều quan trọng nhất mà gia đình có thể làm là hỗ trợ về mặt tinh thần. Hãy luôn suy nghĩ tích cực và nói chuyện về những điều tốt đẹp, đừng bận tâm quá nhiều về bệnh tật.
- Hỗ trợ chế độ ăn uống: Chế độ ăn ít natri và kali được đánh giá là tối ưu vì sẽ giúp điều chỉnh huyết áp, nhịp tim, cân bằng chất lỏng, kiểm soát suy thận. Người nhà nên đọc kỹ nhãn thực phẩm trước khi chế biến. Nếu đang ở nhà hàng, hãy hỏi người phục vụ về thành phần của các món ăn cụ thể.
- Hỗ trợ việc tập luyện: Bệnh suy thận mạn tính thường gây giảm mức năng lượng, dẫn đến việc khó tìm được động lực để tập thể dục. Người nhà có thể hỗ trợ người bệnh bằng cách cùng lên kế hoạch đi dạo để mang lại những tác động tích cực đến sức khỏe.
- Hỗ trợ kiểm soát việc uống thuốc: Người nhà nên có trách nhiệm quản lý lượng thuốc và theo dõi tính nhất quán do tình trạng mệt mỏi đôi khi có thể khiến người bệnh quên uống thuốc hàng ngày.
Hy vọng chị Liên cũng như gia đình đừng quá lo lắng về việc “suy thận mạn tính có nguy hiểm không?”. Hãy đồng hành cùng người bệnh và đặc biệt, đừng quên nhắc họ sử dụng sản phẩm chứa thành phần dành dành đã được nghiên cứu chứng minh giúp hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả. Nếu còn băn khoăn gì, hãy bình luận để được giải đáp nhé!
Chúc chị và gia đình sức khỏe!
Chuyên gia Thận - Tiết niệu