Kích thước của sỏi niệu quản là một trong những yếu tố quan trọng nhất để chuyên gia có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Vậy kích thước sỏi niệu quản bao nhiêu thì phải mổ? Có những phương pháp mổ sỏi niệu quản nào? Bài viết sẽ thông tin tới bạn đọc các vấn đề xoay quanh mổ sỏi niệu quản. Đừng bỏ lỡ!

Sỏi niệu quản là gì?

Sỏi niệu quản là nguyên nhân hàng đầu gây nên các cơn đau quặn thận. Niệu quản là đường nối giữa thận và bàng quang. Trong đường niệu quản có 3 vị trí hẹp sinh lý, khi xuất hiện sỏi sẽ rất khó được đào thải ra ngoài đường niệu.

Có tới 28% số bệnh nhân sỏi tiết niệu là sỏi niệu quản. Nguyên nhân thường gặp nhất của sỏi niệu quản là do sỏi thận rơi xuống nhưng không thể di chuyển xuống bàng quang và bị kẹt lại, gây bít tắc đường lưu thông của nước tiểu. Từ đó, nước tiểu sẽ ứ đọng khiến các đơn vị nephron ở thận bị tổn thương, làm thận ứ nước, giãn to và mỏng dần. 

>>>XEM THÊM: Biến chứng sỏi thận nguy hiểm như thế nào?

soi-niẹu-quan-thuong-la-soi-than-roi-xuong-bang-quang.webp

Sỏi niệu quản thường là do sỏi thận rơi xuống bàng quang nhưng mắc tại vị trí hẹp của niệu quản

Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nặng nề đến đường tiết niệu cũng như trên thận. Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của sỏi niệu quản, người bệnh cần xác định phương pháp điều trị sỏi niệu quản phù hợp, kịp thời là rất cần thiết.

Kích thước sỏi niệu quản bao nhiêu thì phải mổ?

Sau các biện pháp điều trị nội khoa tích cực, mổ sỏi niệu quản được xem là can thiệp cuối cùng khi sỏi gây bít tắc đường dẫn tiểu do kích thước lớn hoặc gây biến chứng nghiêm trọng trên đường niệu. Vậy kích thước sỏi niệu quản bao nhiêu thì phải mổ? Người bệnh thường được chỉ định mổ sỏi niệu quản khi:

  • Sỏi niệu quản kích thước lớn từ 5mm trở lên và không thể đào thải ra ngoài theo đường tiểu, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
  • Sỏi niệu quản có kích thước dưới 5mm nhưng lại bị mắc ở đoạn hẹp của niệu quản, điều trị nội khoa tích cực sau 1 tuần nhưng không chuyển biến và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

soi-nieu-quan-mac-tai-cac-vi-tri-hep-cua-nieu-quan.webp

Sỏi niệu quản thường mắc tại 3 vị trí hẹp của niệu quản

  • Sỏi niệu quản kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm, cấp tính như nhiễm trùng.

Tùy mức độ bệnh lý, kích thước của sỏi cũng như tình trạng sức khỏe của người mắc, chuyên gia sẽ cân nhắc chỉ định thời điểm và phương pháp phẫu thuật lấy sỏi phù hợp để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng sau này.

Các phương pháp mổ sỏi niệu quản hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp mổ ít đau đớn, nhanh hồi phục cho người mắc sỏi niệu quản. Dưới đây là các phương pháp mổ sỏi niệu quản phổ biến.

Mổ nội soi sỏi niệu quản - Tán sỏi niệu quản ngược dòng

Với những viên sỏi có kích thước dưới 20mm nằm ở 1/3 niệu quản dưới hoặc ở vị trí ngang đốt sống L3, L4 thường sẽ được áp dụng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng. Với phương pháp này, chuyên gia sẽ dùng một ống nội soi nhỏ luồn vào từ niệu đạo, qua bàng quang và lên niệu quản. Sau đó, năng lượng laser, siêu âm, thủy điện lực,... từ ống sẽ phá vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ và được hút ra ngoài bằng thiết bị chuyên dụng.

Tan-soi-nguoc-dong-thuong-duoc-su-dung-trong-dieu-tri-soi-than-soi-nieu-quan.webp

Tán sỏi ngược dòng là phương pháp thường được sử dụng trong điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản

 

Kết quả tán sỏi niệu quản phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật của nơi thực hiện, thiết bị và tình trạng của bệnh nhân. Trước đây, phương pháp tán sỏi ngược dòng chỉ ưu tiên vị trí 1/3 dưới. Tuy nhiên, hiện tại đã phát triển nhiều thiết bị nội soi nên một số trường hợp sỏi ở vị trí gần thận vẫn có thể tiến hành tán sỏi ngược dòng.

Tán sỏi niệu quản qua da

Tán sỏi niệu quản qua da thường được chỉ định khi sỏi có kích thước lớn hơn 2cm, sỏi san hô phức tạp hoặc trường hợp đã thất bại với các phương pháp tán sỏi khác.

Phương pháp này sẽ được thực hiện như sau: Bệnh nhân được gây mê toàn thân, chuyên gia sẽ rạch một đường nhỏ 0,5cm ở lưng vừa đủ để đưa thiết bị nội soi đến tiếp cận với viên sỏi niệu quản để thực hiện tán sỏi bằng laser hoặc gắp trực tiếp chúng ra ngoài bằng thiết bị chuyên dụng. Qua đường ống dò, người bệnh sẽ được đặt một ống thông với thận để kiểm tra các biến chứng sau mổ. Sau 24 - 48 giờ, ống thông sẽ được rút ra nếu người bệnh được đánh giá là đã thực hiện thành công tán sỏi và không có biến chứng. 

Tán sỏi niệu quản bằng sóng xung kích

Phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích thường được áp dụng với sỏi có kích thước nhỏ dưới 30mm nằm ở đoạn 1/3 niệu quản trên. Các sóng âm tần số lớn sẽ được tập trung tại vị trí viên sỏi để tán sỏi thành những mảnh nhỏ hơn và đào thải được ra ngoài theo đường tiểu.

tan-soi-nieu-quan-bang-song-xung-kich.webp

Tán sỏi niệu quản bằng sóng xung kích thường áp dụng cho sỏi nằm ở 1/3 niệu quản trên

Mổ mở lấy sỏi niệu quản

Mổ mở là phương pháp điều trị sỏi niệu quản truyền thống nhưng hiện tại thường ít được sử dụng bởi đây là kỹ thuật xâm lấn gây nhiều đau đớn, thời gian phục hồi chậm và nguy cơ biến chứng sau mổ cao.

Mổ mở được chỉ định trong các trường hợp sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô hoặc sỏi bán san hô. Một số trường hợp người bệnh có biến chứng nhiễm trùng do sỏi, dị tật đường niệu như hẹp khúc nối bể thận - bàng quang, túi thừa bàng quang, túi thừa niệu quản,... cũng có thể áp dụng phương pháp này.

>>>XEM THÊM: Mổ hở sỏi thận bao lâu thì lành?

Giải đáp một số thắc mắc liên quan tới mổ sỏi niệu quản

Một số thắc mắc của người bệnh sau khi mổ sỏi niệu quản như: Mổ sỏi niệu quản có nguy hiểm không? Mổ sỏi niệu quản tốn bao nhiêu tiền? Mổ sỏi niệu quản bao nhiêu lâu thì lành? sẽ được giải đáp dưới đây.

Mổ sỏi niệu quản có nguy hiểm không?

Với sự phát triển của công nghệ thì thủ thuật mổ sỏi tiến hành khá đơn giản và an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp người bệnh gặp phải các biến chứng sau mổ như: Tổn thương đường niệu quản và các cơ quan lân cận như: Tá tràng, gan, chảy máu đường tiết niệu, lách, nách…; Rối loạn tiểu tiện, tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu ra máu nhiều, đau khi tiểu tiện; Nhiễm trùng chức năng đường tiết niệu nghiêm trọng như viêm niệu quản, viêm thận,…; Nhiễm trùng huyết - Biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng bệnh nhân.

roi-loan-tieu-tien-co-the-gap-sau-khi-mo-soi-nieu-quan.webp

Rối loạn tiểu tiện là triệu chứng thường thấy sau khi mổ sỏi niệu quản

Triệu chứng sau khi tán sỏi niệu quản

Hiện nay, các phương pháp tán sỏi hiện đại ít để lại di chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, sau khi tán sỏi người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau đây:

  • Đau vùng hạ sườn - hông, vùng bẹn, vùng bàng quang. Đau lan xuống dưới khi đi tiểu hoặc vận động mạnh.
  • Người bệnh sau tán sỏi có thể bị rối loạn tiểu tiện, tiểu nhiều lần, tiểu són do tác động của ống dò.
  • Sau mổ, người bệnh có thể bị tiểu ra máu kèm theo đau buốt. Triệu chứng này thường gặp đối với những trường hợp đặt stent niệu quản - JJ stent.

Mổ sỏi niệu quản bao lâu thì lành?

Mổ nội soi niệu quản không phải là thủ thuật phức tạp. Đa phần người bệnh sẽ được cho xuất viện trong vòng vài ngày và có thể tự chăm sóc vết thương tại nhà. Đối với phẫu thuật mổ mở hoặc một số trường hợp sỏi san hô phức tạp thì thời gian nằm viện sẽ lâu hơn để theo dõi biến chứng sau mổ. Sau khoảng 2 tuần, bệnh nhân có thể hoạt động nhẹ nhưng cần nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh trong vòng 1 tháng.

Khi bệnh nhân gặp bất kỳ biến chứng sau mổ nào như chảy máu vết mổ, nhiễm trùng, viêm quanh phúc mạc, tổn thương các cơ quan lân cận,... đều được chỉ định điều trị ngay. Nếu phát hiện còn sỏi sau các phẫu thuật trước đó, bệnh nhân thường sẽ được chỉ định mổ hở thay vì lặp lại nội soi. 

Mổ sỏi niệu quản kiêng ăn gì?

Sau khi mổ sỏi niệu quản, người bệnh cần tránh xa các thực phẩm dưới đây để nhanh phục hồi và tránh tái phát sỏi: 

  • Các thực phẩm kích thích như caffein, rượu, bia, thuốc lá.
  • Đối với mổ hở cần kiêng các thực phẩm làm chậm quá trình lành sẹo như rau muống, tôm, cá biển, cua, gạo nếp,...

tranh-xa-do-an-tom-cua-rau-muong-de-nhanh-lanh-seo-mo-soi-nieu-quan.webp

Tránh xa ngay các đồ ăn tôm, cua, rau muống,... để nhanh lành sẹo mổ sỏi niệu quản

  • Hạn chế các thực phẩm tăng nguy cơ sỏi tái phát như trà, ngũ cốc, socola, khoai tây, khoai lang, rau dền,....
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có ga.
  • Đạm động vật, các thực phẩm chứa nhiều muối. 

Chi phí mổ nội soi sỏi niệu quản

Chi phí tán sỏi niệu quản phụ thuộc vào kỹ thuật được lựa chọn, tình trạng bệnh nhân và nơi điều trị. Phẫu thuật tán sỏi hiện nay đều được bảo hiểm chi trả một phần tùy thuộc vào tuyến chữa bệnh mà bạn lựa chọn.

Trong đó, mổ mở là phương pháp tốn ít chi phí nhất với kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện. Phương pháp tán sỏi qua da và tán sỏi nội soi ngược dòng thì có chi phí cao hơn do yêu cầu kỹ thuật và máy móc hiện đại. Mặc dù phương pháp nội soi ngược dòng tán sỏi có chi phí cao hơn cả nhưng lại đem nhiều ưu điểm vượt trội và được nhiều bệnh nhân lựa chọn.

Phòng ngừa sỏi niệu quản và ngăn ngừa tái phát nhờ sản phẩm thảo dược

Để hạn chế nguy cơ phải mổ sỏi niệu quản, bạn cần chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị bệnh đúng cách. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện hợp lý sẽ tăng khả năng đào thải sỏi niệu quản hiệu quả và phòng ngừa tái phát. Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là dành dành để tăng khả năng đào thải sỏi và giảm các biến chứng do sỏi niệu quản gây nên. 

Theo đông y, cây dành dành có tính hàn, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới thận, sỏi thận, suy giảm chức năng thận hiệu quả. 

danh-danh-ho-tro-kiem-soat-benh-suy-than-soi-than-soi-tiet-nieu.webp

Dành dành hỗ trợ kiểm soát bệnh suy thận, sỏi thận, sỏi tiết niệu

Nhằm tăng hiệu quản phòng ngừa và tăng đào thải sỏi niệu quản, thảo dược dành dành còn được kết hợp với các thảo dược lợi tiểu khác như mã đề, râu mèo, bạch phục linh, đan sâm,... giúp:

  • Tăng lưu lượng nước tiểu, lợi tiểu, bào mòn sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”, sau đó đưa sỏi ra ngoài theo đường nước tiểu.
  • Tăng thanh thải cho thận, giảm lắng đọng các canxi, oxalat, phosphat, acid uric,... hình thành sỏi và giảm nguy cơ tái phát sỏi.
  • Tăng cường chức năng thận, giảm các biến chứng của sỏi niệu quản lên thận.

Bài viết trên đã cung cấp tới bạn đọc thông tin kích thước sỏi niệu quản bao nhiêu thì phải mổ và các phương pháp mổ, tán sỏi hiện nay. Để phòng ngừa, kiểm soát tốt và ngăn chặn các biến chứng của sỏi niệu quản, đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện vừa sức và sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính là dành dành hàng ngày, bạn nhé! 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới sỏi niệu quản, vui lòng để lại thông tin hoặc số điện thoại dưới phần bình luận để nhận được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí từ chuyên gia.

Tài liệu tham khảo

https://www.intbrazjurol.com.br/pdf/vol47n01/IBJU201906381.pdf