Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đem đến nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh sỏi tiết niệu không chỉ ít xâm lấn mà còn đạt hiệu quả cao. Trong đó, tán sỏi niệu quản bằng laser được xem là phương pháp ưu việt. Vậy phương pháp điều trị sỏi niệu quản này được thực hiện như thế nào, phù hợp cho những ai và chi phí thực hiện là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Tổng quan về tán sỏi niệu quản bằng laser

Phẫu thuật tán sỏi niệu quản bằng laser là phương pháp dùng tia laser để “bắn vỡ” viên sỏi thành những mảnh rất nhỏ. Từ đó, sỏi sẽ được lấy ra ngoài một cách dễ dàng. Ngày nay, cách này được áp dụng rất phổ biến và dần thay thế hầu hết các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu khác.

Tan-soi-nieu-quan-nguoc-dong-bang-laser-duoc-ap-dung-rong-rai (1).webp

Tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser được áp dụng rộng rãi

>>>XEM THÊM: Sỏi niệu quản biến chứng là gì?

Những trường hợp được chỉ định thực hiện tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser

Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định nội soi tán sỏi bằng laser trong các trường hợp sau: 

  • Sỏi niệu quản có kích thước 0,6 - 2 cm.
  • Sỏi niệu quản có kích thước nhỏ hơn 0,5 cm nếu tình trạng không cải thiện sau 1 tuần điều trị nội khoa, sỏi không di chuyển đến vị trí thấp hơn, sỏi trên polyp, sỏi trên vị trí hẹp niệu quản.
  • Sỏi niệu quản nằm ở trên vị trí sa lồi niệu quản.
  • Với ống nội soi bán cứng, có thể nội soi tán ngược dòng những viên sỏi nằm ở 1/3 phần trên niệu quản đối với nữ giới dù vị trí gần sát bể thận, còn nam giới nên áp dụng đối với trường hợp sỏi ở vị trí thấp hơn.

Ưu - nhược điểm của phương pháp tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser

So với các phương pháp điều trị sỏi thận khác, tán sỏi nội soi bằng laser có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Tán được mọi loại sỏi, kể cả sỏi nằm ở vị trí phức tạp, kích thước lớn.
  • Thời gian thực hiện nhanh, trung bình kéo dài khoảng 30 phút.
  • Thời gian hồi phục nhanh, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường ngay trong ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật và xuất viện chỉ sau 1 ngày.
  • Không gây đau đớn.
  • Không để lại sẹo, ít gây tác dụng phụ.

Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có một số hạn chế, bao gồm:

  • Không áp dụng được đối với trường hợp bị hẹp niệu đạo ở nam giới, hẹp niệu quản đoạn dài dưới vị trí sỏi, người bệnh rối loạn đông máu.
  • Các trường hợp nhiễm trùng tiết niệu nặng, thận ứ nước độ III, IV hoặc suy thận cũng không thể áp dụng cách điều trị sỏi thận này.

>>>XEM THÊM: Kích thước sỏi niệu quản bao nhiêu thì phải mổ?

Quy trình thực hiện nội soi tán sỏi niệu quản bằng laser

Các thiết bị, dụng cụ được sử dụng trong phương pháp này gồm: Máy chụp X-quang, bộ nong niệu quản, dây dẫn, năng lượng phát tia laser để tán sỏi, dàn máy phẫu thuật nội soi, máy soi niệu quản.

Đầu tiên, người bệnh sẽ được gây tê tủy sống hoặc gây mê toàn thân và nằm ở tư thế phụ khoa. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi niệu quản vào từ lỗ niệu đạo, đi đến niệu quản và tiếp cận viên sỏi. Lúc này, dây laser sẽ được đưa vào để tán sỏi. Các mảnh sỏi vụn sẽ được hút ra ngoài bằng ống nội soi hoặc tự thoát ra khi người bệnh đi vệ sinh. 

Tan-soi-nieu-quan-nguoc-dong-bang-laser-duoc-ap-dung-rong-rai (2).webp

Những mảnh vỡ của viên sỏi được lấy ra ngoài sau khi kết thúc tán sỏi

Kết thúc tán sỏi, bác sĩ sẽ đặt vào hệ tiết niệu của người bệnh một ống thông mềm với 2 đầu ống cuộn tròn trong bàng quang và bể thận. Sau 2 tuần, ống mềm này sẽ được rút ra.

Chi phí tán sỏi niệu quản bằng laser có đắt không? Giá bao nhiêu?

Là phương pháp điều trị sỏi niệu quản tiên tiến, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh nên nội soi tán sỏi niệu quản bằng laser được các bác sĩ chỉ định cho hơn 90% trường hợp.

Chi phí tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser có thể khác nhau ở mỗi đối tượng do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Số lượng và kích thước viên sỏi, điều kiện trang thiết bị tại cơ sở y tế bạn lựa chọn,…

Trước khi tiến hành tán sỏi niệu quản, người bệnh cần được thăm khám và làm các xét nghiệm để xác định số lượng, kích thước cũng như vị trí viên sỏi trong niệu quản. Khoản chi phí cho khâu này nằm ở mức từ 1 - 3 triệu đồng.

Tiếp đó, chi phí của khâu tán sỏi sẽ dao động khoảng 11 - 13 triệu đồng tùy vào bảng giá của từng bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Ở một số nơi, mức phí này đã bao gồm luôn cả phí giường nằm và các dịch vụ chăm sóc sau khi tán sỏi.

Tan-soi-nieu-quan-nguoc-dong-bang-laser-duoc-ap-dung-rong-rai.webp

Chi phí tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser khác nhau ở các bệnh viện

Như vậy, chi phí cho toàn bộ quy trình tán sỏi niệu quản bằng laser có mức trung bình trong khoảng 12 - 16 triệu đồng. Mức phí này có thể thấp hơn ở các bệnh viện công.

Phòng ngừa tái phát sau khi tán sỏi niệu quản bằng laser 

Để người bệnh có thể hồi phục nhanh chóng và hạn chế sỏi tái phát thì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng sau tán sỏi đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt sau tán sỏi niệu quản

Người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Uống khoảng 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể, đào thải được những chất cặn bã, gây hại. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều nước vì sẽ tạo ra gánh nặng cho thận.
  • Sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa: Điều này sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn, đồng thời hạn chế tạo áp lực cho người bệnh khi đi vệ sinh.
  • Tránh nhịn tiểu: Việc nhịn tiểu kéo dài sẽ làm gia tăng áp lực ở bàng quang, dẫn đến hiện tượng trào ngược bàng quang niệu quản, viêm bể thận. Điều này gây cản trở quá trình hồi phục của bạn sau khi tán sỏi và có thể hình thành sỏi trở lại.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu oxalate như: Đậu bắp. rau bina, cải xoăn, khoai lang, đậu phộng, kiwi,… Hàm lượng oxalate cao chính là yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu. 
  • Chế độ ăn nhạt: Sau khi tán sỏi, người bệnh cần giảm lượng muối trong các bữa ăn.

Nhin-tieu-co-the-lam-tang-nguy-co-dan-toi-soi-nieu-quan.webp

Nhịn tiểu có thể làm tăng nguy cơ dẫn tới sỏi niệu quản

Thảo dược bồi bổ thận, phòng ngừa biến chứng và tái phát sau tán sỏi bằng laser

Bên cạnh những lưu ý nêu trên, để hạn chế biến chứng và phòng ngừa sỏi tái phát tốt hơn, người bệnh nên tham khảo sử dụng một số loại thảo dược đã được chứng minh có tác dụng bồi bổ, bảo vệ thận, cải thiện chức năng thận, ngăn ngừa nguy cơ suy thận như dành dành, đan sâm.

Một trong những công dụng nổi trội của dành dành là hạ huyết áp nhờ vào tác dụng lợi tiểu, làm bền thành mạch. Bạn nên nhớ rằng, tăng huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là biến chứng của suy thận. Do đó, loại thảo dược này được sử dụng khá phổ biến để ổn định huyết áp cho người có nguy cơ suy thận. Ngoài ra, theo nghiên cứu năm 2017 của tác giả Xiaobo Li, thành phần từ quả và thân cây dành dành có tác dụng giảm xơ hóa thận, bảo vệ tế bào thận và làm chậm tiến triển bệnh suy thận.

Đan sâm cũng là thảo dược có tác dụng hạ huyết áp rất tốt. Cơ chế hạ huyết áp của đan sâm là làm giãn mạch máu, giúp cho áp lực trong lòng mạch giảm xuống. Ngoài ra, đan sâm còn có một số công dụng khác có lợi cho thận như tăng cường đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Danh-danh-va-dan-sam-giup-bao-ve-than.webp

Dành dành và đan sâm giúp bảo vệ thận

Ngoài ra, còn có nhiều loại thảo dược khác đem lại lợi ích cho thận như hoàng kỳ, trầm hương, bạch phục linh, râu mèo, mã đề,… Để có thể phát huy được công dụng một cách hiệu quả, các thảo dược này đã được phối hợp với nhau, giúp nâng cao chất lượng sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. 

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, tỷ lệ người dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương,... lên tới 92,9%.

Bài viết trên đã cung cấp tới bạn đọc thông tin về phương pháp tán sỏi niệu quản bằng laser. Nếu muốn biết thêm thông tin về sỏi niệu quản hoặc các bệnh lý về thận, vui lòng để lại thông tin dưới phần bình luận để nhận được tư vấn từ chuyên gia.

Tài liệu tham khảo

  1. https://urology.ufl.edu/patient-care/stone-disease/procedures/ureteroscopy-and-laser-lithotripsy/
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5526097/