Bị sỏi thận có nên uống bia không là câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn. Bởi hiện nay, tỷ lệ mắc sỏi thận ngày càng tăng cao, trong khi đó, bia lại là đồ uống yêu thích của phần đông dân số. Vậy, việc uống bia có khiến tình trạng sỏi thận trầm trọng hơn không? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp chính xác nhất trong nội dung bài viết này!
Triệu chứng bệnh sỏi thận
Sỏi thận là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết tinh. Sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm. Lâu dần, tình trạng này sẽ khiến đường tiểu bị xơ hóa, gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản, dẫn đến suy thận. Sỏi thận có thể chỉ nhỏ như hạt cát nhưng một số trường hợp thậm chí to bằng quả bóng golf. Thường thì sỏi càng lớn sẽ càng có nhiều triệu chứng. Khi mới hình thành, sỏi thận không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Thời điểm sỏi phát triển hơn có thể gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Một số dấu hiệu sỏi thận thường gặp đó là:
- Đi tiểu nhiều lần: Người bệnh thường cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường dù lượng nước uống vào không đổi, kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó khi sỏi đã di chuyển từ bàng quang xuống niệu đạo.
- Đau lưng, đau thắt mạn sườn: Cơn đau có thể mạnh hoặc dữ dội tùy vào vị trí của sỏi. Nam giới bị sỏi thận còn có thể đau ở bìu và tinh hoàn.
- Màu sắc nước tiểu thay đổi: Khi các viên sỏi đã lớn sẽ gây tắc niệu đạo, làm nước tiểu xuất hiện màu hồng, đỏ, tối sẫm hoặc nặng hơn có thể là tiểu ra máu.
- Nước tiểu có mùi hôi: Khi bị sỏi thận, nước tiểu của người bệnh thường có mùi hôi khó chịu kèm màu sắc bất thường. Nguyên nhân là do trong nước tiểu có chứa nhiều chất độc và hóa chất.
- Đau khi ngồi lâu một vị trí: Khi ngồi trong thời gian dài sẽ tạo áp lực lên khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi. Lúc này, sỏi cọ xát lên các cơ quan nội tạng gây đau đớn.
- Ngoài ra, người bị sỏi thận còn có biểu hiện nôn và buồn nôn, sốt, sưng phồng vùng bụng dưới,...
Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thế. Tùy theo loại và giai đoạn sỏi thận sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
Khi bị sỏi thận có nên uống bia không?
Để điều trị tốt bệnh sỏi thận, bạn cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần giảm thiểu triệu chứng và phòng ngừa sỏi tái phát. Lời khuyên phổ biến nhất dành cho bệnh nhân để ngăn chặn nguy cơ hình thành sỏi là tiêu thụ nhiều chất lỏng. Vậy, người bị sỏi thận có nên uống bia không? Một số báo cáo đề cập rằng, tiêu thụ bia vừa phải sẽ giúp giảm 41% nguy cơ sỏi thận. Bia được xem là đồ uống giúp lợi tiểu và chống oxy hóa. Do đó, uống bia với lượng hợp lý thể giúp loại bỏ sỏi thận có kích thước nhỏ. Nó cũng làm giảm nguy cơ trải qua cơn đau khi bị sỏi thận.
Tuy nhiên, có những nghiên cứu phản đối lại nhận định này. Theo đó, tiêu thụ bia thường xuyên gây cảm giác háo nước, mất nước, tạo điều kiện cho sỏi phát triển. Lượng cồn tích tụ trong bia nếu vượt quá giới hạn có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn, người bệnh thậm chí phải lọc máu thay hoạt động của thận để duy trì sự sống. Không chỉ thận bị ảnh hưởng, uống nhiều bia, rượu còn ảnh hưởng đến gan, nghiêm trọng hơn có thể gây đột tử hoặc tai biến. Bia làm tăng nồng độ purin trong cơ thể, kéo theo lượng acid uric cũng tăng– nguyên nhân chính gây sỏi acid uric. Vì vậy, tốt nhất người bị sỏi thận không nên uống bia cũng như các đồ uống có cồn khác.
Người bị sỏi thận nên uống gì?
Bổ sung lượng chất lỏng cần thiết để giữ nước tiểu loãng sẽ giúp ngăn ngừa sỏi thận hình thành. Sau đây là một số đồ uống giúp loại bỏ sỏi thận:
- Nước lọc: Uống nhiều nước là cách tốt nhất để loại bỏ và ngăn ngừa sỏi thận. Hãy uống 2 - 3 lít nước lọc mỗi ngày sẽ giúp đẩy lùi sỏi thận, nhất là trong trường hợp có sỏi cystin.
- Nước chanh: Uống nước chanh hàng ngày rất được khuyến khích cho người bị sỏi thận vì nó có chứa chất chống oxy hóa vitamin C làm tăng nồng độ citrate trong nước tiểu, chống lại sỏi canxi.
- Nước ép nam việt quất: Nước ép nam việt quất giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, có lợi trong việc ngăn ngừa hình thành sỏi struvite. Tuy nhiên, nó có chứa oxalat làm tăng nguy cơ xuất hiện sỏi, do đó, cần tiêu thụ với lượng phù hợp.
- Nước cam: Vẫn chưa rõ liệu nước cam có thể ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận hay không. Một số báo cáo đề cập rằng, do hàm lượng fructose cao, nó góp phần hình thành sỏi thận. Ngược lại, các nghiên cứu khác chỉ ra: Vì nước cam có lượng kali citrate cao nên ngăn ngừa tác dụng của fructose. Tuy nhiên, sự hiện diện của chất chống oxy hóa có thể hữu ích trong việc chống lại sự hình thành sỏi. Do đó, bạn hãy bổ sung với lượng vừa phải.
Hỗ trợ điều trị sỏi thận, suy thận nhờ thảo dược
Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, người bị sỏi thận, suy thận nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung các thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi chức năng thận. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng những vị thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ thận, phục hồi và cải thiện chức năng thận.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe với các thành phần dược liệu thiên nhiên quý hiếm có tác dụng:
- Giúp cải thiện chức năng thận, bảo vệ, làm chậm tiến trình suy thận.
- Hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của suy thận như: Phù, đi tiểu thường xuyên, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu.
- Ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận, lupus, dùng các thuốc độc với thận.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Bị sỏi thận có nên uống bia không? Bên cạnh việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên, đừng quên lựa chọn sản phẩm thảo dược là “bạn đồng hành” giúp kiểm soát triệu chứng sỏi thận, suy thận, bạn nhé!