Sỏi niệu quản biến chứng là gì, bạn đã biết chưa? Nhiều người chủ quan cho rằng, những viên sỏi niệu quản chỉ nhỏ vài milimet sẽ chẳng vấn đề gì mà không hề biết chúng có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được những biến chứng nguy hiểm mà sỏi niệu quản gây ra, từ đó nhận thức được đúng đắn hơn về bệnh và có những biện pháp cải thiện ngay từ sớm.
Sỏi niệu quản là gì?
Sỏi niệu quản được hiểu là tình trạng những chất rắn hình thành và nằm trong lòng niệu quản, gây tắc nghẽn đường nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Từ đó, thận sẽ bị ứ đọng nước tiểu, dẫn đến suy giảm chức năng.
Những người bị sỏi niệu quản thường xuất hiện các triệu chứng: Tiểu ra máu; Buồn nôn, ói mửa; Đau từ hố thắt lưng rồi lan xuống dưới, dọc theo đường đi của niệu quản đến hố chậu, bộ phận sinh dục và mặt trong đùi. Nếu viên sỏi di chuyển đến đoạn cuối của niệu quản sẽ gây phù nề và viêm nhiễm ở lỗ niệu, bệnh nhân có dấu hiệu tiểu rắt. Khoảng hơn 80% sỏi ở niệu quản là sỏi canxi. Ngoài ra, còn có các loại khác như: Sỏi san hô, sỏi acid uric và sỏi cystin. Các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện sỏi bao gồm: Tiền sử gia đình có người bị sỏi niệu quản, uống ít nước, viêm đường tiết niệu tái phát thường xuyên, sử dụng thuốc điều trị kéo dài,...
Sỏi niệu quản biến chứng là gì?
Nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách, sỏi niệu quản có thể tiến triển xấu. Vậy sỏi niệu quản biến chứng gì?
Viêm đường tiết niệu
Khi sỏi niệu quản di chuyển sẽ cọ xát, làm chảy máu và gây viêm tại vị trí bị tổn thương rồi lan sang các cơ quan lân cận như bàng quang, niệu đạo.
Tắc nghẽn đường tiểu, thận ứ nước
Niệu quản là đường độc đạo dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, khi viên sỏi có kích thước lớn sẽ làm cản trở dòng chảy, khiến nước tiểu bị ứ đọng lại tại đoạn trên của niệu quản. Khi nước tiểu tích tụ, thận sẽ bị phình to, ứ nước. Nếu để lâu ngày, tình trạng ứ nước sẽ chèn ép các nhu mô thận, dần dần làm suy giảm chức năng thận.
Giãn đài bể thận, viêm thận, thận ứ mủ
Thận ứ nước lâu ngày khiến đài - bể thận giãn đến mức các cơ không còn khả năng co giãn, đàn hồi. Không những thế, vi khuẩn và các độc tố trong nước tiểu sẽ gây viêm ở nhu mô thận, đài bể thận, ảnh hưởng đến chức năng thận. Các chất thải tích tụ từ quá trình viêm có thể gây thận ứ mủ. Tình trạng này dễ dẫn đến tử vong nếu mức độ trên 80%.
Suy thận
Đây là một trong những biến chứng sỏi niệu quản cần phòng ngừa sớm. Những tổn thương tại thận (viêm thận, thận ứ nước, thận ứ mủ,...) do sỏi niệu quản có thể dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng thận cấp hoặc mạn tính. Suy thận tiến triển nhanh đến giai đoạn cuối sẽ bắt buộc phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để có thể duy trì sự sống.
Cần làm gì để cải thiện sỏi niệu quản, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm?
Sỏi niệu quản rất nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe, sinh hoạt. Vì vậy, người mắc cần có biện pháp cải thiện bệnh ngay từ sớm. Tùy vào kích thước, tính chất sỏi mà người bệnh sẽ được chỉ định điều trị khác nhau. Ngoài việc tuân thủ dùng thuốc, người bị sỏi niệu quản nên lưu ý những điều sau đây trong sinh hoạt hàng ngày để không khiến bệnh trầm trọng hơn và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm:
– Uống nhiều nước: Tối thiểu là 2,5 lít nước/ngày để thanh lọc cơ thể và tăng bào mòn, đào thải các cặn lắng trong đường tiết niệu.
– Bổ sung nhiều chất xơ từ các loại rau xanh, trái cây như cam, chanh, bưởi, quýt,… từ đó giúp tăng cường citrate tự nhiên, ngăn ngừa kết tinh sỏi.
– Cân bằng 2 nhóm thực phẩm chứa oxalat và canxi: Thực tế, canxi từ các thực phẩm không làm tăng nguy cơ sỏi canxi trong niệu quản, vì vậy mà người mắc không nên kiêng hoàn toàn. Tốt nhất nên kết hợp thực phẩm chứa canxi và oxalat trong cùng một bữa ăn để được hấp thu tại đường tiêu hóa trước khi được đào thải qua thận.
– Ăn nhạt hơn, không quá 2,3g muối/ngày.
– Cắt giảm protein động vật có trong các loại thịt đỏ, nội tạng động vật,… Lượng đạm động vật không quá 150g/ngày.
– Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
– Hạn chế các loại đường hóa học, chất béo bão hòa có trong thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào,…
– Tập luyện thể dục hàng ngày, hãy giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân bằng các hoạt động như chạy bộ, cầu lông, bóng bàn,…
– Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược: Các chuyên gia khuyên rằng, bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học thì người bị sỏi niệu quản nên tìm đến giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung những thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi chức năng thận cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng các vị thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ thận, phục hồi và cải thiện chức năng thận, không những vậy còn hỗ trợ bào mòn sỏi, làm giảm nguy cơ tái phát. Ngày nay, nhờ công nghệ bào chế hiện đại, các vị dược liệu quý đó đã được kết hợp, tạo nên sản phẩm thảo dược dành cho người mắc sỏi niệu quản.
Ngoài dành dành, sản phẩm hỗ trợ điều trị sỏi niệu quản còn có sự kết giữa các thảo dược lợi tiểu khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, bạch phục linh, linh chi đỏ,… đem đến tác dụng:
+ Giúp lợi tiểu, từ đó tăng lưu lượng nước tiểu để bào mòn sỏi theo cách tự nhiên.
+ Hỗ trợ đào thải cặn lắng, bào mòn sỏi thận, sỏi niệu quản.
+ Cải thiện chức năng thận.
+ Làm giảm nguy cơ tái phát sỏi.
+ Ngăn ngừa sỏi thận, sỏi niệu quản biến chứng sang suy thận.
Kinh nghiệm cải thiện chức năng thận, điều trị sỏi thận
>> Kinh nghiệm trị sỏi thận của bà Nguyễn Thị Kim Vân, sinh năm 1953, ở số 103 đường 11, phường Tân Kiểng, quận 7, TP. HCM
Bà Vân bị sỏi thận gần 30 năm, 6 năm suy thận, một đêm, bà phải dậy đi tiểu 5 - 6 lần. Qua một lần tình cờ xem tivi, bà thấy có quảng cáo giới thiệu sản phẩm có chứa dành dành, dùng cho người bị suy thận, sỏi thận, bà mua về dùng. Bà mừng rỡ sau khi dùng sản phẩm này, kết quả siêu âm lại cho thấy, một bên thận đã không còn sỏi, bên còn lại chỉ còn viên sỏi to nhất 3 - 4mm. Sức khỏe của bà cũng nhờ đó mà khá lên rất nhiều.
Thắc mắc: Sỏi niệu quản biến chứng là gì đã được giải đáp. Những biến chứng sỏi niệu quản sẽ không trở thành gánh nặng sức khỏe nếu bạn chủ động nâng cao nhận thức về bệnh, điều trị đúng cách và phòng ngừa ngay từ sớm. Để sỏi niệu quản được cải thiện hiệu quả, hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày, bạn nhé!