Xây dựng thực đơn cho người sỏi thận như thế nào để vừa cung cấp đủ dưỡng chất, lại ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của sỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nếu bạn cũng đang đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này thì đừng bỏ qua nội dung bài viết dưới đây nhé! XEM NGAY!
Vai trò của chế độ dinh dưỡng với người bệnh sỏi thận
Tất cả đồ ăn, thức uống khi đưa vào hệ tiêu hóa sẽ được biến đổi thành các acid béo, acid amin, vitamin và khoáng chất,… và chuyển hóa thành năng lượng để duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Một phần chất thải dư thừa trong máu sẽ được vận chuyển tới thận để thanh lọc và bài tiết ra ngoài theo đường tiểu.
Người bệnh sỏi thận cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có tác động rất lớn đến nồng độ các chất trong nước tiểu. Dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nước tiểu có thể bị cô đặc kèm theo sự gia tăng nồng độ các chất thải. Đây chính là điều kiện thuận lợi để hình thành nên sỏi thận. Bởi vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa hình thành sỏi mới, người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
>>> Xem thêm: Bệnh sỏi thận có chữa được không?
Hướng dẫn cách xây dựng thực đơn cho người sỏi thận
Khi xây dựng thực đơn cho người sỏi thận cần chú ý:
Những thực phẩm nên bổ sung
Trái cây họ cam
Các loại trái cây họ cam như: Cam, chanh, quýt, quất, bưởi,… đều chứa lượng lớn citrat hữu cơ giúp kiềm hóa nước tiểu, nhờ đó ngăn sỏi thận hình thành. Chính vì vậy, để để cải thiện và phòng ngừa sỏi thận, bạn hãy bổ sung trái cây họ cam trong bữa ăn hàng ngày.
Cam, chanh rất tốt cho người bệnh sỏi thận
Thực phẩm giàu canxi
Nhiều người từng lầm tưởng rằng, để cải thiện và phòng tránh sỏi thận thì cần phải tránh các thực phẩm chứa canxi. Thế nhưng, trên thực tế, nếu cơ thể thiếu hụt canxi sẽ khiến oxalat bị dư thừa và đào thải qua nước tiểu, đây là điều kiện thuận lợi để hình thành nên sỏi oxalat (chiếm tỷ lệ 80%).
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh sỏi thận nên bổ sung một lượng vừa đủ (khoảng 1000 – 1200mg) canxi tự nhiên mỗi ngày qua các thực phẩm như: Phô mai, sữa, sữa đậu nành, sữa chua, lòng đỏ trứng, quả hạch, rau xanh đậm,…
Thực phẩm giàu chất xơ
Rau xanh là nguồn bổ sung dồi dào chất xơ, vitamin và khoáng chất,… giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và làm giảm hấp thu các chất tạo sỏi. Do đó, người bệnh sỏi thận, nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh như: Ớt chuông, súp lơ, bắp cải, bí, bầu,… Lượng rau quả tươi nên ăn mỗi ngày là khoảng 400gr.
Người bệnh sỏi thận cần tăng cường chất xơ từ các loại rau củ
Nước
Nước giúp giảm nồng độ các khoáng chất có trong nước tiểu, đồng thời làm tăng lưu lượng nước tiểu để loại bỏ chất thải ra khỏi đường tiết niệu, nhờ vậy sẽ ngăn ngừa được quá trình kết tinh tạo sỏi. Lượng nước bạn cần uống là 2,5 – 3 lít/ngày để thúc đẩy tống sỏi ra ngoài.
Thực phẩm cần hạn chế
Muối ăn
Những người hay ăn mặn thường có tỷ lệ mắc sỏi thận cao gấp nhiều lần. Lý do là bởi nồng độ natri trong muối ăn sẽ làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu – yếu tố thuận lợi để hình thành sỏi thận.
Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên dùng khoảng 1,5 - 2,3gr muối mỗi ngày (tương đương 1/2 – 1 thìa cà phê bột canh; 1,5 thìa xì dầu; 1 thìa nước mắm). Lượng muối này bao gồm muối thêm vào các món ăn và muối có sẵn trong thực phẩm. Do đó, bạn cùng cần chú ý hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ đông lạnh, thịt hộp, dưa muối, kim chi, lạp sườn,…
Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối, không tốt cho người bị sỏi thận
Protein động vật
Ăn nhiều thực phẩm giàu protein từ động vật như: Thịt lợn, thịt bò, thịt gà, tôm, cá,… dễ làm tăng lượng acid uric trong nước tiểu và hình thành sỏi uric. Do vậy, người bệnh sỏi thận chỉ nên bổ sung nguồn thực phẩm giàu protein với lượng 0,8gr/1kg thể trọng. Ví dụ: Nếu bạn nặng 50kg thì chỉ nên ăn khoảng 40gr thịt hoặc cá mỗi ngày.
Bạn nên thay thế nguồn protein từ động vật bằng thực vật để ngăn ngừa sỏi thận, chẳng hạn như: Các loại đậu, nấm, ngũ cốc nguyên hạt,… Tổng lượng đạm trung bình cần bổ sung hàng ngày là 150gr.
Đường
Đường làm tăng nồng độ canxi, acid uric, oxalat trong nước tiểu và tạo điều kiện thuận lợi hình thành sỏi thận. Nếu có nguy cơ hoặc đang bị sỏi thận, bạn nên hạn chế thức ăn cũng như đồ uống nhiều đường. Lượng đường mỗi ngày chỉ nên giới hạn từ 1 – 2 thìa cà phê.
Nước ngọt rất không tốt với người bệnh sỏi thận
Tinh bột
Tinh bột khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa ngay thành đường. Do đó, bạn chỉ nên dùng khoảng 300gr tinh bột mỗi ngày, bao gồm: Cơm, ngũ cốc, bánh mì, khoai lang, khoai tây,…
Rượu
Các loại đồ uống như rượu, bia sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong nước tiểu. Do đó, để không phải đối mặt với những cơn đau quặn do sỏi thận gây ra, bạn nên hạn chế tối đa những đồ uống này.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn 6 cách giúp giảm đau sỏi thận
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện sỏi thận hiệu quả, an toàn
Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp, các chuyên gia luôn khuyên người bị sỏi thận nên tìm thêm giải pháp tích cực hơn để bổ thận, tăng cường chức năng thận, hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả hơn, đó là sử dụng sản phẩm thảo dược.
Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chứa thành phần thảo dược được quảng cáo với công dụng cải thiện bệnh thận. Trước thực tế đó, các chuyên gia đầu ngành khuyên người bệnh nên lựa chọn sản phẩm đã có mặt trên thị trường nhiều năm; Có thành phần đã được nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng; Được đánh giá cao tác dụng trong nhiều hội thảo khoa học; Được sản xuất và phân phối bởi công ty uy tín; Nhận nhiều giải thưởng do người tiêu dùng bình chọn và được kiểm chứng qua hàng triệu người sử dụng tốt,… mà thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cây dành dành là một trong số ít các sản phẩm giúp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này.
Theo đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, thường dùng để chữa các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch ở thận cũng như lưu thông máu. Thảo dược này cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả với bệnh thận. Trong đó, nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành chứa hoạt chất có tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô. Do vậy ức chế quá trình xơ hóa thận, chống lại sự mất chức năng của thận.
Để nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ điều trị sỏi thận, các nhà khoa học đã lấy vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Đan sâm, râu mèo, mã đề, bạch phục linh, linh chi đỏ,… đem đến tác dụng:
+ Giúp lợi tiểu, từ đó tăng lưu lượng nước tiểu để bào mòn sỏi theo cách tự nhiên.
+ Hỗ trợ đào thải cặn lắng, bào mòn sỏi thận.
+ Cải thiện chức năng thận.
+ Làm giảm nguy cơ tái phát sỏi.
+ Ngăn ngừa sỏi thận biến chứng sang suy thận.
>>> XEM THÊM: Mời bạn xem thêm kinh nghiệm cải thiện chức năng thận của nhiều người khác TẠI ĐÂY.
Xây dựng thực đơn cho người sỏi thận rất quan trọng. Chính vì vậy, cần phải nắm rõ và thực hiện những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản để bảo tồn chức năng của thận, đồng thời hạn chế nguy cơ hình thành sỏi mới. Ngoài tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý bạn nhé!