Sỏi niệu quản thường gây ra cơn đau quặn thận và các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ đầu sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc sỏi niệu quản. Cùng tìm hiểu cụ thể về căn bệnh này qua nội dung sau đây!
Sỏi niệu quản là gì?
Sỏi niệu quản là sự tích tụ của các tinh thể rắn ở trong lòng niệu quản, gây tắc nghẽn dòng nước tiểu và khiến thận bị ứ đọng nước. Sỏi niệu quản có thể xuất hiện ở bất kỳ đoạn nào của ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, trong đó có 3 vị trí điển hình nhất, bao gồm:
- Đoạn nối niệu quản với bàng quang.
- Đoạn nối thận với niệu quản.
- Đoạn niệu quản nằm ở phía trước động mạch chậu.
Nguyên nhân gây sỏi niệu quản
Bệnh sỏi niệu quản có thể xảy ra do thói quen sinh hoạt không khoa học, tổn thương niệu quản hoặc mắc một số bệnh lý. Dưới đây là những tác nhân chính làm hình thành nên sỏi niệu quản:
- Biến chứng của một số bệnh lý: Khi mắc phải các vấn đề về tuyến giáp, lao, gút, rối loạn chuyển hoá canxi,… có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi ở niệu quản.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Việc thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt bất hợp lý, chẳng hạn như nhịn tiểu, uống ít nước, lười vận động hoặc bổ sung dư thừa lượng vitamin C,... có thể góp phần dẫn đến bệnh sỏi niệu quản.
- Tổn thương hoặc dị dạng niệu quản: Khi niệu quản bị dị dạng bẩm sinh hoặc tổn thương do phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường nước tiểu và gây lắng đọng các tinh thể kết tụ nên sỏi.
- Các nguyên nhân khác: Sỏi niệu quản cũng có thể do một số yếu tố khách quan khác như chủng tộc, tiền sử gia đình, cơ địa cá nhân,…
Sỏi niệu quản thường do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, dị dạng đường niệu hoặc mắc một số bệnh lý chuyển hóa
Triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi niệu quản
Triệu chứng sỏi niệu quản khá đa dạng, diễn biến từ nhẹ cho đến nặng tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sỏi niệu quản, bao gồm:
- Đau âm ỉ: Cơn đau từ vùng thắt lưng lan xuống các bộ phận khác theo đường đi của sỏi niệu quản.
- Rối loạn tiểu tiện: Tiểu buốt, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu són hoặc tiểu ra máu.
- Cơn đau quặn thận: Nguyên nhân do sỏi rơi từ thận xuống niệu quản. Khi đó, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau dữ dội, đột ngột, đau từng cơn từ vùng thắt lưng sau đó lan nhanh xuống bẹn và bộ phận sinh dục. Thông thường, các biểu hiện của cơn đau quặn thận sẽ từ vài phút đến vài giờ.
- Thay đổi màu sắc nước tiểu: Nước tiểu có thể chuyển sang màu đỏ, hồng nhạt hoặc nâu sẫm. Tình trạng này xảy ra khi sỏi trong quá trình di chuyển đã cọ xát vào lớp niêm mạc niệu quản, dẫn đến hiện tượng chảy máu đường niệu.
- Triệu chứng nhiễm khuẩn: Nước tiểu đục có lẫn mủ, buồn nôn, nôn mửa, sốt cao hoặc ớn lạnh.
- Tiểu ra sỏi: Đây là triệu chứng khá hiếm gặp.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, bạn cần đến khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán cụ thể. Chẩn đoán sớm giúp người bệnh có hướng điều trị phù hợp.
Triệu chứng sỏi niệu quản khá đa dạng, thường gặp nhất là đau thắt lưng và đau quặn thận
Sỏi niệu quản gây ra những biến chứng nguy hiểm gì?
Bệnh sỏi niệu quản khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, chẳng hạn như viêm đường tiết niệu, giãn đài bể thận, suy thận,…
Viêm đường tiết niệu
Sỏi niệu quản có thể gây ứ đọng nước tiểu trong bể thận và niệu quản - là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, lớp niêm mạc niệu quản có thể bị tổn thương khi viên sỏi cọ xát trong lúc di chuyển, từ đó rất dễ dẫn đến biến chứng viêm đường tiết niệu. Khi bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như: Sốt cao, rét run, căng đau hố thắt lưng, nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết.
Giãn đài bể thận
Biến chứng thường gặp của sỏi niệu quản là giãn đài bể thận. Tình trạng tắc nghẽn lâu ngày có thể gây ra tình trạng ứ nước ở đài bể thận và làm mất khả năng đàn hồi của các cơ, cuối cùng dẫn tới giãn đài bể thận. Lúc này, các nhu mô thận sẽ dễ dàng bị viêm nhiễm do sự tấn công của độc tố và vi khuẩn trong nước tiểu. Theo thời gian, các vi khuẩn có thể gây viêm đài bể thận và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của thận.
Ngoài ra, quá trình viêm đài bể thận cũng khiến cho các chất thải tích tụ dần và làm ứ mủ ở thận. Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong nếu thận bị ứ mủ nặng (trên 80%).
Giãn đài bể thận là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh sỏi niệu quản
Suy thận
Nếu không điều trị sớm, sỏi niệu quản có thể gây ra suy thận. Tình trạng suy thận thường xảy ra khi thận bị tổn thương nặng nề bởi các vấn đề liên quan đến sỏi niệu quản như thận ứ nước, thận ứ mủ, viêm thận hoặc giãn đài bể thận. Biến chứng sỏi niệu quản gây suy thận thường được phân thành 2 dạng là cấp tính và mạn tính:
- Suy thận cấp tính: Xảy ra do sỏi niệu quản lớn làm tắc nghẽn hoàn toàn đường niệu quản gây vô niệu.
- Suy thận mạn tính: Xảy ra khi các tế bào thận bị tổn thương và mất chức năng hoạt động do viêm đường tiết niệu kéo dài.
Đối tượng dễ mắc sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, những người gặp các vấn đề dưới đây thường có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này, bao gồm:
- Người thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao, dễ bị đổ nhiều mồ hôi gây mất nước làm nước tiểu cô đặc hơn bình thường.
- Người hay nhịn tiểu, ngồi nhiều và ít uống nước, chẳng hạn như lái xe, nhân viên văn phòng,…
- Người sống tại khu vực có các núi đá vôi và phải uống nước chứa các tinh thể dễ gây hình thành sỏi.
- Người mắc một số rối loạn chuyển hoá như tuyến giáp, tuyến cận giáp hoặc bệnh gút.
- Người bị yếu liệt các cơ, hạn chế khả năng vận động hoặc mất vận động.
- Người có các dị dạng ở đường tiết niệu như niệu quản đôi hoặc hẹp niệu quản.
- Người có chế độ ăn uống giàu natri, khiến cho lượng canxi trong nước tiểu tăng lên và dẫn đến sỏi niệu quản.
Người có chế độ ăn uống giàu natri thường có nguy cơ cao mắc sỏi niệu quản
Các phương pháp chẩn đoán sỏi niệu quản
Trước khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sỏi niệu quản, bác sĩ sẽ khám lâm sàng dựa trên những triệu chứng hiện có của bệnh nhân. Sau khi đưa ra đánh giá sơ bộ, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán chính xác bệnh. Một số phương thức xét nghiệm thường được áp dụng trong chẩn đoán sỏi niệu quản, bao gồm:
- Siêu âm: Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm ổ bụng hoặc hệ tiết niệu của người bệnh nhằm theo dõi xem có sỏi trong niệu quản không.
- Chụp X-quang hệ tiết niệu: Thông qua hình ảnh chụp sẽ giúp bác sĩ xác định cụ thể được vị trí, số lượng, kích cỡ và hình thái của viên sỏi trong niệu quản.
- Xét nghiệm nước tiểu: Người bệnh sẽ được lấy mẫu nước tiểu nhằm giúp bác sĩ đánh giá xem có bất kỳ tình trạng nhiễm trùng nào không.
- Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ đánh giá được chức năng và tình trạng nhiễm khuẩn ở thận.
- Chụp CT hệ tiết niệu: Phương pháp chẩn đoán này chủ yếu được thực hiện đối với những người bệnh có sỏi không cản quang, sỏi nhỏ hoặc bị suy thận creatinin máu tăng cao.
Chẩn đoán chính xác sỏi niệu quản bằng phương pháp chụp CT hệ tiết niệu
Cách chữa sỏi niệu quản
Dựa trên vị trí, kích thước và mức độ phát triển của viên sỏi, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho người bệnh. Dưới đây là các phương pháp chữa sỏi niệu quản được áp dụng phổ biến nhất:
Điều trị nội khoa sỏi niệu quản
Điều trị nội khoa thường được chỉ định cho các trường hợp có sỏi niệu quản kích thước nhỏ, chưa gây biến chứng và di chuyển xuống thấp. Căn cứ vào tình trạng sức khoẻ và triệu chứng của người bệnh, bác sĩ có thể kê một số nhóm thuốc sau:
- Thuốc chống viêm và giảm đau: Nhằm giúp người bệnh giảm sự khó chịu khi sỏi cọ xát vào niêm mạc niệu quản, đồng thời xoa dịu cơn đau quặn thận.
- Thuốc kiềm hoá nước tiểu: pH nước tiểu thấp là cơ hội hình thành nên sỏi niệu quản. Do đó việc điều chỉnh pH nước tiểu có ý nghĩa quan trọng trong phòng ngừa sỏi tái phát.
- Thuốc giãn cơ trơn tiết niệu: Giúp viên sỏi di chuyển dễ dàng hơn, giảm bớt sự ma sát với lớp niêm mạc thông qua cơ chế làm giãn rộng đường kính niệu quản.
- Thuốc lợi tiểu: Giúp người bệnh tăng lưu lượng nước tiểu, cải thiện các triệu chứng tiểu rắt, tiểu són hoặc tiểu ít.
- Thuốc giúp giảm nồng độ các khoáng chất: Nhóm thuốc này được chỉ định nhằm làm giảm lượng acid uric trong máu khiến hình thành sỏi acid uric ở niệu quản.
- Thuốc kháng sinh: Điều trị cho tình trạng viêm đường tiết niệu ở bệnh nhân mắc sỏi niệu quản.
Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào ở trên, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng hoặc điều chỉnh liều có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm chí gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho chính người mắc.
Khi dùng thuốc chữa sỏi niệu quản cần tuân thủ đúng liều lượng nhằm tránh các tác dụng phụ
Điều trị ngoại khoa bằng phương pháp tán sỏi
Trong trường hợp sỏi niệu quản có kích thước lớn, không thể tự đào thải ra bên ngoài và gây ra những biến chứng nghiêm trọng, người bệnh sẽ được điều trị bằng phương pháp tán sỏi. Một số phương pháp điều trị ngoại khoa tán sỏi như:
- Tán sỏi ngoài cơ thể: Bác sĩ sẽ tác động từ bên ngoài cơ thể người bệnh đến vùng có sỏi trong niệu quản thông qua sóng xung kích hội tụ. Liệu trình điều trị dành cho phương pháp này thường kéo dài từ 1 – 2 tuần. Khi đó, các viên sỏi sẽ bị phá vụn thành từng mảnh và đào thải ra bên ngoài theo đường nước tiểu.
- Tán sỏi qua da: Thông qua một lỗ mở nhỏ trên da, bác sĩ sẽ luồn một đầu tán để đi vào thận, sau đó đưa xuống niệu quản và phá huỷ sỏi. Cũng qua lỗ mở này, bác sĩ sẽ đặt một ống thông thận nhằm hỗ trợ cho khâu kiểm tra sau khi tán sỏi. Ống thông này sẽ được rút ra khỏi cơ thể người bệnh sau 24 – 48 tiếng.
- Tán sỏi ngược dòng: Phương pháp tán sỏi này sẽ tập trung vào việc sử dụng laser hoặc năng lượng khí nén để phá vỡ các viên sỏi, đồng thời bơm rửa và lấy hết những mảnh vụn của sỏi ra bên ngoài. Đây là phương pháp điều trị sỏi niệu quản tối ưu nhất, tuy nhiên cần yêu cầu kỹ thuật cao từ đội ngũ chuyên gia.
Tán sỏi ngược dòng bằng laser là phương pháp điều trị sỏi niệu quản tối ưu
Thảo dược ngăn ngừa biến chứng sỏi niệu quản, tăng đào thải sỏi tự nhiên
Bên cạnh những biện pháp điều trị trên, người mắc sỏi niệu quản cũng có thể lựa chọn sản phẩm thảo dược tự nhiên – vừa hiệu quả lại an toàn. Nhằm giúp tăng đào thải sỏi, giảm thiểu các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của sỏi niệu quản, người bệnh nên sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa thành phần chính là dành dành.
Trong đông y, dành dành có tính hàn, vị đắng, chủ trị các vấn đề liên quan đến thận. Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, trong dành dành chứa crocin – một hoạt chất có khả năng cải thiện rất tốt các bệnh lý về thận và hỗ trợ điều trị sỏi niệu quản hiệu quả. Ngoài ra, dành dành cũng chứa nhiều chất chống oxy hoá, có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt, từ đó ngăn ngừa đáng kể các biến chứng của sỏi niệu quản.
Sử dụng sản phẩm được bào chế từ cây dành dành giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả sỏi niệu quản
Công dụng của dành dành sẽ được tăng cường mạnh mẽ khi kết hợp với các thảo dược quý khác như: Trầm hương, đan sâm, hoàng kỳ, râu mèo, mã đề, bạch phục linh và linh chi đỏ. Trong đông y, đây là những dược liệu có tác dụng bổ khí huyết, giúp tăng cường sức đề kháng, lợi tiểu, tăng đào thải acid uric và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng sỏi niệu quản.
Những người bị sỏi niệu quản cũng nên sử dụng sản phẩm có chứa Coenzyme Q10 và L-carnitine. Việc bổ sung hai chất này giúp cơ thể người bệnh tăng thanh thải khoáng và bào mòn sỏi niệu quản hiệu quả hơn. Ngoài ra, Coenzyme Q10 và L-carnitine cùng góp phần giúp giảm nguy cơ tái phát sỏi và các biến chứng nguy hiểm do sỏi niệu quản gây ra.
Phòng ngừa sỏi niệu quản như thế nào?
Việc thực hiện sớm các biện pháp phòng ngừa sỏi niệu quản sẽ giúp bạn ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những đối tượng có khả năng cao mắc sỏi niệu quản. Để ngăn ngừa sỏi hình thành trong niệu quản, bạn cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý và ăn uống đúng cách. Cụ thể:
- Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, giúp thận lọc chất thải tốt hơn, từ đó ngăn ngừa sự kết tụ của các tinh thể rắn ở niệu quản.
- Bổ sung thêm vitamin, chất xơ thiết yếu từ những thực phẩm như rau xanh và trái cây.
- Cân đối giữa 2 nhóm thực phẩm chứa oxalat và canxi trong chế độ ăn uống thường ngày. Tốt nhất, bạn nên tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa oxalat cùng một lúc nhằm giảm nguy cơ tạo sỏi.
- Không tiêu thụ vượt quá 2,3 gram muối mỗi ngày, đồng thời hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu natri.
- Giảm lượng tiêu thụ các thực phẩm chứa đạm động vật như nội tạng động vật và thịt đỏ.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn liền hoặc đóng hộp.
- Không lạm dụng bia rượu, cà phê và thuốc lá.
- Tránh ngồi quá lâu trong một tư thế nhất định, nên thường xuyên vận động thể chất và kiểm soát cân nặng.
Vận động thể chất thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa sỏi niệu quản hiệu quả
Có thể thấy, sỏi niệu quản là căn bệnh rất dễ gặp phải nếu bạn không thiết lập một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Do đó, việc phòng ngừa và điều trị sớm có thể giúp bạn ngăn ngừa những rủi ro sức khỏe sau này. Mọi thắc mắc về sỏi niệu quản và sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh, bạn vui lòng để lại thông liên hệ dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể.
Tài liệu tham khảo
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16514-ureteral-stones
https://www.healthline.com/health/ureter-stone
https://www.beaumont.org/conditions/kidney-ureteral-stones-signs