Khi cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng sỏi niệu quản thì có nghĩa là chức năng thận đã bị suy giảm. Sỏi niệu quản hiện đang là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta, chiếm khoảng từ 28 đến 40% tổng số ca mắc sỏi đường tiết niệu. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về các dấu hiệu sỏi niệu quản, từ đó có những biện pháp phòng và điều trị phù hợp.

Sỏi niệu quản là gì? Sỏi niệu quản có nguy hiểm không?

Sỏi niệu quản là các tinh thể cứng kết tinh từ những loại khoáng chất khó tan trong nước tiểu. Sỏi có hình bầu dục, bề mặt xù xì, xếp thành chuỗi dọc theo ống niệu quản. 

Niệu quản là một ống dẫn cho phép nước tiểu chảy từ thận vào bàng quang với chiều dài khoảng 25cm, đường kính lòng niệu quản từ 2 đến 4mm và có 3 vị trí hẹp sinh lý. Thông thường sỏi niệu quản là do sỏi thận rơi xuống bàng quang nhưng bị mắc lại tại các vị trí hẹp của niệu quản. 

Những triệu chứng khó chịu do sỏi niệu quản gây ra ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ngoài ra, sỏi niệu quản có thể gây tắc nghẽn đường tiểu dẫn tới nhiễm trùng đài bể thận, thận ứ nước,... rất nguy hiểm.

Soi-nieu-quan-co-hinh-bau-duc-hinh-dang-xu-xi

Sỏi niệu quản có hình bầu dục, hình dạng xù xì

Tổng hợp một số triệu chứng sỏi niệu quản điển hình

Khi sỏi có kích thước nhỏ sẽ chưa gây ra nhiều bất tiện đối với người bệnh. Tuy nhiên, nếu bị kẹt trong niệu quản lâu ngày hoặc kích thước sỏi lớn hơn chúng có thể gây ra các triệu chứng. Một số triệu chứng sỏi niệu quản điển hình bao gồm:

Đau thắt vùng lưng

Sỏi niệu quản gây ra các cơn đau xuất phát từ vùng lưng và lan dần theo đường đi của sỏi trong ống niệu quản. Thông thường, cơn đau này xảy ra khi kích thước sỏi nhỏ.

Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu

Sỏi chặn đứng đường ra của nước tiểu nên người bệnh thường xuất hiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Tình trạng tiểu rắt tăng tần suất rõ rệt, lượng nước tiểu giảm đi, thậm chí người bệnh còn có cảm giác buồn tiểu ngay khi mới vừa đi xong. Khi sỏi cọ xát vào thành niệu quản có thể gây viêm nhiễm với biểu hiện đau buốt lúc đi tiểu và tiểu lẫn máu, ra sỏi.

Thường xuyên xuất hiện các cơn đau quặn thận, đau vùng bụng dưới

Các cơn đau quặn thận xuất hiện khi sỏi rơi từ thận xuống phần dưới của ống niệu quản. Mới đầu cơn đau có thể đột ngột, dữ dội. Lâu dần đau lan từ thắt lưng xuống vùng bẹn và sinh dục. Thời gian của cơn đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Các biến chứng do sỏi niệu quản gây ra

Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, sỏi niệu quản có thể gây ra các biến chứng như:

  • Thận ứ nước: Do sỏi tiết niệu làm tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu, khiến nước tiểu không được đào thải ra ngoài, bị ứ đọng tại thận gây giãn các đài bể thận, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng thận.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Khi sỏi di chuyển có thể làm tổn thương niêm mạc niệu quản, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm, nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Suy thận cấp: Nguyên nhân là do sỏi gây tắc 1 bên hoặc 2 bên niệu quản.
  • Suy thận mạn: Suy giảm chức năng thận theo thời gian do sỏi niệu quản là nguyên nhân dẫn tới suy thận mạn. Biến chứng này cũng thường xảy ra ở người bệnh bị vô niệu kéo dài do sỏi niệu quản gây ra.

Soi-nieu-quan-co-the-dan-den-bien-chung-suy-than

Sỏi niệu quản có thể dẫn đến biến chứng suy thận

Phòng và điều trị bệnh sỏi niệu quản

Người mắc sỏi niệu quản cần có những biện pháp phòng và điều trị phù hợp. Một số biện pháp phòng và điều trị sỏi hiệu quả như:

Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, đầy đủ dinh dưỡng

Để phòng ngừa và điều trị sỏi niệu quản, bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học như:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức, đi ngủ đúng giờ, giữ tinh thần thoải mái.
  • Uống đủ nước: Nên uống tăng lên từ 2 đến 2,5 lít nước lọc mỗi ngày.
  • Hạn chế thức ăn hoặc thực phẩm có chứa nhiều oxalat: Oxalat là nguyên nhân hàng đầu tạo sỏi calci. Một số thực phẩm bạn cần hạn chế như đậu bắp, rau bina, quả kiwi, quả nho,...
  • Kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể: Giảm muối để hạn chế lượng natri nạp vào hàng ngày, bởi hàm lượng natri cao làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. 

Biện pháp dùng thuốc cho người mắc sỏi niệu quản

Các bác sĩ có thể kê cho người bệnh một số loại thuốc sau trong điều trị nội khoa sỏi niệu quản:

  • Thuốc chống viêm, giảm đau: Loại thuốc này giúp làm giảm các cơn đau quặn thận và khó chịu do sỏi gây ra.
  • Thuốc có tác dụng làm giãn cơ trơn tiết niệu: Giúp giãn rộng đường kính niệu quản, nhờ vậy viên sỏi có thể di chuyển dễ dàng hơn ra ngoài theo đường tiểu.
  • Thuốc kiềm hóa nước tiểu: Điều chỉnh pH nước tiểu để phòng ngừa sỏi tái phát. Bởi sự hình thành của một số sỏi niệu quản phụ thuộc vào pH.
  • Thuốc lợi tiểu: Tăng lưu lượng nước tiểu để bào mòn sỏi tự nhiên, ngăn ngừa tình trạng khó tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Thuốc kháng sinh: Điều trị và dự phòng viêm hoặc nhiễm trùng được tiết niệu.

Cac-thuoc-dieu-tri-soi-nieu-quan-nhu-thuoc-giam-dau-khang-sinh

Các thuốc điều trị sỏi niệu quản như thuốc giảm đau, kháng sinh,...

Điều trị ngoại khoa tán sỏi niệu quản

  • Tán sỏi bằng sóng xung kích ESWL: Phương pháp này áp dụng với sỏi có kích thước dưới 20mm. Viên sỏi sẽ được tán thành vụn nhỏ nhờ sóng xung kích có tần số lớn. Cụ thể, bác sĩ sẽ luồn một ống nội soi từ niệu đạo qua bàng quang lên đến niệu quản. Tại đây, năng lượng laser sẽ phá hủy viên sỏi thành các vụn nhỏ. Những vụn nhỏ này được hút ra ngoài. Lưu ý rằng, phẫu thuật này không nên dùng cho người bệnh bị hẹp niệu quản.
  • Tán sỏi qua da: Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải đưa được đầu tán qua một lỗ mở nhỏ (đường hầm) trên da, đi vào thận sau đó xuống niệu quản để tán sỏi.  Cũng qua đường hầm này, bác sĩ sẽ đặt một ống thông thận hỗ trợ việc chụp và kiểm tra sau mổ. Ống thông này sẽ được rút ra sau khoảng thời gian từ 24 – 48 giờ.

>>XEM THÊM: Tán sỏi niệu quản bằng laser hiệu quả không? Giá bao nhiêu?

Bổ sung thêm các thảo dược tốt cho người bị sỏi niệu quản

Một số loại thảo dược mà người mắc sỏi niệu quản có thể sử dụng đó là:

  • Dành dành: Nghiên cứu năm 2017 của Xiaobo Li cùng các cộng sự đã chứng minh chiết xuất từ quả và thân cây dành dành có tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô - trung mô. Trong đông y, dành dành có tính hàn, giúp chữa các bệnh liên quan đến thận, sỏi thận, sỏi niệu quản,...
  • Mã đề, bạch phục linh có công dụng thanh nhiệt, bổ khí huyết, lợi tiểu được đánh giá hiệu quả trong việc chữa sỏi thận, sỏi niệu quản,....
  • Đan sâm: Có tác dụng tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị thiếu máu, chống viêm rất hiệu quả.
  • Hoàng kỳ, linh chi đỏ: Hỗ trợ điều trị các bệnh về thận do tiểu đường. Bên cạnh đó, hai thảo dược này còn giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. kháng khuẩn, chống viêm.
  • Trầm hương: Là một vị thuốc cổ truyền hỗ trợ chữa trị các chứng phù nề, thận hư, trương lực dạ dày và ruột cấp tính.

Danh-danh-duoc-chung-minh-co-hieu-qua-tot-doi-voi-nguoi-mac-cac-benh-ve-than

Dành dành được chứng minh có hiệu quả tốt đối với người mắc các bệnh về thận

Bài viết vừa rồi đã tổng hợp các triệu chứng sỏi niệu quản mà bạn nên biết để chủ động bảo vệ được sức khỏe của chính bản thân mình. Nếu vẫn còn thắc mắc cần được giải đáp, mọi người có thể để lại thông tin dưới bài viết này hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Tài liệu tham khảo: 

https://www.healthline.com/health/ureter-stone 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4276901/